Ngành học

Khoa học và công nghệ thực phẩm

  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

Trước những yêu cầu của xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành thực phẩm. Với yêu cầu thực tế hiện nay của xã hội về thực phẩm không chỉ là ăn no, ăn ngon mà sẽ là an toàn, đủ dinh dưỡng, thực phẩm được kiểm soát không chỉ về chất lượng mà còn an toàn và vệ sinh.  Các yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực trong công nghệ thực phẩm, kiểm định thực phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn đề về dinh dưỡng ngày càng tăng. Ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm được xây dựng và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020. Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm.

Liên hệ:

Website: https://fes.hus.vnu.edu.vn/

Điện thoại: 024.38584995

- Kiến thức chuyên môn:

Kiến thức chung: Hiểu được bối cảnh và tư tưởng đường lối của Nhà nước Việt Nam được truyền tải trong khối kiến thức chung và vận dụng vào lĩnh vực ngành, nghề nghiệp và cuộc sống; Hiểu kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

Kiến thức theo lĩnh vực: Hiểu các kiến thức trong lĩnh vực khoa học sự sống, kiến thức cơ sở về văn hóa và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm và thực tiễn cuộc sống; Hiểu về cách mạng công nghệ 4.0 với nền tảng rộng và mức độ thích ứng cao; Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc

Kiến thức theo khối ngành: Áp dụng các kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm và thực tiễn cuộc sống.

Kiến thức theo nhóm ngành: Áp dụng kiến thức về hệ thống nông nghiệp, an ninh lương thực, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thực phẩm, các kiến thức cơ bản của nhóm ngành thực phẩm. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể

Kiến thức ngành: Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kĩ thuật thực phẩm để giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm; Phân tích và tư vấn sức khỏe, rủi ro, dinh dưỡng, quản lý chất lượng thực phẩm từ hệ thống nông nghiệp, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm; Đánh giá, nghiên cứu phát triển các sản phẩm thực phẩm, kiểm soát an toàn, vệ sinh thực phẩm. Áp dụng kiến thức lí thuyết, thực tế, thực tập và quản lý trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm để hội nhập nhanh với môi trường công tác trong tương lai hoặc có thể được đào tạo cao hơn ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Áp dụng kiến thức về quản lí, điều hành hoạt động chuyên môn

- Kỹ năng nghề nghiệp: Thực hành và điều chỉnh các các kĩ năng làm việc, có khả năng làm việc độc lập; Thực hành giải quyết các vấn đề phức tạp; Thực hành phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi..

- Trình độ ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng tiếng anh thành thạo với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3/6 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý, lãnh đạo, thuyết trình, giao tiếp…Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp.

- Kỹ năng tin học: Thành thạo kĩ năng đồ họa và ứng dụng tin học.

- Thực tập: Sinh viên có cơ hội trải nghiệm, thực tập thực tế tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, Tam Đảo, Các nông trại, trang trại về sản xuất thực phẩm an toàn, các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, thực tập thực tế tại các công ty tập đoàn lớn như VinECO, Tập đoàn Bia và nước giải khát như HABECO, các tập đoàn về chuỗi cung ứng các sản phẩm thực phẩm hay tham gia nghiên cứu về thực phẩm tại các viện nghiên cứu như Viện Công nghiệp thực phẩm, Viện vệ sinh an toàn thực phẩm….

- Các công việc phù hợp: Sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực nhận công tác tại các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, các cơ quan quản lí nhà nước, môi trường công nghiệp, công nghệ cao, các trường đại học, viện nghiên cứu các doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm.

- Định hướng chuyên sâu/phát triển lâu dài: Có thể học tập và nghiên cứu tiếp các bậc học cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ trong và ngoài nước, thành chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm. Được ưu tiên xét tuyển vào bậc sau đại học tại Trường ĐHKHTN và các Trường, Khoa thuộc ĐHQGHN. Có khả năng tự cập nhật, bổ sung kiến thức mới thông qua tự học.

- Tình hình việc làm của sinh viên (sv) tốt nghiệp: CTĐT mở mới

- Học phí: 1.450.000  đồng/tháng/sinh viên.

- Học bổng: Mỗi kì học Nhà trường đều trao học bổng cho các sv có thành tích học tập cao trong lớp, bên cạnh đó có rất nhiều học bổng từ các tổ chức bên ngoài như: Học bổng Dương Quảng Hàm, học bổng Toshiba, học bổng Mistubishi, học bổng Honda, học bổng Polychung, học bổng Lawrensting… và rất nhiều học bổng đi du học ở các nước ngoài. Tổng số tiền học bổng tài trợ của các tổ chức  bên ngoài cho sinh viên khoảng 3 tỷ đồng/1 năm nhằm khuyến khích tinh thần học tập cho sinh viên cũng như tạo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên.

- Chính sách hỗ trợ sinh viên: Nhà trường có chính sách hỗ trợ học phí cho các sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng cao và trợ cấp xã hội cho các sinh viên tàn tật từ 41% trở lên và có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, sinh viên là dân tộc ít người thường trú vùng cao 3 năm trở lên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên nghèo vượt khó vào mỗi kì học mới…

- Một số lợi thế của môi trường học: Môi trường học hòa đồng, thân thiện, cởi mở, cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề, trau dồi cho sinh viên khả năng giao tiếp ngoại ngữ bằng việc giao lưu trao đổi với các sinh viên nước ngoài… có cơ hội trao đổi học tập tại nước ngoài như: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức.

  • Công nghệ chế biến thực phẩm
  • Kiểm định chất lượng và an toàn thực phẩm;
  • Thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Độc học thực phẩm;

Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ như:CLB guitar, CLB areobic, CLB HUS Dance, CLB hiến máu tình nguyên, CLB tình nguyện và nhiều các CLB khác đáp ứng được những đam mê của các sinh viên.

Ngoài ra sinh viên có thể tham gia chương trình hội nghị khoa học sinh viên và phỏng vấn để tham quan, trao đổi học thuật các trường đại học và tổ chức trong và ngoài nước.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN