Ngành học

Hải dương học

  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC

MÃ XÉT TUYỂN: QHT17

KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC

Tổ hợp xét tuyển A00, A01, B00, D07

Chỉ tiêu tuyển sinh: 30

Liên hệ khoa

Website: http://hmo.hus.vnu.edu.vn/

Điện thoại: 024.38584943

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Hải dương học; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Hải dương học để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Hải dương học; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:

1.1.1. Kiến thức chung 

- Hiểu bối cảnh và tư tưởng đường lối của Nhà nước Việt Nam được truyền tải trong khối kiến thức chung vận dụng vào nghề nghiệp và cuộc sống;

- Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

1.1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

- Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên và kiến thức chung về khoa học trái đất làm cơ sở cho ngành Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

1.1.3. Kiến thức theo khối ngành

- Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, tin học làm cơ sở cho ngành Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

1.1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

- Hiểu và áp dụng các kiến thức, phương pháp toán trong cơ học chất lỏng và kiến thức GIS và viễn thám để giải quyết các vấn đề trong Hải dương học - khoa học và công nghệ biển .

1.1.5. Kiến thức ngành

- Hiểu và áp dụng các kiến thức bổ trợ có liên quan để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn, tham gia và thực hiện các nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển.

1.2 Về kĩ năng 

1.2.1. Kĩ năng chuyên môn

1.2.1.1. Kĩ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

- Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, điều hành công việc một cách có hiệu quả.

1.2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Hải dương học - khoa học và công nghệ biển. 

1.2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Có khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp và phân tích tài liệu, nghiên cứu để phát triển, bổ sung kiến thức trong lĩnh vực liên quan. 

1.2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Có khả năng phân tích vấn đề theo logic, so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.

1.2.1.5. Hiểu bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

- Có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển lĩnh vực hải dương học, am hiểu vai trò, tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề trong bối cảnh hiện tại, tương lai, ở trong nước và quốc tế.

1.2.1.6. Hiểu bối cảnh tổ chức

- Có khả năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc, chiến lược phát triển đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo.

1.2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ về khoa học kỹ thuật của nghề, khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp.

1.2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Có khả năng nghiên cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ các kỹ thuật khoa học tiên tiến.

2. Kĩ năng bổ trợ

2.1 Các kĩ năng cá nhân 

- Có kỹ năng học và tự học, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý, thích ứng với sự phức tạp của thực tế.

2.2 Làm việc theo nhóm 

- Có kỹ năng hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc giữa các nhóm khác nhau.

2.3 Quản lí và lãnh đạo 

- Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đồng nghiệp.

2.4 Kĩ năng giao tiếp 

- Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức. 

2.5  Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ 

- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.6  Các kĩ năng bổ trợ khác

- Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), có khả năng khai thác và ứng dụng các phần mềm tính toán trong hải dương học, có khả năng lập trình bằng ngôn ngữ FORTRAN và sử dụng các phần mềm đồ họa (Grads, Matlab, Surfer, MapInfo, GIS…); có thể sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Tự tin, linh hoạt, nhiệt tình, có chí tiến thủ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro... 

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 

- Say mê nghiên cứu khoa học, khám phá kiến thức, có trách nhiệm trong công việc, thích ứng với môi trường đa văn hóa. 

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội  

- Tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực và có tinh thần hướng về cộng đồng.

STT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số

học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

 

Khối kiến thức chung

(Không tính các học phần từ số 10 đến số 12)

28

 

 

 

 

  1.  

PHI1004

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism - Leninism 1

2

24

6

 

 

  1.  

PHI1005

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism - Leninism 2

3

36

9

 

PHI1004

  1.  

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology

2

20

10

 

PHI1005

  1.  

HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3

42

3

 

POL1001

  1.  

INT1003

Tin học cơ sở 1

Introduction to Informatics 1

2

10

20

 

 

  1.  

INT1005

Tin học cơ sở 3

Introduction to Informatics 3

2

12

18

 

INT1003

  1.  

FLF2101

Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1

4

16

40

4

 

  1.  

FLF2102

Tiếng Anh cơ sở 2

General English 2

5

20

50

5

FLF2101

  1.  

FLF2103

Tiếng Anh cơ sở 3

General English 3

5

20

50

5

FLF2102

  1.  

 

Giáo dục thể chất

Physical Education

4

 

 

 

 

  1.  

 

Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defence Education

8

 

 

 

 

  1.  

 

Kỹ năng bổ trợ

Soft Skills

3

 

 

 

 

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực

6

 

 

 

 

  1.  

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Fundamentals of Vietnam culture

3

42

3

 

 

  1.  

GEO1050

Khoa học Trái Đất và sự sống

Life and Earth Sciences

3

30

10

5

 

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

23

 

 

 

 

  1.  

MAT1090

Đại số tuyến tính

Linear algebra

3

30

15

 

 

  1.  

MAT1091

Giải tích 1

Calculus 1

3

30

15

 

 

  1.  

MAT1092

Giải tích 2

Calculus 2

3

30

15

 

MAT1091

  1.  

MAT1101

Xác suất thống kê

Probability and Statistics

3

27

18

 

MAT1091

  1.  

PHY1100

Cơ - Nhiệt

Mechanics - Thermodynamics

3

30

15

 

 

  1.  

PHY1103

Điện - Quang

Electromagnetism - Optics

3

30

15

 

PHY1100

  1.  

CHE1080

Hóa học đại cương

General chemistry

3

42

 

3

 

  1.  

CHE1069

Thực tập Hóa học đại cương

General Chemistry Labratory

2

 

30

 

CHE1080

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

9

 

 

 

 

  1.  

HMO2201

Phương pháp tính

Computational methods

3

36

6

3

MAT1092

  1.  

HMO2202

Cơ học chất lỏng

Fluid mechanics

3

33

9

3

MAT1092

PHY1100

  1.  

HMO2203

GIS và Viễn thám

GIS and Remote sensing

3

30

12

3

 

V

 

Khối kiến thức ngành

70

 

 

 

 

V.1

 

Các học phần bắt buộc

51

 

 

 

 

  1.  

HMO3600

Hải dương học đại cương

General oceanography

3

30

12

3

 

  1.  

HMO3601

Khảo sát hải văn

Marine hydrometry

3

27

15

3

HMO3600

  1.  

HMO3602

Vật lý biển

Marine Physics

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3603

Hóa học biển

Marine chemistry

3

27

15

3

HMO3600

  1.  

HMO3604

Sinh học và sinh thái biển

Marine biology and ecology

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3605

Địa chất và địa mạo biển

Marine geology and morphology

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3606

Dòng chảy biển

Ocean circulation

3

30

12

3

HMO3602

  1.  

HMO3607

Sóng biển và thủy triều

Ocean wave and tide

3

30

12

3

HMO3602

  1.  

HMO3608

Hải dương học khu vực và Biển Đông

Regional Oceanography and Vietnam East Sea

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3609

Dự báo thủy văn biển

Marine hydrodynamic forcast

3

30

12

3

HMO3606 HMO3607

  1.  

HMO3610

Phương pháp thống kê trong hải dương học

Statistic methods in oceanography

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3611

Phương pháp số trong hải dương học

Numerical methods in oceanography

3

24

18

3

HMO3602

  1.  

HMO3612

Tương tác sông biển

River-sea interaction

3

30

12

3

HMO3606 HMO3607

  1.  

HMO3613

Trầm tích biển

Marine sediments

3

30

12

3

HMO3605

  1.  

HMO3631

Thực tập khảo sát hải văn

Marine hydrometry

3

 

45

 

HMO3601

  1.  

HMO3632

Thực tập nghiệp vụ

Specialization practice

3

 

45

 

 

  1.  

HMO3633

Niên luận

Annual essay

3

30

12

3

 

V.2

 

Các học phần tự chọn

12/49

 

 

 

 

  1.  

HMO3614

Hoàn lưu biển ven

Marginal sea circulations

3

30

12

3

HMO3606

  1.  

HMO3615

Tính toán sóng và mực nước biển

Wave and water-level computations

3

24

18

3

HMO3607

  1.  

HMO3616

Các quá trình trầm tích ven bờ

Coastal sediment processes

3

30

12

3

HMO3606 HMO3607

  1.  

HMO3617

Tương tác biển-khí quyển

Atmosphere-ocean interaction

3

30

12

3

HMO3602

  1.  

HMO3618

Sóng dài trong đới ven bờ

Long waves in coastal zone

3

30

12

3

HMO3607

  1.  

HMO3619

Lớp biên và cơ chế vận chuyển trầm tích

Boundary layer and sediment transport mechanisms

3

30

12

3

HMO3613

  1.  

HMO3620

Phương pháp mô hình hóa trong hải dương học

Modeling method in oceanography

3

30

12

3

HMO3611

  1.  

HMO3623

Quản lý tài nguyên và môi trường biển

Marine environment and resource managements

3

30

10

5

HMO3600

  1.  

HMO3624

Kinh tế biển

Marine Economics

3

30

12

3

HMO3608

  1.  

HMO3625

Phân tích hóa học nước biển

Sea water analyse

3

24

18

3

HMO3603

  1.  

HMO3626

Hải dương học nghề cá

Fishery oceanography

3

30

12

3

HMO3608

  1.  

HMO3627

Các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển

Coastal and estuarine ecologies

3

30

12

3

HMO3604 HMO3608

  1.  

HMO3628

Lan truyền ô nhiễm trong biển

Transportation of marine pollutants

3

30

12

3

HMO3602

  1.  

HMO3629

Công nghệ môi trường biển

Techniques of marine environment

3

30

12

3

HMO3600

  1.  

HMO3204

Khí tượng đại cương

General Meteorology

3

30

12

3

PHY1100

  1.  

HMO3505

Thủy lực học

Hydraulics

4

42

15

3

HMO3602

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

 

  1.  

HMO4074

Khóa luận tốt nghiệp

Graduation thesis

7

 

 

 

 

 

 

Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp

7/11

 

 

 

 

  1.  

HMO4084

Nguyên lý hải dương học

Principles in oceanography

3

30

12

3

HMO3606 HMO3607

  1.  

HMO4085

Thủy động lực học biển

Marine hydrodynamics

4

42

15

3

HMO3602 HMO3608 HMO3612

  1.  

HMO4086

Khai thác bền vững tài nguyên biển

Sustainable use of marine resources

4

42

15

3

HMO3603

HMO3604

HMO3606

HMO3607

 

 

Tổng cộng

136

 

 

 

 

 

- Cơ hội thực tập: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ tham gia học các chương trình đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN hoặc các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước.

- Vị trí nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành Hải dương học có thể là viên chức, cán bộ nghiên cứu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm dự báo và các Đài, Trạm Khí tượng - Thủy văn - Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Sở, Ban, Ngành chức năng của các tỉnh trong cả nước, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng. Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng để tiếp tục được đào tạo các bậc sau đại học.

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể tham gia nghiên cứu khoa học  theo các chủ đề dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thuộc chuyên ngành Hải dương học ở các cấp.

Học phí năm học 2022 - 2023: 1.350.000 đồng/ tháng.

Sinh viên sẽ hoạt động phong trào trong các tổ chức như Chi đoàn, Liên chi đoàn và Hội sinh viên.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN