Thông báo tin tức
  • Hấp dẫn cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học
  • Toán học thực sự là "rường cột" của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
  • Điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào Trường ĐHKHTN từ 20/30 điểm đến 34.85/40 điểm
  • [Infographic] Sinh dược học - Ngành học góp phần đảm bảo nguồn nhân lực ngành công nghiệp dược phẩm
  • Trường ĐHKHTN tuyển sinh ngành sinh dược học từ năm 2023
  • Vì sao Trường ĐH Khoa học tự nhiên mở ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn?
  • 13 học sinh chuyên Khoa học Tự nhiên dự thi Olympic quốc tế
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 của ĐHQGHN đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp là 20 điểm
  • (Video) Tìm hiểu phương thức tuyển sinh và các ngành đào tạo của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2022
  • Cách để tăng cơ hội trúng tuyển trong mùa tuyển sinh 2022
  • Thí sinh đua nhau vào ngành học "hot", bỏ qua những ngành học tiềm năng
  • Một số thông tin cần biết liên quan đến phương thức xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN
  • Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt
  • Thông báo lịch thi Tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2021
  • Theo học các ngành khoa học cơ bản rất tiềm năng, nhưng xã hội ít thông tin quá
  • Thông báo gặp mặt sinh viên khóa QH.2021.T (K66) trúng tuyển vào các CTĐT đặc biệt năm 2021
  • Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN
  • Khí tượng và Khí hậu học - Ngành học mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn
  • Những lĩnh vực sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số
  • Tài nguyên và Môi trường nước – ngành học giải quyết thách thức liên quan đến phát triển bền vững
  • Sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của nhóm ngành Hóa học
  • Đâu mới là ngành hot trong thời gian tới cho Gen Z?
  • Sự khác biệt giữa ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính
  • Lựa chọn học ngành nào khi bạn thích Toán hoặc Tin?
  • Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
  • Điều chỉnh lần 2 lịch thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021
  • Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN
  • [Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
  • Thông báo Về việc tiếp nhận du học sinh chuyển tiếp vào các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
  • Chương trình Thạc sĩ Khoa học dữ liệu: đào tạo nhân lực cho thời chuyển đổi số
  • Đại học Quốc gia Hà Nội công bố chính thức phương án tuyển sinh 2020
  • Thông báo nhập học sau đại học đợt 2 năm 2019
  • KẾT QUẢ XÉT TUYỂN SINH VIÊN VÀO HỌC CÁC CTĐT ĐẶC BIỆT NĂM 2019
  • ĐIỂM CHUẨN, HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN VÀ THỦ TỤC NHẬP HỌC CHO THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐH CHÍNH QUY NĂM 2019
  • CÔNG BỐ DANH SÁCH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN THẲNG VÀ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN NHẬP HỌC
  • Thông báo v/v thi sát hạch trình độ tiếng Anh bậc 2 cho sinh viên khoá QH.2018 (K63)
  • Bảng xếp hạng Nature Index 2018: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

Công nghệ sinh học hiện trở thành một lĩnh vực quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, nông nghiệp và môi trường.

Hấp dẫn cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học

Sinh viên và giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên kiểm tra mẫu nuôi cấy mô thực vật. 

Từ ngành học này cũng như các ngành học liên quan đến khoa học sự sống đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Học tập cũng cần có “chiến thuật”

Theo Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, đến năm 2025, nước ta sẽ cần ít nhất 35.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Thế nhưng, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, do đó cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học chất lượng cao là rất lớn.

Nguyễn Linh Giang, sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Em chọn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học ngoài thỏa mãn điều kiện là được ứng dụng những kiến thức từ môn Sinh học mình đam mê, em còn xét đến các yếu tố như đầu ra, việc làm, nhu cầu của xã hội và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Với ngành học này, em được biết ngoài điều kiện được làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ sở y tế, em có thể làm tại doanh nghiệp hay phát triển các ý tưởng nghiên cứu của mình để khởi nghiệp, vì vậy cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai rất rộng mở”.

Chính vì xác định ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường, Linh Giang đã chuẩn bị cho mình một tâm thế học tập rất nghiêm túc.

Để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình học, Linh Giang ưu tiên hoàn thành sớm các môn đại cương từ năm thứ nhất đến hết kỳ I năm hai. Sau đó, nữ sinh sẽ căn cứ vào năng lực của mình tập trung nghiên cứu một lĩnh vực chuyên sâu.

“Từ năm thứ ba, em chủ động tìm đến các phòng thí nghiệm để nghiên cứu cũng như xin đi kiến tập, thực tập tại các cơ sở nhằm giúp bản thân có cơ hội nắm bắt được xu thế phát triển của ngành mình học”, Linh Giang cho biết.

Với những kinh nghiệm thực tế mà bản thân đã trải qua, PGS.TS Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra lời khuyên: “Trong quá trình học, sinh viên phải xác định nắm vững kiến thức chuyên môn cơ bản của khoa học tự nhiên và khoa học sự sống để làm cơ sở tiếp nhận những kiến thức, kỹ thuật chuyên sâu của lĩnh vực công nghệ sinh học.

Bên cạnh đó, các bạn nên tham gia vào dự án nghiên cứu và công việc liên quan đến ngành học mình theo đuổi, nhằm tích luỹ kinh nghiệm thực tế, phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, cách làm việc nhóm, xây dựng thương hiệu cá nhân. Có được nền móng đó rồi, các em sẽ thiết lập mạng lưới các mối quan hệ sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như đáp ứng được các yêu cầu vị trí việc làm mà mình đảm nhận”.

Không những vậy, theo PGS.TS Nguyễn Thành Nam, sinh viên cần xác định tinh thần liên tục học hỏi, học tập suốt đời để cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh, không ngừng của khoa học nói chung và khoa học về công nghệ sinh học nói riêng.

Hấp dẫn cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học

Ảnh minh họa ITN.

Chủ động nắm bắt thời cơ

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học sẽ có cơ hội làm việc trong nhiều môi trường hiện đại như nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại viện nghiên cứu, hoặc tại công ty công nghệ sinh học, dược phẩm, các cơ sở y tế liên quan đến công tác kiểm định chất lượng, phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ…

“Đồng thời, các bạn có thể khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học trong các lĩnh vực như ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học với dòng thực phẩm chức năng, dược phẩm, công nghệ tế bào gốc, công nghệ gen, chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, thủy sản…”, PGS.TS Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Dược Thiên Phúc cho biết: “Sinh viên để có cơ hội việc làm tốt, khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn cần xác định rõ con đường đi cho bản thân.

Để làm được điều đó, quá trình học cần tập trung nghiên cứu, cập nhật các công nghệ sinh học ứng dụng mới của thế giới như công nghệ gen, tế bào, vi sinh, hóa sinh, chế biến sau thu hoạch… chú trọng học đi đôi với hành, dành nhiều thời gian đến phòng thí nghiệm thực hiện những nghiên cứu nhỏ”.

Bà Hồng cũng lưu ý thêm, một trong những kỹ năng mà người học ngành này cần đặc biệt chú trọng, đó chính là thực hành để ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế trong lĩnh vực mình theo đuổi cũng như rèn luyện, đào sâu tư duy về nghề nghiệp.

Khi mới ra trường, các bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực hơn so với quá trình học đại học. Vì vậy, bạn cần kiên trì theo đuổi mục tiêu bản thân đưa ra cũng như tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ để theo kịp với tiến bộ của nước ngoài cũng như áp dụng vào thực tiễn sản xuất cho phù hợp với mô hình tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các bạn phải nắm bắt xu hướng của thị trường để đưa ra sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp. Bạn là người chăm chỉ, chịu khó, cầu thị, ham học hỏi thì ở bất kỳ môi trường nào bạn cũng có thể làm việc hiệu quả và phát triển được.

“Nguồn nhân lực đối với lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng từ khoa học sự sống (sinh học) nói chung và công nghệ sinh học nói riêng đang được quan tâm trên toàn thế giới. Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Công nghệ sinh học bắt đầu đào tạo từ năm 1996 và đây là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam đào tạo ngành học này”. - PGS.TS Nguyễn Thành Nam

Theo GD&TĐ.

Quyết định số 1543/QĐ – BGDĐT về quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên ngành Toán học, vừa được Bộ GD&ĐT ban hành sẽ thu hút và thúc đẩy phát triển nhân lực ngành Toán - lĩnh vực quan trọng thiết yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Toán học có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mặt của đời sống đặc biệt toán học giữ vị trí "rường cột" trong việc phát triển khoa học công nghệ yếu tố thiết yếu làm nên thành công của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng Toán học vào các lĩnh vực Khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa... đem lại những giá trị to lớn đã chứng minh, khẳng đinh vai trò, vị thế của Toán học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nhân lực ngành Toán còn rất thiếu cần có chính sách thiết thực, cụ thể để thu hút thí sinh có năng lực theo học ngành Toán. Nghị quyết 1543/QĐ – BGDĐT về quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học, thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030 (Chương trình Toán) là một giải pháp nhằm giải quyết bài toán về nhân lực cho lĩnh vực Toán học.

PGS.TS Lê Công Trình - Thành viên ban điều hành Chương trình Toán, Trưởng khoa Toán và Thống kê Trường Đại học Quy Nhơn cho hay: Ngày 22/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2200/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình Toán giai đoạn 2021-2030 là “Hỗ trợ đào tạo tài năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán”. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp này của Chương trình Toán giai đoạn mới, ngày 01/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1543/QĐ-BGDĐT về Quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030.

Mục đích của Quy chế này nhằm thu hút và nâng cao chất lượng sinh viên ngành Toán học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng Toán học.

Chương trình Toán đã thực hiện cấp học bổng cho các học sinh THPT chuyên Toán và sinh viên đại học ngành Toán học (bao gồm cả Sư phạm Toán), số suất cho học sinh chuyên Toán là 300 suất/năm và cho sinh viên giỏi ngành Toán học là 200 suất/ năm. Mức học bổng vào thời điểm năm học 2019-2020 là hơn 20 triệu đồng/1 năm học.

Trong giai đoạn 2021-2030, Chương trình Toán chỉ xét cấp học bổng đối với sinh viên theo học các chương trình đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học thuộc ngành Toán học nhằm tuyển chọn các sinh viên xuất sắc để đào tạo thành các giảng viên toán và nghiên cứu viên toán giỏi cho các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học. Số lượng học bổng cấp tối đa 150 suất học bổng/năm. Mức học bổng năm học 2023-2024 có thể lên tới trên 36 triệu đồng/1 năm học.

Toán học thực sự là rường cột

PGS.TS Lê Công Trình nhấn mạnh: Quy chế xét, cấp học bổng này sẽ khích lệ, hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính cho các em sinh viên giỏi ngành Toán học, tạo động lực cho các em sinh viên ngành Toán học nỗ lực trong học tập đạt kết quả xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành Toán học, thu hút thêm nhiều học sinh giỏi đăng ký theo học các ngành Toán học. Qua đó góp phần tăng quy mô đào tạo các ngành Toán học của các trường đại học trong cả nước. Nhận được học bổng hỗ trợ học tập, các em sinh viên ngành Toán học sẽ yên tâm tập trung học tập và nghiên cứu khoa học, nuôi dưỡng niềm đam mê Toán học cho các em, góp phần đào tạo nhân tài trong lĩnh vực Toán học của đất nước.

Việc cấp học bổng cho sinh viên giỏi ngành Toán học là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình Toán, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tăng quy mô đào tạo trình độ đại học ngành Toán học ở các cơ sở giáo dục trong cả nước. Trong gần 10 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chủ trương hoàn thiện và nâng cấp các trường chuyên, chính sách trọng dụng nhân tài. Nhiều trường chuyên, trường trọng điểm đã được các địa phương đầu tư, nâng cấp. Học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học…

Một số trường đại học triển khai mạnh mẽ các chương trình đào tạo cử nhân tài năng như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM; Chương trình kỹ sư tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội, ... Phần lớn các sinh viên giỏi từ các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng từ các cơ sở giáo dục nói trên đều được nhận được học bổng từ Chương trình Toán. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN là nơi đầu tiên xây dựng Hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng (CNKHTN). Đây là một mô hình đào tạo rất thành công và sau đó đã được nhân rộng ở một số trường đại học khác trong cả nước.

Các sinh viên tốt nghiệp hệ CNKHTN đã trở thành các nhà khoa học trụ cột ở Viện Toán học (Viện Hàn lâm KH&CN VN) và các trường đại học trên cả nước. Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, Hệ CNKHTN cũng là một chương trình đào tạo có uy tín lớn. Nhiều giảng viên trụ cột ở các trường đại học của Thành phố Hồ Chí Minh là các cựu sinh viên của Hệ CNKHTN. Nhiều người đã trở thành các nhà toán học nổi tiếng, hiện đang làm việc ở trong nước và nước ngoài.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy số lượng và chất lượng sinh viên các ngành Toán ở Việt Nam đang có chiều hướng giảm mạnh. Thực tế, đây cũng là tình trạng chung của khu vực và thế giới, khi khoa học cơ bản không còn hấp dẫn đối với số đông học sinh và phụ huynh. Với chính sách cấp học bổng của Chương trình Toán, học sinh, sinh viên giỏi ngành Toán đã nhận được các khoản hỗ trợ tài chính cần thiết, giúp các em yên tâm dành toàn bộ thời gian cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, có điều kiện tài chính để có thể trang bị các kỹ năng mềm cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh, để vừa có kết quả học tập và nghiên cứu tốt, vừa chuẩn bị được hành trang tốt cho việc xin việc, xin học tiếp trình độ cao hơn ở trong và ngoài nước sau khi tốt nghiệp. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Toán học tại các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, điều này còn góp phần thu hút thêm nhiều em học sinh giỏi Toán ở các trường chuyên, các trường THPT trong cả nước, đặc biệt là học sinh giỏi Toán ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn đăng ký theo học các ngành Toán, qua đó góp phần tăng quy mô sinh viên các ngành Toán học tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.

Toán học thực sự là rường cột

PGS.TS Lê Minh Hà - Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phân tích: Quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học áp dụng đối với sinh viên theo học các chương trình đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học thuộc ngành Toán học (mã ngành: 74601) theo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, bao gồm các ngành: Toán học, Khoa học tính toán, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng, Toán cơ, Toán tin.

Số lượng học bổng cấp cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030 tối đa 150 suất học bổng/năm. Học bổng được xét theo năm học và được chia thành hai đợt xét, cấp học bổng tương ứng với từng học kỳ. Mỗi học kỳ cấp học bổng không quá 05 (năm) tháng, mỗi năm cấp học bổng không quá 10 tháng. Mỗi sinh viên được xét, cấp số lượng học bổng tối đa không quá 08 học kỳ.

Trước ngày 31/10 hằng năm, hội đồng xét, cấp học bổng tổ chức họp và lựa chọn sinh viên đủ tiêu chí cấp học bổng học kỳ 1. Trước ngày 31/3 hằng năm, hội đồng xét, cấp học bổng tổ chức họp và lựa chọn sinh viên đủ tiêu chí cấp học bổng học kỳ 2.

Toán học thực sự là rường cột

Theo Thạc sỹ Võ Đức Cẩm Hải – Phó trưởng Khoa Toán – Tin, Trường ĐHKHTN-ĐHQG TP Hồ Chí Minh, thực tế thì việc thu hút sinh viên vào học các ngành khoa học cơ bản nói chung, toán học nói riêng từ sau thời kỳ đổi mới gặp nhiều khó khăn hơn trước. Một mặt, sự mở rộng của nền kinh tế tạo ra nhu cầu nhân lực cho nhiều ngành nghề mới. Người học vì thế có nhiều lựa chọn hơn trong lộ trình học tập. Mặt khác, bản thân nền kinh tế cũng chưa phát triển đủ mạnh. Chúng ta vẫn dựa chủ yếu vào nhân công lao động giá rẻ mà chưa chú trọng đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Vì thế nhu cầu nhân lực có trình độ cao chưa nhiều.

Các chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu nhìn chung vẫn ở mức thấp. Vì vậy một điều dễ hiểu là người học sẽ đắn đo nhiều hơn khi lựa chọn theo học ngành Toán cũng như nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản khác.

Chúng ta cần một chiến lược dài hạn để duy trì chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với nhiều công nghệ lõi dựa trên nền tảng toán học sâu sắc, việc duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực ngành toán lại càng trở nên cấp bách. Chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trong đó vai trò điều tiết và định hướng chiến lược của nhà nước rất quan trọng. Một trong những giải pháp hiệu quả để thu hút được sinh viên theo học ngành toán là tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho người học các ngành Toán và khoa học cơ bản để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường và nền kinh tế tri thức.

Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu phát triển, đồng thời có các chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đổi mới sáng tạo, tạo nên thị trường lao động phong phú hơn cho nhân lực chất lượng cao.

Toán học thực sự là rường cột

PGS.TS. Phó Đức Tài - Trưởng Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Từ năm 2012 đến 2020, Ban Điều hành Chương trình đều đặn tổ chức xét chọn và trao học bổng cho các học sinh, sinh viên, đã có 15 kỳ xét cấp học bổng với kinh phí hơn 51 tỷ đồng được cấp cho 2.223 lượt sinh viên ngành Toán và 3908 lượt học sinh THPT chuyên toán, mỗi suất học bổng trị giá từ 7,35 triệu đến 10,43 triệu đồng/1 học kỳ.

Việc cấp học bổng cho sinh viên đã góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng sinh viên, học viên sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) ngành Toán từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán. Qua 15 kỳ xét cấp học bổng, có gần 240 sinh viên của Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN được trao học bổng, hầu hết các em tiếp tục học sau đại học và nhiều em đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và là nguồn nhân lực trẻ quý giá cho ngành Toán. Trong giai đoạn 2021-2030, việc tiếp tục trao học bổng là rất cần thiết vì các ngành khoa học cơ bản vẫn rất cần thu hút nhân lực chất lượng cao.

Những năm gần đây, thị trường việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Toán ngày càng phong phú. Không như trước đây, sinh viên tốt nghiệp ra chỉ làm một số công việc truyền thống như giảng viên, giáo viên, nhà nghiên cứu, thì nay các công việc cần đến Toán ứng dụng đã xuất hiện. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực mũi nhọn trong KHCN như AI, khoa học dữ liệu, Fintech, mật mã và an toàn thông tin, … cần nhiều chuyên gia có nền tảng toán học tốt.

Toán học thực sự là rường cột

GS Vũ Hoàng Linh - Hiệu trưởng trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho biết: Việc Chính phủ và Bộ GD-ĐT phê duyệt và triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 thể hiện đường lối sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh phát triển nền khoa học – công nghệ của Việt Nam nói chung và ngành toán học nói riêng khi toán học có những ảnh hưởng quan trọng đến các lĩnh vực trọng điểm trong Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2011-2020 đã đạt được một số kết quả đáng kể và chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và nghiên cứu toán học, đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ các nhà toán học đạt trình độ quốc tế và triển khai các đề tài, dự án ứng dụng toán học trong công nghiệp; chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. Việc có một chương trình học bổng sẽ thu hút các sinh viên xuất sắc theo đuổi đam mê của mình.

Đại hội Hội Toán học Việt Nam lần thứ IX tháng 8 năm 2023 đã đưa ra Nghị quyết về những phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ 2023-2028, bám sát kế hoạch và các hoạt động của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh việc cấp học bổng khuyến khích sinh viên ngành Toán, chúng tôi cũng rất mong muốn Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục ủng hộ các hoạt động chuyên môn của Hội như kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc, hoạt động đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn toán ở các trường đại học…

Theo VOV2.

 

Chiều ngày 22/8/2023, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN đã chính thức công bố điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Cụ thể như sau: 

TT

Mã xét tuyển

Tên ngành

Tổ hợp

Điểm chuẩn

1

QHT01

Toán học

A00; A01; D07; D08

33.4

2

QHT02

Toán tin

A00; A01; D07; D08

34.25

3

QHT98

Khoa học máy tính và thông tin*

A00; A01; D07; D08

34.7

4

QHT93

Khoa học dữ liệu

A00; A01; D07; D08

34.85

5

QHT03

Vật lý học

A00; A01; B00; C01

24.2

6

QHT04

Khoa học vật liệu

A00; A01; B00; C01

22.75

7

QHT05

Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

A00; A01; B00; C01

21.3

8

QHT94

Kỹ thuật điện tử và tin học*

A00; A01; B00; C01

25.65

9

QHT06

Hoá học

A00; B00; D07

23.65

10

QHT07

Công nghệ kỹ thuật hoá học

A00; B00; D07

23.25

11

QHT43

Hoá dược

A00; B00; D07

24.6

12

QHT08

Sinh học

A00; A02; B00; B08

23

13

QHT81

Sinh dược học*

A00; A02; B00; B08

23

14

QHT09

Công nghệ sinh học

A00; A02; B00; B08

24.05

15

QHT10

Địa lý tự nhiên

A00; A01; B00; D10

20.3

16

QHT91

Khoa học thông tin địa không gian*

A00; A01; B00; D10

20.4

17

QHT12

Quản lý đất đai

A00; A01; B00; D10

20.9

18

QHT95

Quản lý phát triển đô thị và bất động sản*

A00; A01; B00; D10

22.45

19

QHT13

Khoa học môi trường

A00; A01; B00; D07

20

20

QHT82

Môi trường, Sức khỏe và An toàn*

A00; A01; B00; D07

20

21

QHT15

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A00; A01; B00; D07

20

22

QHT96

Khoa học và công nghệ thực phẩm*

A00; A01; B00; D07

24.35

23

QHT16

Khí tượng và khí hậu học

A00; A01; B00; D07

20

24

QHT17

Hải dương học

A00; A01; B00; D07

20

25

QHT92

Tài nguyên và môi trường nước*

A00; A01; B00; D07

20

26

QHT18

Địa chất học

A00; A01; B00; D07

20

27

QHT20

Quản lý tài nguyên và môi trường

A00; A01; B00; D07

21

28

QHT97

Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường*

A00; A01; B00; D07

20

Điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) là tổng điểm của 3 bài thi (theo tổ hợp tương ứng) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) và áp dụng cho tất cả các tổ hợp của ngành. Riêng với 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin(*), Khoa học dữ liệu: Điểm chuẩn tính theo thang điểm 40 là tổng Điểm môn Toán (nhân hệ số 2) cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã quy sang thang điểm 40).

Điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào Trường ĐHKHTN từ 20/30 điểm đến 34.85/40 điểm

Trường sẽ gửi Giấy báo thí sinh trúng tuyển qua địa chỉ email thí sinh đăng ký và bản chính thức (có dấu đỏ) sẽ phát cho thí sinh khi nhập học trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Sinh viên phải nộp đầy đủ hồ sơ (bản cứng) khi nhập học. Thí sinh kiểm tra hộp thư điện tử (email) gồm cả mục Spam để nhận thông báo từ Nhà trường.

Sinh viên sẽ học tập chính thức theo thời khóa biểu từ ngày 11/9/2022 (thứ Hai).

Nhà trường sẽ gửi kế hoạch học tập, thời khóa biểu, hướng dẫn một số vấn đề cần lưu ý qua email của sinh viên. Do vậy, sinh viên lưu ý cần kiểm tra email thường xuyên và theo dõi thông tin trên các trang truyền thông chính thức của nhà trường

Các vấn đề phát sinh thí sinh liên hệ để được hỗ trợ:

  • Điện thoại: Phòng Đào tạo: (024)38585279
  • Hotline: 0886074527.

Link tra cứu tại đây 

Xem hướng dẫn thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển tại đây.

Với nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao về nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng, khả năng nghiên cứu cơ bản và thực hiện các kỹ thuật phân tích của lĩnh vực Sinh dược học trong mối tương quan liên ngành của khoa học sự sống và dược học, hóa dược, sức khỏe, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN thí điểm đào tạo bậc cử nhân ngành Sinh dược học từ năm học 2023-2024.

[Infographic] Sinh dược học - Ngành học góp phần đảm bảo nguồn nhân lực ngành công nghiệp dược phẩm

 

Từ năm 2023, một ngành mới toanh sẽ được Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đào tạo ở trình độ ĐH, với dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu. Đó là ngành sinh dược học.

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành chương trình đào tạo trình độ ĐH ngành sinh dược học, và giao Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tổ chức đào tạo thí điểm ngành này. Theo đó, từ năm 2023, sinh dược học sẽ là ngành mới lần đầu tiên được tuyển sinh.

Trường ĐHKHTN tuyển sinh ngành sinh dược học từ năm 2023

Giảng viên bộ môn vi sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội hướng dẫn sinh viên sử dụng thiết bị

Vì đây là ngành đào tạo thí điểm, do ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng, nên chưa có mã số tuyển sinh chính thức trong danh mục mã ngành do Bộ GD-ĐT ban hành. Theo đề xuất của ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành sinh dược học có mã ngành là 7429001QTD.

ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, đề án mở ngành đào tạo sinh dược học xuất phát từ thực tế về nhu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu cơ bản và thực hiện các kỹ thuật phân tích của lĩnh vực sinh dược học, nhằm phát triển các nguồn dược liệu, dược phẩm mới và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng; có năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào thực tiễn nghề nghiệp. Việc mở mã ngành còn xuất phát từ năng lực đào tạo, chiến lược phát triển và tầm nhìn của Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đầu vào tuyển sinh của ngành này sẽ xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp: A00 (toán, lý, hóa), A02 (toán, lý, sinh), B00 (toán, hóa, sinh), B08 (toán, sinh, tiếng Anh). 

Ngoài ra, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ dùng các phương thức khác theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm đầu tiên tuyển sinh dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.

Cũng theo ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành sinh dược học là chương trình đào tạo liên ngành, đòi hỏi không chỉ sự kết hợp các kiến thức đơn ngành về sinh học và dược học đơn thuần, mà còn có 20 học phần tích hợp khác.

Sinh viên tốt nghiệp ngành sinh dược học sẽ đạt trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu khoa học sinh dược và các lĩnh vực có liên quan với vai trò như: chuyên viên phân tích sinh dược học, nghiên cứu viên lĩnh vực sinh dược học, nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm sinh dược học, nhân viên tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật sử dụng các thiết bị, hệ thống sản xuất thuộc lĩnh vực sinh dược học, tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển thuốc, tham gia tư vấn thiết kế, đào tạo, phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các công ty và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường ĐH.

Ngoài ra, người được đào tạo ngành này khi tốt nghiệp còn có khả năng tham gia giảng dạy sinh dược học, sinh học, công nghệ sinh học và các ngành liên quan ở các cơ sở giáo dục; làm việc ở các cơ quan quản lý các cấp và cơ sở sản xuất có liên quan đến sinh dược học.

Theo Thanh Niên.

Năm 2023, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên đào tạo ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn.

Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định số 1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 5/5 về việc ban hành và giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm trình độ đại học ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Chương trình Môi trường, Sức khỏe và An toàn có mã số đào tạo 7859003QTD, do khoa Môi trường trực tiếp phụ trách. Năm 2023, ngành tuyển sinh 50 chỉ tiêu, thời gian đào tạo là 4,5 năm và cấp bằng kỹ sư.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khải - Trưởng khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, việc mở ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường lao động Việt Nam về nhân lực có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động.

“Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều có nhu cầu nhân sự tại các vị trí về đảm bảo môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất; về bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo an toàn lao động.

Bởi nếu hạn chế được các thiệt hại do hoạt động sản xuất gây ra đối với người lao động, kiểm soát được ô nhiễm môi trường, và giảm thiểu được các rủi ro về an toàn lao động thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn về cho doanh nghiệp.

Trong quá trình khảo sát, điều tra và đánh giá nhu cầu của thị trường, chúng tôi nhận thấy các tập đoàn công nghiệp trong các lĩnh vực như: năng lượng, điện tử, hóa chất, xi măng, thép… đều dành sự quan tâm lớn đến nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động”, thầy Khải chia sẻ.

Vì sao Trường ĐH Khoa học tự nhiên mở ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn?

Sinh viên khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong phòng thí nghiệm hiện đại. 

Khung chương trình của ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và chuyên sâu để áp dụng trong các công việc liên quan đến: quản lý môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động; kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc, giám sát, kiểm soát và đánh giá các rủi ro (rủi ro về hóa chất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường,…), an toàn trong lao động; quản lý sức khỏe nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong các hoạt động sản xuất; an toàn vệ sinh công trường, nhà xưởng sản xuất; an toàn vệ sinh thực phẩm của người lao động;…

Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Khải cho biết thêm, ngành học này phù hợp với những bạn trẻ quan tâm đến các vấn đề môi trường, yêu thích các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và an toàn lao động. 

Khung chương trình của ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn được thiết kế nhằm phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cũng như sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp công nghiệp như: Dịch tễ học sức khỏe môi trường - nghề nghiệp; Hệ thống thông tin môi trường, an toàn và sức khỏe; Giáo dục, truyền thông về môi trường, an toàn và sức khỏe; An toàn phóng xạ; An toàn sinh học; An toàn điện, hóa chất; Sản xuất và quản lý doanh nghiệp bền vững…

Các kỹ sư ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… hoặc công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh môi trường.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm, doanh nghiệp tư vấn về lĩnh vực môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.

Đây là ngành học thứ 5 mà Đại học Quốc gia Hà Nội mở mới trong mùa tuyển sinh 2023. Trước đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo mở các ngành đào tạo: Cử nhân Thiết kế sáng tạo của Khoa Các khoa học liên ngành; Cử nhân Văn hóa truyền thông đa quốc gia của Trường Đại học Ngoại ngữ; Kỹ sư Công nghệ thực phẩm, sức khỏe và kỹ sư Kỹ thuật công nghệ cơ điện tử của Trường Đại học Việt Nhật.

Theo Tạp chí điện tử GDVN.

Trong danh sách đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic quốc tế, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên góp mặt 13 học sinh tại tất cả các đội tuyển.

13 học sinh chuyên Khoa học Tự nhiên dự thi Olympic quốc tế

Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên gặp mặt học sinh tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2023

Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT và các nhà trường về việc tập huấn các đội tuyển tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2023.

Trong tổng số 37 học sinh được triệu tập vào các đội tuyển Olympic năm nay, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp tục đóng góp nhiều thành viên nhất với 13 học sinh, có mặt tại tất cả các đội tuyển và chiếm hơn 1/3 thành viên của các đội tuyển.

Cụ thể, tại đội tuyển Toán có 1 học sinh là Phạm Việt Hưng. Việt Hưng là người từng giành huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2022.

Đội tuyển Vật lý có 2 học sinh là Võ Hoàng Hải và Vũ Ngô Hoàng Dương. Võ Hoàng Hải từng đạt huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2022 khi mới học lớp 10. Trước đó, Hải cũng đã giành huy chương Đồng Olympia Vật lý châu Á.

Vũ Ngô Hoàng Dương từng giành huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế quốc tế phân tán IdPhO 2020, huy chương Vàng Olympic Quốc tế Zhautykov 2022, huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á 2022 và huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế 2022,

Đội tuyển Hóa học có 1 học sinh là Nguyễn Mạnh Khôi. Khôi là người 2 năm liên tiếp giành giải Nhất môn Hóa học tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Đội tuyển Sinh học có 2 học sinh là Nguyễn Tiến Lộc và Trần Phạm Mạnh.

Đặc biệt, trong số 15 học sinh dự thi Olympic Tin học châu Á, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có 7 học sinh vượt qua vòng tuyển chọn với điểm số cao nhất là Nguyễn Ngọc Đăng Khoa, Nguyễn Quang Minh, Trần Xuân Bách, Hoàng Ngọc Bảo Khuê, Phạm Quốc Hùng, Phạm Công Minh, Nguyễn Tuấn Linh.

Trong số này, Trần Xuân Bách là người từng đạt huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế năm 2022 và huy chương Vàng Olympic Tin học châu Á năm 2022. Năm 2021, Xuân Bách cũng đã giành huy chương Đồng Olympic Tin học châu Á khi mới học lớp 10.

Tính đến thời điểm tháng 5/2023, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã sở hữu 275 huy chương Olympic quốc tế và khu vực các môn Toán học, Tin học, Hóa học, Vật lý và Sinh học. Trong đó có 221 huy chương Olympic quốc tế (69 huy chương Vàng, 81 huy chương Bạc, 71 huy chương Đồng) và 54 huy chương Olympic Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo GD&TĐ.

ĐHQGHN vừa ban hành thông báo số 2495/TB-ĐHQGHN về Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 của ĐHQGHN đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Công văn số 2598/BGDĐT-GDĐH ngày 20 tháng 6 năm 2022 về hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT là 20 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, chưa nhân hệ số).

ĐHQGHN đề nghị: Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên), các đơn vị đào tạo đại học thông báo điểm ngưỡng theo ngành/nhóm ngành đào tạo (tối thiểu bằng điểm ngưỡng do ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT quy định); Báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN điểm ngưỡng của đơn vị trước ngày 31 tháng 7 năm 2022, đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị, Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và nhập dữ liệu vào trang nghiệp vụ theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Chi tiết thông báo số 2495/TB-ĐHQGHN

Năm 2022, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xét tuyển đại học chính quy với các phương thức xét tuyển cơ bản tương tự như năm 2021

Trường tuyển sinh đại học chính quy 27 ngành với 3 chương trình đào tạo: Chương trình chuẩn, Chương trình chất lượng cao với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo, chương trình tiên tiến.  

Ngoài ra, Trường còn tuyển sinh các chương trình đặc biệt như: Chương trình cử nhân khoa học tài năng; Chương trình chuẩn quốc tế; Chương trình chất lượng cao với học phí ưu đãi như chương trình chuẩn ở các ngành thuộc khối Khoa học Trái đất.

Theo thống kê, năm nay có khoảng 15 phương thức tuyển sinh và tất cả các trường đều sử dụng từ 2 phương thức xét tuyển trở lên. Vậy thí sinh nên lựa chọn phương thức nào để "chắc suất" vào đại học?

Cách để tăng cơ hội trúng tuyển trong mùa tuyển sinh 2022

Hầu hết các trường đại học hiện nay đều đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Ảnh: Hải Nguyễn

"Mạnh về phương thức nào thì chủ động lựa chọn phương thức đó"

Chia sẻ với Lao Động, GS.TS Lê Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - cho biết, hầu hết các trường đại học hiện nay đều đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Đó là một thuận lợi để thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngôi trường mà mình mơ ước.

Theo GS Sơn, việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh không ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của thí sinh. Về cơ bản, phương thức xét tuyển chủ đạo của các trường vẫn dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, các bạn thí sinh có năng lực ở khía cạnh nào hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển ở khía cạnh đó. 

"Ví dụ như thí sinh có sự đầu tư và đạt điểm cao ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì lựa chọn đó là tiền đề đăng ký nguyện vọng. Nếu thí sinh có các tiêu chí đáp ứng quy định xét tuyển thẳng của trường cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mạnh dạn đăng ký. Nếu có thành tích nổi trội, đạt các giải thưởng hoặc có năng lực chuyên biệt (có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ hoặc học vấn như SAT, A-Level) thì thí sinh có ưu thế khi đăng ký xét tuyển qua hồ sơ thành tích/ học lực.

Bên cạnh đó, việc tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực cũng tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh" - GS Sơn đưa ra lời khuyên.

GS.TS Lê Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, với cách thức xét tuyển như hiện nay, thí sinh nên đặt ngành, trường yêu thích ở nguyện vọng 1. Các nguyện vọng sau là ngành và trường vừa tầm với năng lực cá nhân để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

Lời khuyên dành cho thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực

GS.TS Lê Thanh Sơn cho biết, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tiến hành từ năm 2015 và quay trở lại vào năm 2021. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên năm 2021 chỉ có khoảng 1000 thí sinh tham dự, năm nay có đến 70.000 thí sinh tham dự.

Theo đó, bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội có sự khác biệt là đánh giá năng lực dựa trên 3 khối kiến thức: Thứ nhất là tư duy định lượng toán học; Thứ hai là tư duy định tính văn học và ngôn ngữ; Thứ ba là tư duy khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Theo đó, để có thể thi tốt kỳ thi này thí sinh cần học vững kiến thức phổ thông cơ bản được trang bị từ năm lớp 10 đến lớp 12. Bên cạnh đó, có thể làm thử các bài thi mẫu để hình dung về thời gian, số câu hỏi và các nội dung kiến thức liên quan. Với thí sinh học chuẩn theo kiến thức của chương trình phổ thông sẽ làm tốt bài thi.

Theo Lao Động.

 

Cứ mỗi kỳ tuyển sinh đến, hàng nghìn từ khóa "hot" về ngành nghề được các học sinh tìm kiếm. Tuy nhiên, một số ngành học có vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước, rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao như địa chất, môi trường, khoa học sự sống,... lại không nhận được sự quan tâm của các thí sinh. 

Theo GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, nếu chọn ngành chỉ theo xu hướng ngành hot mà không tính đến các yếu tố khác như năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội thì sẽ mang tới nhiều rủi ro về cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Những ngày này, nhiều học sinh phổ thông quan tâm tới Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thường xuyên gửi câu hỏi về trường đề nghị giải đáp các thắc mắc liên quan đến tuyển sinh đại học năm 2022. Nhằm giúp các em hiểu rõ về phương thức xét tuyển đại học của Nhà trường cũng như các thông tin liên quan, bộ phận truyền thông của trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN. 

Một số thông tin cần biết liên quan đến phương thức xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN.

-Thưa thầy, năm 2022, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN có những phương thức xét tuyển đại học như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Năm 2022, Trường ĐHKHTN xét tuyển đại học chính quy với các phương thức xét tuyển cơ bản tương tự như năm 2021, cụ thể như sau:

(1) Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng;

(2) Xét tuyển thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo (CTĐT);

(3) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;

(4) Xét tuyển theo phương thức khác (chứng chỉ SAT, A-LEVEL, ACT, IELTS,...).

- Nhiều học sinh và phụ huynh đang chờ đợi đề án tuyển sinh chính thức của Trường. Dự kiến khi nào Trường công bố đề án chính thức?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN dự kiến sẽ được công bố trong tháng 03/2022. Thí sinh có thể theo dõi các thông tin tuyển sinh của Nhà trường tại website http://hus.vnu.edu.vn/ hoặc http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/

Một số thông tin cần biết liên quan đến phương thức xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN (ngoài cùng, bên phải) đang tư vấn cho các em học sinh về các ngành đào tạo của Trường ĐHKHTN.

- Thầy có thể cho biết tỉ lệ xét tuyển đối với từng phương thức tuyển sinh của Nhà trường? Đâu là phương thức xét tuyển chính?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 cho các CTĐT của Trường ĐHKHTN là 1.650. Hiện nay Trường ĐHKHTN dự kiến tỉ lệ chỉ tiêu đối với từng phương thức tuyển sinh 2022 như sau:

+ Dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, dự bị dân tộc, sinh viên quốc tế và các phương thức xét tuyển khác như SAT, A-level, IELTS, ACT,…

+ Khoảng 15%-20% tổng chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN.

+ Khoảng 70%-80% chỉ tiêu còn lại dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với các tổ hợp bài thi phù hợp.

 Tỷ lệ này sẽ có thể thay đổi nhỏ tùy theo từng chương trình đào tạo và phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký theo các phương thức xét tuyển khác nhau.

- Thưa thầy, nhiều thí sinh quan tâm Trường có xét tuyển học bạ không?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Trường ĐHKHTN không xét tuyển riêng bằng học bạ. Kết quả học tập trong học bạ THPT chỉ được sử dụng với một số trường hợp xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như: học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Địa lí; học sinh các Trường THPT thuộc ĐHQGHN. Các đối tượng này phải đạt điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) từ 8,0 trở lên. Điều này sẽ được quy định chi tiết và thông báo công khai tới thí sinh trong đề án tuyển sinh. Thí sinh có thể tham khảo đề án tuyển sinh năm 2021 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Nhà trường.

- Với phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì sao? Trường có những quy định thế nào về phương thức xét tuyển này?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Để đăng ký xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, thí sinh cần có kết quả từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương (có trong danh mục theo quy định của ĐHQGHN) còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (trong đó bắt buộc phải có môn Toán).

Một số thông tin cần biết liên quan đến phương thức xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN

Thầy trò khoa Vật lý trong giờ thực hành.

-Thưa thầy, với hình thức xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL, như năm ngoái, điểm thi ĐGNL bao nhiêu thì đủ điều kiện trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN? Trường có tổ chức thi ĐGNL trong miền Nam không?

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Về thi ĐGNL, mỗi ngành/CTĐT có điểm trúng tuyển khác nhau. Ví dụ như, năm 2021, điểm trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN qua kết quả thi ĐGNL như sau: (1). Toán tin, Máy tính và khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học (100,00 điểm); (2). Toán học, Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Hoá học (90,00 điểm); (3). Hoá học (tiên tiến), Công nghệ kỹ thuật hoá học, Hoá dược, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học và công nghệ thực phẩm (85,00); (4). Các ngành/CTĐT thuộc khối khoa học trái đất (80,00 điểm). Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19, số lượng thí sinh có thể dự thi và đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL năm 2021 khá ít nên thông tin điểm trúng tuyển nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo, không có nghĩa điểm trúng tuyển năm 2022 sẽ tương tự như vậy.

Theo kế hoạch, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN có dự kiến tổ chức thi HSA-ĐGNL vào tháng 06/2022 tại điểm thi ở Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin chi tiết về các đợt thi ĐGNL do Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức; các thí sinh có thể xem tại trang http://cet.vnu.edu.vn/home/

Một số thông tin cần biết liên quan đến phương thức xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN

Năm 2022, Trường ĐHKHTN dự kiến tuyển sinh 27 ngành với 1.650 chỉ tiêu cho hệ đại học chính quy.

- Những năm trước, có những trường hợp thí sinh “khóc dở mếu dở” vì đủ điểm trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng không đạt tiêu chí 4 điểm tiếng Anh đối với một số CTĐT chất lượng cao. Về các tiêu chí phụ trong xét tuyển, mong thầy nhấn mạnh một số lưu ý cho thí sinh.

PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Đúng là rất đáng tiếc khi chỉ vì tìm hiểu không kỹ mà thí sinh bị trượt ngành mình mong muốn, thậm chí trượt hết tất cả các ngành dù tổng điểm không hề tệ. Tôi mong muốn các em thí sinh trước khi đăng ký CTĐT nào, đặc biệt là các CTĐT chất lượng cao, hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành đó: tổ hợp xét tuyển, điều kiện phụ (nếu có), điểm chuẩn các năm trước, học phí,…

Trong kỳ tuyển sinh năm 2022, tôi xin lưu ý thí sinh một số điều sau:

- Đối với các thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2022 hay được tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế, đương nhiên còn phải được công nhận tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện trúng tuyển. Ngoài ra, đối với các CTĐT chất lượng cao theo đề án học phí tương ứng với chất lượng đào tạo (Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Máy tính và Khoa học thông tin) và CTĐT tiên tiến Hóa học, thí sinh phải đáp ứng thêm điều kiện về trình độ tiếng Anh, cụ thể:

- Đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022: có điểm thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt từ 4,0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận quy đổi theo Quy chế xét tuyển;

- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2022: thí sinh phải có điểm trung bình chung môn tiếng Anh mỗi học kỳ trong 6 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên hoặc một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận quy đổi theo Quy chế xét tuyển.

Ngoài ra, một số thông tin khác liên quan đến xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển,… sẽ được cung cấp chi tiết trong Đề án tuyển sinh 2022.

-Xin trân trọng cảm ơn thầy.

Về xét tuyển theo phương thức khác (SAT, A-LEVEL, ACT, IELTS,...). Thí sinh lưu ý:

+ Trường xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;

+ Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level);

+ Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;

+ Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương kết hợp với điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển tương ứng (bắt buộc có môn Toán).

Các em có thể tìm hiểu thông tin về từng ngành đào tạo của Trường ĐHKHTN ở website http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/.

 

Tham dự hội nghị bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến có Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải, đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng, các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo – Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh của ĐHQGHN cho biết, năm 2021, ĐHQGHN tuyển được 12.272 thí sinh vào học tại 134 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học (đạt 109% so với chỉ tiêu đề ra), trong đó có 07 CTĐT mới mở, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động thời kỳ chuyển đổi số. Quy mô tuyển sinh các CTĐT chất lượng cao theo đặc thù đơn vị, CTĐT chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT cao nhất từ trước đến nay, chiếm xấp xỉ 43% so với quy mô tuyển sinh năm 2021.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt

Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Đình Đức trình bày báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐHQGHN

Năm qua, ĐHQGHN vẫn áp dụng các phương thức tuyển sinh ổn định như những năm trước, trong đó có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt năm 2021 ĐHQGHN bắt đầu tái khởi động lại phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT do Trung tâm Khảo thí - ĐHQGHN tổ chức.

Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đánh giá, công tác tuyển sinh đại học năm vừa qua ở ĐHQGHN được triển khai theo hướng đa dạng hóa hình thức xét tuyển hướng tới các chuẩn mực quốc tế; Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của đơn vị đào tạo; Chuyên nghiệp hóa công tác tuyển sinh ở ĐHQGHN; Hoàn thành mục tiêu tuyển được các sinh viên chất lượng và tăng tỉ lệ sinh viên các chương trình đào tạo chất lượng cao/quy mô tuyển sinh.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đỗ Tuấn Minh phát biểu tại hội nghị

Các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN đặc biệt chú trọng sử dụng bài thi ngoại ngữ hoặc điều kiện điểm ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết giúp thí sinh theo học tốt các CTĐT đáp ứng chuẩn đầu ra tương ứng quốc tế. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo tuyển sinh, điểm trúng tuyển thấp nhất đối với các ngành/CTĐT chuẩn là 18 điểm và điểm trúng tuyển cao nhất là 30 điểm. Nhiều thí sinh trúng tuyển đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra ngay khi nhập học. Thống kê điểm trúng tuyển của các đơn vị đào tạo theo kết quả thi tốt nghiệp THPT cho thấy, kết quả tuyển sinh đầu vào các ngành/CTĐT của ĐHQGHN hiện nay là khá tốt trong bối cảnh tuyển sinh chung của cả nước, mức điểm trúng tuyển tăng cao hơn năm 2020 phổ biến trong khoảng 2 – 5 điểm tùy từng ngành.

Năm 2021, ĐHQGHN tiếp tục ứng dụng CNTT hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và triển khai phần mềm nhập học nộp hồ sơ trực tuyến. Điều này giúp thí sinh và gia đình tiết kiệm chi phí, hạn chế đi lại; đồng thời làm giảm đáng kể hồ sơ giấy tờ cho các đơn vị tuyển sinh, tránh tình trạng thất lạc hồ sơ, tiết kiệm thời gian, nhân lực và có số liệu chính xác để có thể ra phương án xét tuyển bổ sung – nếu cần.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục Phạm Văn Thuần

Về phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, về cơ bản các phương thức tuyển sinh sẽ được giữ ổn định như năm 2021, nhưng nguyên tắc đảm bảo chất lượng đầu vào tốt luôn là tiêu chí hàng đầu. Đồng thời nhằm thu hút được nhiều thí sinh giỏi, nâng cao chất lượng đầu vào tăng cường hội nhập quốc tế, ĐHQGHN sẽ mở rộng tỷ lệ xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL, mở rộng quy mô tổ chức các kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN - dành nhiều hơn chỉ tiêu cho phương thức này để xét tuyển đại học trong năm tới.

Năm 2022, ĐHQGHN dự kiến tổ chức 16 đợt thi ĐGNL cho học sinh bậc THPT, bắt đầu từ tháng 2 -8/2022 cho khoảng 70.000 lượt thí sinh. Các trường đại học khác trên cả nước có thể tham khảo, sử dụng kết quả thi ĐGNL này để xét tuyển vào đại học năm 2022.

Đổi mới tuyển sinh theo phương thức ĐGNL ở ĐHQGHN là giải pháp mang tính đột phá và cần thiết cũng như thể hiện được vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả thi ĐGNL đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó/dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại.

Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐHQGHN là 12.500 chỉ tiêu. Trong đó, ĐHQGHN dành khoảng 10-15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL, 30% chỉ tiêu cho ĐGNL đối với các ngành/CTĐT tài năng, chất lượng cao, những ngành “hot” có điểm tuyển sinh cao trên 26 điểm.

Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiếp tục xem xét mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng cho phù hợp: Học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic HSG do ĐHQGHN tổ chức; Học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh/thành phố; Thí sinh thuộc các trường THPT chuyên ngoài ĐHQGHN có kết quả học tập loại giỏi và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của ĐHQGHN.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm hạn chế trong công tác tuyển sinh đại học chính quy: xem xét khả năng công nhận trúng tuyển sớm có điều kiện theo kết quả bài thi ĐGNL; phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành/CTĐT phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; xây dựng kế hoạch học bổng hỗ trợ học tập nhằm thu hút, “giữ chân” các thí sinh tài năng; tăng cường quảng bá tuyển sinh,…

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải đánh giá, mặc dù phải ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tổ chức thành 2 đợt nhưng về cơ bản, công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 ở ĐHQGHN đã thành công tốt đẹp. Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải yêu cầu các đơn vị đào tạo khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ tuyển sinh năm 2021 để công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 đạt được kết quả cao nhất.

Phó Giám đốc ĐHQGHN yêu cầu, các đơn vị đào tạo thực hiên nghiêm túc đúng chỉ tiêu được giao; trong đó có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các CTĐT tài năng, chất lượng cao và các CTĐT của các đơn vị được ĐHQGHN giao nhiệm vụ đưa sinh viên lên học tập tại Hòa Lạc, đồng thời giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với các CTĐT còn lại.

Để có cơ sở xem xét quyết định tỷ lệ và quy mô của các phương thức tuyển sinh đầu vào cho các năm tiếp theo, Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải giao Ban Đào tạo là đầu mối đánh giá chất lượng học tập của các thí sinh trúng tuyển bằng các cách thức khác nhau ở ĐHQGHN.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đầu vào chất lượng tốt

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải kết luận hội nghị

Đồng tình với đề xuất của Ban Chính trị và Công tác học sinh – sinh viên về giải pháp thu hút sinh viên ưu tú, tài năng, Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải giao Ban CT&CT HSSV và các phòng/bộ phận CTSV của các đơn vị đào tạo xây dựng kế hoạch, chương trình học bổng phù hợp.

ĐHQGHN giao Trường ĐH Công nghệ thí điểm xây dựng chương trình giảng dạy về công nghệ thông tin trình độ đại học dành cho học sinh khối THPT, trước mắt triển khai thí điểm tại các trường THPT thuộc ĐHQGHN, đánh giá tính khả thi để mở rộng cho các ngành đào tạo khác.

Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải cũng yêu cầu các đơn vị đào tạo cần lưu ý gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Theo VNU.

Hội đồng tuyển sinh sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trân trọng thông báo lịch vào phòng thi trực tuyến của các thí sinh thi tuyển đào tạo Thạc sĩ đợt 2 năm 2021 như sau:

  • Lịch vào phòng thi của các thí sinh thi cả 2 môn Cơ bản và Cơ sở (tại đây)
  • Lịch vào phòng thi của các thí sinh chỉ thi môn Cơ sở (tại đây)

Hội đồng tuyển sinh đã gửi thông báo tài khoản dự thi tới email của thí sinh đã đăng ký. Nếu chưa nhận được thông tin tài khoản, thí sinh liên hệ Phòng Đào tạo Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.

Địa chỉ: Phòng 404-406 T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT: 024.35578435

Email: saudaihoc@hus.edu.vn  

Nhà nước cần đưa ra các biện pháp thiết thực hơn về mức đãi ngộ như đối với sinh viên các trường sư phạm…hoặc có chương trình học bổng, miễn, giảm học phí.

Việc các thí sinh theo xu hướng lựa chọn những ngành học “hot” khiến điểm chuẩn ở một số ngành năm nay tăng đột biến, dẫn tới thực trạng nhiều em có điểm thi ở mức 26, 27 nhưng vẫn không đỗ vào trường đại học nào. Trong khi đó, nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống… điểm chuẩn vẫn ở mức chỉ khoảng 6 điểm/ môn nhưng thí sinh lại không mấy mặn mà.

Ở nhóm ngành khoa học tự nhiên, như Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học, Địa chất học, Địa lý học, Khoa học môi trường, Tài nguyên và môi trường nước... rất cần những chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước lại rất trầy trật trong việc tuyển sinh. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các trường có đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản, hoặc những trường đại học đơn ngành, đào tạo ngành học đặc thù.

Theo học các ngành khoa học cơ bản rất tiềm năng, nhưng xã hội ít thông tin quá

Tiến sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NVCC

Tiến sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết:

“Vấn đề chính dẫn tới hiện tượng này là do nhận thức của xã hội chưa đúng so với tầm quan trọng của những khối ngành Khoa học cơ bản.

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp những ngành này khi ra trường đều có việc làm ngay, nhưng có một số vấn đề như sau. Thứ nhất là thị trường lao động, ở những ngành khác thì rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào, nhưng với ngành Khoa học cơ bản thì tư nhân đầu tư rất ít, dẫn đến nhận thức của xã hội cũng như các bạn sinh viên không biết đến, trong khi những ngành này rất thiếu nhân lực nhưng sinh viên lại không được biết để theo học.

Tốt nghiệp những ngành này khi ra trường hầu hết làm việc trong các cơ quan nhà nước, nhưng mức thu nhập hàng tháng chưa mang tính cạnh tranh so với các ngành khác như kinh tế và công nghệ, chính vì thế sức thu hút không cao. Thứ hai, nếu để có vị trí và chỗ đứng tốt trong ngành thì sinh viên phải theo học lên cao nữa, thời gian học lâu hơn những ngành khác nên sinh viên không đủ tự tin để theo học.

Những sinh viên tốt nghiệp ngành này loại khá, giỏi thì cơ hội đi nước ngoài du học hoặc làm việc rất dễ, rất rộng mở. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ… họ cũng rất cần nguồn nhân lực ở những ngành này, họ sẵn sàng tuyển sinh và cung cấp mức học bổng cao”.

Theo Tiến sĩ Cương: “Khoa học cơ bản là những ngành khoa học nghiên cứu, khám phá các quy luật của tự nhiên và tạo ra các kiến thức mới. Các kết quả của khoa học cơ bản là tiền đề cho sự phát triển công nghệ và nghiên cứu ứng dụng. Đó chính là nòng cốt của sự phát triển bền vững của đất nước.

Hiện tại, một số trường đại học đang đào tạo các ngành Khoa học cơ bản gồm những ngành truyền thống như: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học cùng các ngành trong khối Khoa học Trái Đất như: Địa lí, Địa chất, Môi trường, Khí tượng và khí hậu học, Tài nguyên và Môi trường nước và Hải dương học.

Một nghịch lí ở nước ta hiện nay là những học sinh giỏi lại không thích thi vào các khối ngành nòng cốt cho sự phát triển bền vững đất nước như: sư phạm, luật, khoa học cơ bản, mà lại thích chọn vào trường kinh tế, công nghệ hay trường quân sự, nhìn ở góc độ nào đó thấy rất mất cân đối.

Ví dụ khoa học trái đất là ngành rất quan trọng, nó ảnh hưởng hàng ngày đến sự an toàn chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như sự phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng của đất nước. Các hiểm họa thiên tai, bão lũ, động đất… cũng có thể là thảm họa dịch bệnh nếu xảy ra mà không có hiểu biết để cảnh báo sớm. Nếu những ngành khoa học trái đất bị bỏ ngỏ thì sự đối mặt của con người với tự nhiên sẽ là một khoảng trống, đơn giản có thể hiểu là không có ai “canh gác” cho sự sống của chúng ta.

Trong tương lai, nếu tất cả sinh viên giỏi, sinh viên không muốn vào học khoa học cơ bản sẽ dẫn tới đất nước thiếu trầm trọng nguồn nhân lực kế cận, những thế hệ nghiên cứu hiện nay sẽ già đi không có ai thay thế, đó sẽ là một sự nguy hiểm cho đất nước”.

Thực tế hiện nay, mỗi năm một số nhà trường có đào tạo ngành này chỉ tuyển được trên dưới 20 sinh viên theo học, đây cũng là một vấn đề nan giải trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai, về vấn đề này Tiến sĩ Cương nói:

“Thực ra, với con số 20-30 sinh viên/ngành hàng năm cũng không phải là ít bởi thị trường lao động của những ngành này chưa thực sự rộng mở. Với 30 sinh viên ra trường hàng năm thì sẽ đảm bảo được công việc cho các em.

Nhưng theo tôi chất lượng đào tạo phải được nâng lên, và con số 30 sinh viên này cũng phải đảm bảo bởi có năm không tuyển được 20 sinh viên cho một ngành. Theo ước tính, hàng năm có khoảng 10-20% các sinh viên theo học ngành này có đủ đam mê, có khả năng ngoại ngữ tốt thường nắm bắt cơ hội ra nước ngoài học lên thạc sĩ, tiến sĩ, một phần lớn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Phần còn lại có thể làm việc tại một số công ty nước ngoài theo chuyên ngành đã được đào tạo, hoặc chuyển ngành khác tùy theo mức đãi ngộ”.

Theo học các ngành khoa học cơ bản rất tiềm năng, nhưng xã hội ít thông tin quá

Giới thiệu cho học sinh trung học phổ thông hiểu về các ngành khoa học cơ bản. Ảnh: NVCC.

Để có thế hệ kế cận chất lượng cho những ngành này

Tiến sĩ Cương chia sẻ: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu với nhiều hiểm họa thiên tai như hiện nay, việc nghiên cứu quy luật, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại là hết sức cần thiết. Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu dự báo và cảnh báo sớm, thì thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra sẽ như thế nào?

Theo tôi ở tầm quốc gia, nhà nước cần đưa các biện pháp thiết thực hơn, có thể là về mức đãi ngộ như đối với sinh viên các trường công an, quân đội, sư phạm…hoặc có chương trình học bổng, miễn, giảm học phí. Ngoài ra các nhà nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản cũng cần có chính sách đãi ngộ phù hợp hơn, quy hoạch và sắp xếp công việc khi sinh viên ra trường, hoặc đào tạo theo các chương trình cử tuyển… để làm sao thu hút được nhiều sinh viên theo học.

Trên nhiều phương tiện truyền thông ít khi có những chương trình nói riêng về các nhà khoa học cơ bản, cũng như các nghiên cứu khoa học khiến cho xã hội thường có suy nghĩ về hình ảnh của một nhà khoa học sẽ chậm chạp, mái tóc rối bời, đeo kính cận, ít cập nhật xu thế cuộc sống… nhưng trong thực tế các nhà nghiên cứu đều rất năng động và hiện đại. Vậy nên rất cần đẩy mạnh hơn nữa về quảng bá, truyền thông, còn nếu cứ để mọi người có định kiến như vậy thì không ai hướng cho con mình theo học ngành này, sinh viên không có niềm tin về tương lai của ngành, điều đó thực sự nguy hại cho đất nước”.

Tiến sĩ Cương chia sẻ thêm: “Nói đến ngành khí tượng thủy văn là mọi người chỉ nghĩ đến dự báo thời tiết, nhưng thực ra không chỉ có vậy. Công tác dự báo thời tiết chỉ là một mảng nhỏ của ngành.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng như dự báo thời tiết cho việc điều hành bay ở ngành hàng không, cho đầu tư kinh doanh hàng hóa, bước quyết định cho việc kí kết hợp đồng kinh tế may mặc bởi cần nắm được thời tiết cuối năm thế nào, cho du lịch và các dịch vụ như lặn biển, lướt sóng, dự báo hạn hạn và tưới tiêu cho cà phê, nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy-hải sản hay vận hành các công trình thủy điện… Có thể nói “sân chơi” này rộng hơn rất nhiều.

Hầu hết các sinh viên khoa học cơ bản hiện nay ra trường với trình độ đại học đều có việc làm ngay tại các cơ quan về khí tượng, tham gia điều hành bay tại các sân bay, và các công ty tư nhân dự báo về kinh tế… với mức lương khá tốt”.

Theo Giáo dục Việt Nam

Nhằm cung cấp các thông tin về chương trình đào tạo (CTĐT), lịch trình đào tạo đồng thời hỗ trợ tư vấn, giải đáp các băn khoăn cho sinh viên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức gặp mặt sinh viên khóa QH.2021.T (K66) trúng tuyển vào các CTĐT đặc biệt năm 2021, kế hoạch như sau:

1. Gặp mặt sinh viên khóa QH.2021.T trúng tuyển các CTĐT tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (hỗ trợ kinh phí, học phí như sinh viên đại học các CTĐT chuẩn)

- Thời gian:    từ 18h00 thứ Năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021

- Hình thức:   trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting

https://zoom.us/j/91858684283?pwd=bXloN29PcTBmRkd2UWpuYUlLa3EyQT09

Meeting ID: 918 5868 4283; Passcode: 467226

- Thành phần:

+ Ban Giám hiệu; đại diện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các CTĐT đặc biệt, trợ lý công tác sih viên các khoa: Toán-Cơ-Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Môi trường, Địa chất, Khí tượng Thủy văn và Hải dương học; đại diện Ban Điều hành hệ Cử nhân KHTN; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp tài năng; chuẩn quốc tế; chất lượng cao.

+ 142 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT tài năng các ngành: Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học; CTĐT chuẩn quốc tế các ngành: Vật lý học, Sinh học; CTĐT chất lượng cao các ngành: Khoa học môi trường, Địa chất học, Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học.

 

2. Gặp mặt sinh viên khoá QH.2021.T trúng tuyển các CTĐT tiên tiến, chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) của Khoa Hóa học và Khoa Môi trường

- Thời gian:    từ 18h00 thứ Sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2021

- Hình thức:   trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting

https://zoom.us/j/94607461011?pwd=Z1VSMy9rdnRPVUpxOHVSY2V5Yk45QT09

Meeting ID: 946 0746 1011; Passcode: 783779

- Thành phần:

+ Ban Giám hiệu; đại điện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các chương trình đặc biệt, trợ lý công tác sinh viên các khoa: Hóa học và Môi trường; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp tiên tiến; chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo).

+ 287 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT tiên tiến ngành Hóa học; CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) các ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược và Công nghệ kĩ thuật môi trường.

 

3. Gặp mặt sinh viên khoá QH.2021.T trúng tuyển CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo của Khoa Toán - Cơ - Tin học, Khoa Sinh học và Trường Đại học Y Dược

- Thời gian:    từ 14h00 thứ Bảy, ngày 02 tháng 10 năm 2021

- Hình thức:   trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting

https://zoom.us/j/96953518048?pwd=S2RER1c3bFhadlZZUmNOb01XRTlHZz09

Meeting ID: 969 5351 8048; Passcode: 605374

- Thành phần:

+ Ban Giám hiệu; đại điện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các chương trình đặc biệt, trợ lý công tác sinh viên các khoa: Toán-Cơ-Tin học, Sinh học, Trường Đại học Y Dược; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) .

+ 264 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) các ngành: Máy tính và khoa học thông tin, Công nghệ sinh học, Răng - Hàm - Mặt

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Bước 1:  Thí sinh đăng nhập vào địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn mục “Xác nhận nhập học” để điền các thông tin xác thực theo giao diện hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Bước 2: Thí sinh kiểm tra các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày sinh, điểm thi, tên ngành/nhóm ngành đào tạo đăng ký xét tuyển như hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Bước 3: Thí sinh bổ sung, cập nhật số điện thoại, email trên tài khoản xác nhận trực tuyến và thực hiện các bước theo hướng dẫn bên dưới. Địa chỉ email là bắt buộc phải khai báo chính xác. Thí sinh sẽ nhận được thư điện tử xác nhận thành công ngay sau khi kết thúc.

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Bước 4: Thí sinh nhập Mã  XÁC NHẬN NHẬP HỌC (mã vạch là 12 ký tự số được ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của thí sinh) để xác nhận nhập học trực tuyến vào ĐHQGHN.

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Lưu ý: Mã xác nhận nhập học (hay mã vạch) chỉ được sử dụng duy nhất 01 lần.

Thí sinh đã sử dụng mã xác nhận nhập học vào ĐHQGHN sẽ không được phép rút/ hủy hồ sơ hay xác nhận vào bất kỳ trường đại học/cơ sở giáo dục nào khác trên cả nước trong các đợt xét tuyển năm 2021.

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Bước 5: Ngay sau khi chọn “Đồng ý”, mã xác nhận nhập học của thí sinh sẽ gửi tới Hội đồng tuyển sinh (Trường/Khoa thí sinh trúng tuyển) và được đồng bộ hóa lên Hệ thống tuyển sinh của cả nước. Thí sinh không thể sử dụng mã xác nhận này để gửi tới bất kỳ trường đại học/cao đẳng nào khác. Thí sinh gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến Hội đồng tuyển sinh bằng thư chuyển phát nhanh sau khi hoàn thiện XNNH trực tuyến hoặc nộp trực tiếp khi thí sinh được đến trường.

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

Lưu ý: Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin cá nhân, kết quả thi, nguyện vọng đăng ký xét tuyển và xác nhập nhập học. Các Hội đồng tuyển sinh của ĐHQGHN có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển, dữ liệu đăng ký dự thi, kết quả thi tốt nghiệp THPT với hồ sơ gốc, hồ sơ nhập học của thí sinh.

Bước 6: Thí sinh đăng nhập theo địa chỉ email đã khai báo để kiểm tra thông báo XNNH trực tuyến thành công.

Chúc mừng bạn đã Xác nhận nhập học thành công vào ĐHQGHN.

Tất cả chúng ta đều quan tâm đến thời tiết bởi lẽ thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch công việc và giải trí hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động ngoài trời.

Thời tiết liên tục thay đổi, khi thì êm đẹp nhẹ nhàng, nhưng cũng có lúc dữ dội nguy hiểm gây ra dông, tố, lốc, bão, lũ lụt, nắng nóng… dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề cho con người. Nông nghiệp, hàng không dân dụng, vận tải biển, và nhiều loại hình dịch vụ khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Khí tượng và khí hậu học là gì?

Con người nói riêng và thế giới sinh vật nói chung, tồn tại và phát triển được trên Trái Đất là nhờ có môi trường sống thích hợp. Môi trường đó được quyết định bởi lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất gọi là “Khí quyển”.

Khí quyển Trái Đất được đặc trưng bởi trạng thái vật lý của nó như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió, mưa, bão, lốc, dông tố,... Do tính chất linh động rất cao của khí quyển nên trạng thái vật lý này cũng biến đổi liên tục từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm này đến thời điểm khác. Con người sống trong môi trường đó cũng luôn luôn chịu tác động của sự biến đổi này. Những biến đổi này diễn ra từng phút, từng giờ, từng ngày đến năm này qua năm khác, thập kỷ này đến thập kỷ khác, thậm chí dài hơn nữa, như hàng trăm, hàng nghìn hoặc chục nghìn, trăm nghìn năm.

Trạng thái vật lý diễn ra hàng giờ, hàng ngày của khí quyển được gọi là thời tiết. Thời tiết cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác hình thành nên trạng thái ổn định tương đối của khí quyển ở một nơi nào đó và được gọi là khí hậu. Khoa học nghiên cứu về những đặc điểm, tính chất, trạng thái vật lý của khí quyển gọi là “Khí tượng và Khí hậu học”.

Khí tượng và Khí hậu học - Ngành học mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn

Sinh viên khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học, Trường ĐHKHTN thực tập tại trạm khí tượng Hà Đông (Hà Nội)

Khí hậu được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, khi xây dựng một công trình có tuổi thọ lâu như sân bay, toà nhà cao tầng, tháp truyền hình,... người ta cần biết thông tin về điều kiện trung bình và những cực trị của khí quyển; để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn cần biết được đặc điểm thời tiết trong vài ba tháng tới, trong mùa tới,... Bên cạnh đó, một vấn đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội và các nhà khoa học đó là biến đổi khí hậu và tác động của nó đến các mặt đời sống, kinh tế, xã hội.

Trong những năm gần đây, chủ đề này đã trở thành tâm điểm cho nhiều đề tài/dự án nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo khoa học, đàm phán chính trị giữa các quốc gia bởi lẽ con người trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng, thiên tai bất thường.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiều người đã tâm huyết và lựa chọn sự nghiệp làm nhà Khí tượng và Khí hậu học để nghiên cứu, tìm hiểu những điều bí ẩn của tự nhiên, giúp ích cho xã hội.

Ưu điểm trong đào tạo ngành Khí tượng và Khí hậu học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Đào tạo ngành Khí tượng và Khí hậu học có truyền thống từ năm 1966 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Đây cũng là trung tâm đào tạo khoa học cơ bản trong lĩnh vực Khí tượng và Khí hậu học đầu tiên ở bậc đại học, sau đại học và có tiềm lực nhất cả nước với nhiều định hướng chuyên sâu như: Dự báo thời tiết và khí hậu, Mô hình hóa thời tiết và khí hậu, Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu,...

Khí tượng và Khí hậu học - Ngành học mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn

Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học trong một lần đi thực tế.

Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học được trang bị các phương pháp nghiên cứu và tính toán hiện đại, các kỹ năng tin học và lập trình cần thiết luôn tiếp cận với những phương pháp hiện đại trên thế giới. Các học phần có đầy đủ học liệu bằng tiếng Việt và nhiều tài liệu tham khảo tiếng Anh được số hóa, hệ thống máy tính mạnh nối mạng toàn cầu giúp giải quyết các bài toán dự báo hạn ngắn và hạn dài tương đối chính xác và khách quan, tạo điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.

Khí tượng và Khí hậu học - Ngành học mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn

Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học tham gia báo cáo trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Trường ĐHKHTN (tháng 5/2021). Do dịch bệnh Covid-19 nên Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Trong quá trình học tập sinh viên được đi thực tập tại các cơ sở quan trắc thực tế, cơ quan làm công tác dự báo nghiệp vụ, được thực hành làm các bản tin dự báo thời tiết và chạy các mô hình dự báo thời tiết/khí hậu, được rèn luyện kỹ năng viết và trình bày đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tham gia các hoạt động nhóm bổ ích, lý thú.

Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học có cơ hội nhận được nhiều loại học bổng hỗ trợ học tập từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên có thể nhận được các học bổng du học Sau đại học ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,...

Chi tiết tham khảo tại Website tuyển sinh của Trường Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN: http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn; Website của Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học: https://hmovnu.com/; Fanpage: Khoa Khí tượng Thủy văn & Hải dương học - Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN; Điện thoại Văn phòng khoa: 024-38594943.

Thế kỷ 21 đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0): công nghệ chiếm lĩnh đời sống, thế giới thực bị thế giới số xâm chiếm. Con người trong kỷ nguyên số và khoa học kỹ thuật đỉnh cao cũng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, biến đổi gen, biến chủng của virus gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc,...

Ở góc độ lao động – việc làm, theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự: Công nghệ sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện các mô hình mới, giúp giải quyết các vấn đề của thị trường lao động. Hay nói cách khác, sự phát triển của kỷ nguyên số là thách thức nhưng cũng là cơ hội để có nhiều việc làm mới - với điều kiện người lao động cần trang bị thêm những kỹ năng và kiến thức cần thiết.

Một số lĩnh vực sau đây được dự báo sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số.

1.Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence  - AI) là lĩnh vực khoa học và công nghệ nghiên cứu phát triển những chiếc máy thông minh, với những phần mềm thông minh. Khái niệm AI được Alan Turing, cha đẻ của khoa học máy tính, đưa ra vào những năm 1950 cùng với câu hỏi “Máy tính có thể suy nghĩ không?” và phép thử Turing về khả năng suy nghĩ giống con người của máy. Ngày nay, nói tới AI là nói tới khả năng của máy tính trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định giống như khả năng tư duy của con người.  

Những lĩnh vực sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số

Ngày nay, AI có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định giống như tư duy của con người. Ảnh minh họa.

AI là một lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng vô tận. Các giới hạn của AI liên tục bị đẩy lùi với những hệ thống tính toán và lưu trữ những cơ sở dữ liệu khổng lồ, các mạng nơ-ron cực lớn trên các máy chủ mạnh. 

Rất nhiều hệ thống AI đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Đầu tiên có thể kể đến các hệ thống nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, dịch máy, các hệ thống chatbot đơn giản hoặc các hệ thống trợ lí ảo cho phép máy tính giao tiếp với con người trong môi trường đa ngữ. Kế đến là các phần mềm trong lĩnh vực thị giác máy tính, với các ứng dụng như nhận dạng ảnh, căn chỉnh hình ảnh hay xử lí màu sắc, ánh sáng, ổn định hình ảnh khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. AI là cốt lõi của các hệ thống gợi ý người dùng, hệ thống hỏi đáp thông tin. AI cũng xuất hiện trong các lĩnh vực quân sự (ví dụ như hỗ trợ ra quyết định cho máy bay không người lái), tài chính (đánh giá rủi ro), y tế (chẩn đoán bệnh), tự động hoá, trò chơi, sản xuất công nghiệp.

Với nhiều ứng dụng đa dạng liên quan tới dữ liệu, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng hay bảo hiểm, chuyên gia dữ liệu cũng nổi lên như  một nghề nghiệp hấp dẫn. Nhu cầu nhân lực về phân tích dữ liệu hay khoa học dữ liệu ngày càng tăng cao. Việc đào tạo các chuyên gia dữ liệu không chỉ giới hạn các kiến thức nền tảng bao gồm Toán học, Thống kê và Khoa học máy tính, mà còn cần chú trọng tới các lĩnh vực liên quan tới dữ liệu cần phân tích. Đó có thể là các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại điện tử, các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...     

Ngoài ra, AI được còn được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: hệ thống nhúng (AI for Embedded Systems), Rô bốt (AI for Robotics), Xử lý tín hiệu (AI for Signal Processing) và Internet vạn vật (IoT) giúp các hệ thống này trở nên “thông minh” hơn. Các hệ thống IoT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ và đời sống. Đặc biệt với các hệ thống IoT có quy mô lớn hơn, thì AI thực sự là một đối tác hoàn hảo. AI là công cụ hữu hiệu giúp xử lý dữ liệu phức tạp của IoT (AI for IoT Data), các vấn đề ở biên của hệ thống IoT (AI for IoT Edge).

2. Công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến

Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là ở tất cả mọi nơi có con người. Không những thế, các thiết bị điện tử phải “thông minh”, dễ sử dụng, dễ kết nối.

 Để sản xuất ra các thiết bị điện tử thông minh, nhà sáng chế và sản xuất phải giải quyết nhiều bài toán khoa học kỹ thuật đặc thù: Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn vật (IoT), Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu, Kiểm tra không phá hủy, Điện tử y sinh, sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy để thiết kế vật liệu mới, Mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, Mô phỏng y sinh và dược học, Xử lý và minh giải số liệu trong khoa học (Big data),… Trong tương lai, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử sẽ tiếp tục phát triển để phục vụ nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh nhất của con người.

Những lĩnh vực sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số

Vật liệu điện tử tiên tiến là thành phần không thể thiếu để sản xuất các thiết bị thông minh. Ảnh minh họa.

 Bên cạnh đó, các vật liệu tiên tiến ngày càng xuất hiện nhiều, từ vật liệu bán dẫn thế hệ mới đến vật liệu màng mỏng, vật liệu từ tính, vật liệu y sinh, vật liệu nano, ... Các vật liệu này là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm tối ưu phục vụ con người, trong tất cả các lĩnh vực như: điện và điện tử, máy móc hỗ trợ khám chữa bệnh, thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, năng lượng, xử lý môi trường,... Nghiên cứu, phát triển và chế tạo vật liệu tiên tiến đang là một trong những lĩnh vực hot ở thực tại cũng như trong tương lai.

3. Hóa học phân tích

Hóa học phân tích là ngành khoa học nghiên cứu xác định thành phần, cấu trúc và hàm lượng các chất. Đây được coi là “tai mắt” của các ngành khoa học khác, là “tay chân” của các lĩnh vực công nghệ sản xuất, là công cụ trong điều tra cơ bản phát triển tiềm năng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, là phương tiện cần thiết trong đánh giá chất lượng sản phẩm,…thông qua các phòng phân tích và thử nghiệm nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, an ninh năng lượng, an sinh xã hội, y tế, sức khỏe,…

Trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường gia nhập WTO, cùng các hiệp định kinh tế mới được ký kết, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam không ngừng được mở rộng xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu nhờ việc chúng ta đã có hệ thống phòng phân tích và thử nghiệm đa dạng, tăng trưởng tốt, có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia tương đối đầy đủ, hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

Những lĩnh vực sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số

Sinh viên khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hành trong phòng thí nghiệm.

Điểm đáng chú ý: trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhưng ngành phân tích, thử nghiệm vẫn duy trì hoạt động tốt và tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, xuất khẩu, kiểm soát dịch bệnh.

4. Công nghệ sinh học

Đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan rất nhanh đã đặt ra thách thức chưa từng có cho các quốc gia trên thế giới. Công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới đến nay đạt được sự thành công nhất định do có sự đóng góp rất lớn của Công nghệ Sinh học.

Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại trong việc giải mã hệ gen đã giúp các nhà khoa học đã tìm được thủ phạm gây ra đại dịch COVID-19 chính là một loại coronavirus mới (được đặt tên là virut SARS-CoV-2). Kết quả của quá trình giải mã gen đã khẳng định virut SARS-CoV-2 này khác biệt về mặt di truyền với các coronavirus khác đã biết trước đó, như các coronavirus liên quan đến Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV).

Những lĩnh vực sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số

Công nghệ Sinh học ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, góp phần khống chế dịch bệnh. Ảnh minh họa.

Công nghệ sinh học cung cấp cho chúng ta một trong những chìa khóa quan trọng để kiểm soát được bệnh dịch COVID-19; đó chính là các bộ kit phát hiện SARS-CoV-2. Nhờ việc sản xuất ra các bộ kit phát hiện nhanh và chính xác những người bị nhiễm virut SARS-CoV-2 mà chúng ta có thể cách ly sớm và ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trong các phương pháp phát hiện virut SARS-CoV-2 hiện nay thì phương pháp RT-PCR được coi là tiêu chuẩn vàng và được các chuyên gia quốc tế và trong nước ưu tiên sử dụng.

Chìa khóa quan trọng nhất có thể ngăn chặn được đại dịch COVID-19 chính là vaccine. Cho đến nay loài người đã và đang được sử dụng một số loại vaccine để phòng ngừa COVID-19 như Vaccine AstraZeneca, Vaccine Moderna, Vaccine Janssen… Việt Nam cũng đang đẩy nhanh tiến độ để sản xuất Vaccine trong nước để phục vụ cộng đồng trong việc phòng ngừa COVID-19. Để sản xuất được các loại vaccine phòng ngừa COVID-19, cần phải có kiến thức nền tảng công nghệ sinh học hiện đại. Chính nền tảng công nghệ sinh học hiện đại và mạnh mẽ sẽ đẩy nhanh tiến độ trong việc chế tạo thành công các vaccine thế hệ mới có thể tiến hóa nhanh hơn tốc độ tiến hóa của các biến thể SARS-CoV-2. Sự phát triển của công nghệ sinh học chính là chìa khóa giúp nhân loại ngăn chặn và đầy lùi COVID-19.

====================================

Trường ĐHKHTN với thế mạnh đào tạo về khoa học và công nghệ có tất cả các ngành được dự báo “hot” trong kỷ nguyên số, bao gồm: Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học Dữ liệu, Toán học, Toán Tin, Kỹ thuật điện tử và Tin học, Khoa học Vật liệu, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Hóa học, Hóa Dược, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Sinh học, Công nghệ Sinh học.

Tại Khoa Toán - Cơ - Tin học, chương trình đào tạo liên quan tới AI ở bậc đại học và sau đại học đặc biệt nhấn mạnh tính liên ngành và việc kết nối trường/viện - nhà nước - doanh nghiệp. Sinh viên được tham gia các đề tài nghiên cứu tại Khoa theo đặt hàng của doanh nghiệp, hoặc đi thực tập thực tế ở các doanh nghiệp công nghệ ngay khi còn đang trong quá trình học tập. 

Tại Khoa Vật lý, lĩnh vực công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến được giảng dạy chuyên sâu ở hai ngành: Kỹ thuật Điện tử và Tin học, Khoa học Vật liệu đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất lớn nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel, Canon, Nissan, Viettel, …  . Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo liên quan đến AI, khoa học dữ liệu cũng đang được khoa Vật lý thực hiện và triển khai. Ngoài ra, ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân sẽ cung cấp những kiến thức về công nghệ hạt nhân, Năng lượng hạt nhân và lò phản ứng; Y học xạ trị và chẩn đoán hình ảnh: An toàn bức xạ; Điện tử hạt nhân,..- là những kiến thức đang vô cùng cần thiết cho nhân lực trong lĩnh vực các lĩnh vực năng lượng, y tế và công nghiệp đang phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua.

Ngành Hóa phân tích có bề dày truyền thống từ khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới thành lập,  là cái nôi đào tạo cán bộ chuyên ngành Hóa phân tích của cả nước-giữ vai trò chủ chốt trong tất cả các lĩnh vực có liên quan như thử nghiệm, kiểm nghiệm, xét nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khoa học phân tích…, liên tục bổ sung các nhà khoa học trẻ cho các phòng phân tích và thử nghiệm góp phần làm nên sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng phân tích, thử nghiệm, đưa sản phẩm của Việt Nam đến với người tiêu dùng trên thế giới.

Đóng góp một phần vào thành công của phương pháp phát hiện nhanh  SARS-CoV-2, các thầy, cô và các bạn sinh viên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội đã kết hợp với Công ty TNHH MTV Sinh Hóa Phù Sa cùng thực hiện nghiên cứu chế tạo bộ kit chuẩn đoán SARS-CoV-2. Các bạn sinh viên tham gia nhóm nghiên cứu đã có báo cáo khoa học trình bày trong hội nghị khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, năm 2021.

 

Hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước từ các nguồn xả thải sinh hoạt và hoạt động công nông nghiệp, suy thoái dòng chảy đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên nước cung cấp cho sự sống và các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Không chỉ là các vấn đề của Tài nguyên nước nói riêng, dường như chúng ta đang tiêu thụ tài nguyên, khai thác dịch vụ vượt nhu cầu, thiếu các hiểu biết và hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trái Đất đang quá tải và cần được giữ gìn, bảo vệ để đảm bảo phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.

Ngành học Tài nguyên và Môi trường nước sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản tính chất hóa lý của nước, hiểu được các quá trình hình thành chất lượng nước, phân bố của nước theo vị trí địa lý và theo mùa trong thiên nhiên và những tác động của con người lên vòng tuần hoàn của nước. Những kiến thức của ngành Tài nguyên và Môi trường nước sẽ giúp chúng ta quản lý, quy hoạch tài nguyên nước, xử lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vô giá này.

Tài nguyên và Môi trường nước – ngành học giải quyết thách thức liên quan đến phát triển bền vững

Hồ thủy điện Buôn Tua Srah nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk đang cạn nước trong mùa khô. Ảnh chụp tháng 7/2020. Ảnh: Nguyễn Quang Hưng.

Tầm quan trọng của tài nguyên nước

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, không có nước sẽ không có sự sống. Nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể người, đóng vai trò là dung môi cho hệ thống sinh học của con người. Nước phục vụ các nhu cầu cơ bản của con người hàng ngày: để ăn uống, nấu nướng, tắm giặt, đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm mát hệ thống máy móc trong công nghiệp, …

Báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào ngày 17/6 nêu rõ, hạn hán đã gây thiệt hại kinh tế ít nhất 124 tỷ USD và ảnh hưởng tới hơn 1,5 tỉ người trên toàn thế giới từ năm 1998 đến năm 2017. Cũng theo Liên Hợp Quốc, dựa trên kịch bản lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng cao, khoảng 130 quốc gia trên thế giới có thể đối mặt với nguy cơ hạn hán lớn hơn trong thế kỷ này, khoảng 23 quốc gia khác sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch do dân số gia tăng và 38 nước vừa bị hạn hán vừa bị thiếu nước sạch.

Tài nguyên và Môi trường nước – ngành học giải quyết thách thức liên quan đến phát triển bền vững

Nước sạch rất quan trọng trong đời sống con người. Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.

Việt Nam có hệ thống nước mặt gồm các sông suối, ao hồ, đất ngập nước và đại dương, trong đó nguồn nước được sử dụng vào các hoạt động hàng ngày và phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là nước sông và một phần nhỏ nước dưới đất.

Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA). Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m3. Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực.

Cơ hội phát triển sự nghiệp với sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đe dọa toàn cầu, ngành Tài nguyên và Môi trường nước nói riêng, lĩnh vực Khí tượng Thuỷ văn nói chung đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, cung cấp thông tin chi tiết cho lập kế hoạch sản xuất, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp dựa trên các thông tin dự báo khí tượng thủy văn, chủ động ứng phó, chuyển dịch thời vụ giảm thiệt hại do hạn, mặn, xử lý môi trường...

Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Tài nguyên và Môi trường nước cung cấp cho các nhà khoa học trẻ tương lai nền tảng vững vàng về khoa học tự nhiên để nắm được bản chất, quy luật của các hiện tượng tự nhiên, có khả năng tiếp cận với các công nghệ tin học hiện đại (như máy học và trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn...) để giải quyết những vấn đề và thách thức trong thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững, an ninh nguồn nước và biến đổi toàn cầu.

Sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước sau khi tốt nghiệp có thể xây dựng các hệ thống quan trắc giám sát, dự báo và cảnh báo thủy văn-tài nguyên nước, thiết kế và quy hoạch tài nguyên nước trên các quy mô khác nhau dưới tác động của tự nhiên (hiện tượng cực đoan, thiên tai) và hoạt động kinh tế xã hội (dự án, công trình) đối với cộng đồng và môi trường sinh thái.

Đặc biệt các sinh viên có năng lực và mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học sẽ được tham gia các đề tài, dự án giải quyết vấn đề thực tiễn cùng các giảng viên bộ môn và các chuyên gia quốc tế ngay khi đang học tập, có cơ hội trải nghiệm đến các vùng miền của đất nước, được tiếp xúc trực tiếp với những bài toán thực tiễn thông qua các thiết bị quan trắc hiện đại và hệ thống máy tính hiệu năng cao.

Các đợt khảo sát thực địa và thực tập ở các tổ chức, doanh nghiệp cũng là một trong những nội dung được chú trọng trong chương trình, thông qua đó giúp sinh viên trải nghiệm, hiểu sâu hơn, nắm chắc hơn kiến thức nền tảng phục vụ cho công tác chuyên môn sau này.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước có cơ hội việc làm rất lớn không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường nhân lực quốc tế.  Ngoài ra, do vấn đề tài nguyên nước mang tính toàn cầu nên cử nhân ngành Tài nguyên và Môi trường nước có thể dễ dàng được chấp nhận học bổng theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học uy tín trên thế giới.

Ngành TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương trình cử nhân

Mã xét tuyển: QHT92

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D07

http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/dai-hoc/nganh-hoc/khi-tuong-khoa-hoc-va-cong-nghe-bien-tai-nguyen-va-moi-truong-nuoc/tai-nguyen-va-moi-truong-nuoc.html

https://www.facebook.com/ HMO.HUS.VNU.EDU.VN

 

Hiện nay, nhiều học sinh THPT thích học Hóa, có mong muốn tiếp tục theo đuổi bộ môn này ở bậc đại học. Tuy nhiên, đứng trước các ngành có tên na ná nhau cùng chương trình đào tạo đa dạng như: Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Hóa học (Chương trình đào tạo tiên tiến), Hóa Dược thì các em lại băn khoăn không biết nên chọn ngành nào. Sự khác biệt giữa các ngành trên là gì - cả về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm, học phí, học bổng - là điều các em học sinh yêu thích Hóa học quan tâm.

Về điều này, PGS.TS. Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ thông tin như sau:

Hiện nay Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đang đào tạo ba ngành học ở bậc đại học bao gồm Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Hóa học và Hóa Dược. Đối với ngành Hóa học thì bên cạnh chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn còn có thêm CTĐT Tài năng và CTĐT Tiên tiến. Hai ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học và Hóa Dược là các CTĐT chất lượng cao.

Về nội dung chương trình đào tạo, đây là các ngành gần nhau, được thiết kế với khối kiến thức cơ bản và cơ sở tương đồng nhau trong khoảng 2,5 đến 3 năm đầu với nền tảng vững chắc về hóa học. Sự khác nhau cơ bản được thể hiện ở khối kiến thức ngành và chuyên ngành ở năm thứ 3, thứ 4, cũng như hình thức đào tạo.

Sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của nhóm ngành Hóa học

Sinh viên khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN đi tham quan thực tế dây chuyền sản xuất ở Nhà máy bia Hà Nội.

Ngành Hóa học được thiết kế với các môn học mang tính cơ bản, hàn lâm gồm các hướng chuyên sâu như Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý. CTĐT chuẩn là ngành truyền thống của Khoa, được sự hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (khoảng 12,7 triệu đồng/năm). CTĐT Tài năng dành cho số ít những sinh viên có năng lực vượt trội về hóa học, được tuyển chọn khi sinh viên đã trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN, được ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN ưu tiên đầu tư, mức học phí giống CTĐT chuẩn. Bên cạnh đó, Khoa còn có CTĐT Tiên tiến hợp tác với Đại học Illinois at Urbana-Champaign (UIUC) của Hoa Kỳ từ năm 2006 theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo học chương trình này, năm đầu tiên sinh viên được học tăng cường tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành. Từ năm thứ 2 trở đi các môn chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với sự tham gia của các giáo sư đến từ Đại học UIUC và các Trường đối tác ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương C1 (bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Bên cạnh đó sinh viên CTĐT Tiên tiến cũng được ưu tiên tiếp cận các chương trình học bổng du học. Học phí của CTĐT Tiên tiến hóa học là 35 triệu đồng/năm.

Sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của nhóm ngành Hóa học

Sinh viên khoa Hóa học đang thực hành trong phòng thí nghiệm.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học thiên về các môn học gắn liền với nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quy trình công nghệ ở các lĩnh vực chuyên sâu như Công nghệ vật liệu, Công nghệ hóa sinh thực phẩm, Kỹ thuật quá trình hóa học, Hóa môi trường, Hóa học dầu mỏ. Đây là CTĐT chất lượng cao, theo đó ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên được tăng cường kiến thức về thực tế, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm thông qua các hoạt động trải nghiệm ở doanh nghiệp ngay từ năm đầu tiên. Sinh viên được học trên 20% các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương B2 (bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Học phí của CTĐT này là 35 triệu đồng/năm.

Ngành Hóa dược tập trung vào các môn học phục vụ tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, các hoạt chất sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng với các hướng chuyên sâu như Tổng hợp hóa dược, Hóa học dược liệu, Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Hóa dược cũng là CTĐT chất lượng cao với các đầu tư tương tự như CTĐT Công nghệ kỹ thuật Hóa học. Học phí của CTĐT là 35 triệu đồng/năm.

Về học bổng, những sinh viên học giỏi tại Trường được nhận học bổng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Ngoài ra, các em còn có cơ hội được nhận học bổng từ các quỹ học bổng tài trợ trong và ngoài nước. Tổng nguồn học bổng của Trường ĐHKHTN là hơn 10 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, Trường ĐHKHTN và Khoa Hóa học có hợp tác với trên 70 Trường đại học và các tổ chức giáo dục, xã hội ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Nga… nên hàng năm sinh viên của Khoa thường nhận được 15-20 suất học bổng trao đổi ngắn hạn (2 tuần đến 6 tháng) và khoảng 10% sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận học bổng du học ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ.

Các chương trình đào tạo đại học tại

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của nhóm ngành Hóa học

Về cơ hội việc làm, có thể nói quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã mở ra cơ hội việc làm rất rộng mở đối với nhiều lĩnh vực trong đó có hóa học. Theo khảo sát thì trước khi tốt nghiệp, ngay trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp đã có khoảng 20-30% sinh viên được các công ty, doanh nghiệp phỏng vấn và hứa tuyển dụng. Ba tháng sau tốt nghiệp thì có khoảng 75-80% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học tập và sau một năm thì gần như 100% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học tập ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Trên 60% sinh viên làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân hoặc tự khởi nghiệp. Tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Khoảng 15-20% sinh viên tiếp tục học tập ở bậc cao hơn. Đặc biệt ở các hệ Tài năng, Tiên tiến có lợi thế về chuyện môn, ngoại ngữ nên có tỷ lệ sinh viên du học cao. Nhiều trong số đó đã trở thành các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học ở trong và ngoài nước.

Mặc dù có một vài điểm khác nhau trong tính chất công việc nhưng cả 3 ngành Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật hóa học và Hóa dược đều là các lĩnh vực quan trọng của ngành Hóa và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. Về vị trí việc làm, chúng ta đều biết là về định hướng thì Cử nhân Hóa học được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, phân tích, giám định,… Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật hóa học được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển/cải tiến quy trình công nghệ. Cử nhân Hóa dược thì định hướng làm việc trong các các viện nghiên cứu, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực hóa dược và dược phẩm.

Tuy nhiên, đây chỉ là định hướng chứ không có tính bắt buộc vì trên thực tế quan sát sinh viên tốt nghiệp ở Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN thì thấy có một tỉ lệ giao thoa khoảng 30-40% sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm ở những vị trí được định hướng cho ngành kia và làm rất tốt.

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, sinh viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN vừa có kiến thức khoa học cơ bản tốt, vừa có một nền tảng tư duy vững chắc nên dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới. Ví dụ sinh viên ngành Hóa học hoàn toàn có thể làm việc ở các nhà máy xí nghiệp, nhanh chóng cập nhật được các máy móc thiết bị và các qui trình sản xuất, khi đó họ làm việc rất sáng tạo và có năng suất cao. Ngược lại cũng có rất nhiều sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học và Hóa dược trở thành giảng viên đại học, có những công trình khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trên thế giới.

Đâu mới là ngành hot trong thời gian tới cho Gen Z?

Xu hướng chọn ngành học mới của Gen Z

Đâu mới là ngành hot trong thời gian tới cho Gen Z?

Gen Z (những bạn trẻ sinh từ 1998 đến 2010) hay còn gọi là thế hệ thiên niên kỷ. Xu hướng chọn ngành học của Gen Z những năm gần đây đang có nhiều thay đổi, nhóm ngành thiên về khí tượng thủy văn đang được nhiều bạn yêu thích.

Khác với thế hệ trước, sinh ra và lớn lên trong thời đại internet bùng nổ, Gen Z biết rõ bản thân thích cái gì và cũng có cái nhìn nhất định về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội. Thế hệ này có nhiều điều kiện để tìm hiểu, nắm bắt thông tin và lựa chọn ngành học. Không thích đi theo xu hướng chung, điều kiện kinh tế hay lời khuyên của bố mẹ, bạn bè nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z chọn cho mình những ngành học rất mới.

Khi được hỏi về nguyện vọng ngành học đại học năm nay, bạn Hồng Nhung - học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ: "Ngành Khí tượng và Khí hậu học và Hải dương học là hai ngành học mình mong muốn đậu trong đợt xét tuyển sắp tới. Sở dĩ mình chọn hai ngành học này vì thời gian gần đây vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường đang nóng hơn bao giờ hết, mình nghĩ hai ngành học này sẽ giúp mình có thêm nhiều kiến thức sống, cũng như cơ hội nghề nghiệp lớn".

Thực tế cho thấy, ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang là nhóm ngành cần nhiều nhân lực. Những ngành học này có tính chất công việc mới lạ nên thu hút khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chính vì vậy, tỷ lệ thí sinh đăng ký nhóm ngành này cũng đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Bạn Đức Anh, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho hay: "Miền Trung quê mình, năm nào cũng phải gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, mưa lớn, nắng nóng, rét đậm rét hại… Mỗi lần như vậy mùa màng của gia đình mình và những người xung quanh gần như mất trắng. Mình muốn theo đuổi ngành Khí tượng và Khí hậu học hoặc Tài nguyên và Môi trường nước, mong sau này ra trường sẽ góp phần nhỏ giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu, đóng góp cho công tác dự báo khí tượng, nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra".

Cơ hội nghề nghiệp và du học

Đâu mới là ngành hot trong thời gian tới cho Gen Z?

Giới chuyên môn cho hay, nguồn nhân lực ngành khí tượng thủy văn chưa theo kịp với nhu cầu thực tế của xã hội. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ nhân lực khí tượng thủy văn nói riêng đang có sự bất cập khi có sự thiếu hụt lớn ở cả trung ương và địa phương, đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo đúng chuyên ngành. Trong khi đó, khả năng cung ứng nhân lực từ các cơ sở đào tạo trên cả nước vẫn còn khá hạn chế.

Đâu mới là ngành hot trong thời gian tới cho Gen Z?

Theo thống kê, riêng lĩnh vực hải dương học và khí tượng thủy văn biển, lực lượng cán bộ còn hạn chế hơn so với nhu cầu. Hiện tổng số cán bộ làm việc trong lĩnh vực khí tượng thủy văn khoảng 3.500 người, hoạt động trên mọi miền của tổ quốc từ miền núi, đất liền, trên biển và hải đảo.

Nhu cầu về nguồn nhân lực các ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học là rất cần thiết ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, sinh viên có thể nhận được các học bổng du học sau đại học ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức...

Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị truyền thông truyền hình cần nhân sự thuộc những ngành học này. Ước mơ trở thành một MC thời tiết, thay vì chọn ngành học báo chí và truyền thông, Phương Linh chọn cho mình ngành học Khí tượng và Khí hậu học. Linh cho rằng, muốn làm tốt ở bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần trang bị những kiến thức thật tốt về chuyên môn.

TS. Nguyễn Kim Cương, Phó Trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Trong những năm gần đây tỷ lệ hồ sơ dự tuyển vào các ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang có xu hướng tăng. Đáng chú ý, Trường còn có rất nhiều các chương trình đào học bổng dành riêng cho sinh viên của Khoa như: Học bổng dành cho ngành học được ưu tiên đầu tư (lên tới 100 triệu đồng/sv/khóa học); Học bổng của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT); Học bổng của cựu sinh viên; Học bổng của công ty WeatherPlus...".

Với cơ hội khẳng định bản thân và nghề nghiệp trong tương lai như vậy nên nhóm ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang được xem là ngành học "hot" được nhiều thí sinh lựa chọn.

Thông tin liên hệ và tuyển sinh:

Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

https://hmovnu.com/

Email: vpkhoakttvhdh@gmail.com

Phone: +84 - 0243 - 8584943

Theo Kenh14.vn

Theo TS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Trưởng Bộ môn Tin học, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai lĩnh vực có sự tương tác rất lớn.

Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành Công nghệ thông tin hay ngành Khoa học máy tính.

TS. Huyền đã đưa ra những thông tin để phân biệt hai ngành này cũng như cơ hội nghề nghiệp của từng lĩnh vực.

Sự khác biệt giữa ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính

TS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Trưởng Bộ môn Tin học, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Theo TS Huyền, trên thực tế, các chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống phần mềm. Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin sẽ tập trung trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.  

Cụ thể hơn, TS Huyền cho biết, các chương trình đào tạo Khoa học máy tính cung cấp các kiến thức toán học cho khoa học máy tính, kiến trúc máy tính và hệ thống máy tính, thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các kiến thức công nghệ để triển khai xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, ngoài định hướng xây dựng phần mềm, Khoa học máy tính còn có định hướng chuyên sâu về lý thuyết như lý thuyết thuật toán, tối ưu hoá, học máy…

Còn các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin có các học phần chuyên sâu về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông, bảo đảm an ninh hệ thống máy tính. Mặc dù công việc chính của chuyên gia công nghệ thông tin không phải là lập trình, nhưng họ cũng không thể thiếu được các kiến thức toán học và lập trình cơ bản.

Tóm lại, theo TS Huyền, các khung chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin thường chung nhau nhiều nội dung cơ bản và cả một số học phần lựa chọn. Nội dung khác nhau chủ yếu tập trung ở mức độ chuyên sâu về thuật toán và lập trình hay các công nghệ lưu trữ, truyền thông và xử lý thông tin.

“Các lĩnh vực chuyên sâu trong các chương trình đào tạo liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin rất đa dạng. Thí sinh có nhiều lựa chọn, từ những ngành truyền thống như Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Toán Tin, tới những ngành mới như An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu.   

Việc chọn ngành về Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính nên dựa vào năng lực sở trường của thí sinh. Có những bạn thấy Khoa học máy tính dường như khó hơn vì nhiều vấn đề lý thuyết. Trong khi đó, có những bạn thấy rất khó khăn khi phải thường xuyên thích ứng và làm chủ các công nghệ mới, hay phải giao tiếp với khách hàng để hiểu nhu cầu và cung cấp giải pháp”, TS Huyền cho hay.

Cơ hội việc làm cho sinh viên  

TS. Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thường không có sự phân biệt sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin. 

Từ nhiều năm nay, thị trường công nghệ thông tin có rất nhiều vị trí công việc liên quan tới khoa học máy tính như lập trình web, lập trình trên thiết bị di động, lập trình nhúng, phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm, bên cạnh các vị trí chuyên gia công nghệ thông tin như quản trị dự án, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, phụ trách phân tích an ninh hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật, …

Thống kê dự báo năm 2022, thị trường Công nghệ thông tin vẫn thiếu khoảng 150.000 nhân lực trong tổng nhu cầu 530.000 nhân lực. Hơn nữa, theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về vấn đề công ty công nghệ số, Việt Nam đề ra mục tiêu tới năm 2030 đạt 1,5 triệu nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số.

“Những con số này thể hiện cơ hội cực kỳ lớn dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số của đất nước.

Trong tương lai, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu thị trường sẽ thắt chặt hơn sự phân loại về trình độ cho các ngành này. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới các kỹ năng mềm cũng như khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới liên tục của công nghệ. Đặc biệt, một số lĩnh vực chuyên sâu như Trí tuệ nhân tạo và Học máy, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng hay Điện toán đám mây được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao”, TS Huyền thông tin.

Theo Vietnamnet.

Theo các thống kê những năm gần đây ở Hoa Kỳ, các ngành nghề STEM luôn ở top đầu trong những lĩnh vực được trả lương cao nhất và có tiềm năng lớn nhất trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có những bước cải cách để học sinh tiếp cận với giáo dục STEM sớm hơn.

Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) với thế mạnh đào tạo về Toán học, Tin học đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, mở ra các ngành đào tạo mới trên cơ sở nền tảng Toán học. Các ngành đều mở ra cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM đầy hứa hẹn.

Nếu bạn có năng lực và yêu thích Toán hoặc Tin thì hãy cùng tìm hiểu thêm 4 ngành học của Khoa Toán - Cơ - Tin học nhé!

Ngành Toán học: Là ngành truyền thống lâu đời nhất ở Khoa. Ngoài hệ đào tạo chuẩn, còn có hệ cử nhân khoa học tài năng. Qua 65 năm phát triển, Khoa đã đào tạo nhiều nhà Toán học cho đất nước. Cơ hội việc làm không chỉ trong các trường học, viện nghiên cứu mà cả trong những lĩnh vực sử dụng Toán học. Hàng năm, có khoảng 5 sinh viên tốt nghiệp ngành Toán học được học bổng học sau đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới. Trong hai năm 2020-2021, tổ chức giáo dục QS xếp vị trí  ngành Toán học của ĐHQGHN đứng thứ 451-500 thế giới và đứng đầu Việt Nam. Trong thành tích này, có thể nói có sự đóng góp không nhỏ của Khoa Toán - Cơ - Tin học.

Ngành Toán Tin: Ra đời sau ngành Toán học, đây là ngành đã được đào tạo gần 30 năm nay tại Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Ngày nay trong xã hội hiện đại, các mô hình Toán học được sử dụng ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, các mô hình tính toán liên quan đến dịch bệnh  Covid-19, từ truy vết, ước lượng số ca nhiễm,...; mô hình Toán học trong các lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn; các bài toán về mật mã, an toàn dữ liệu, chuỗi khối (blockchain),... ngày càng cho thấy vai trò quan trọng của Toán học và Tin học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán Tin có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM.

Ngành Máy tính và Khoa học thông tin: Đây là ngành thu hút nhiều sinh viên nhất của Khoa. Hàng năm có khoảng trên 120 sinh viên nhập học, gần 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành. Lập trình viên, quản trị dự án, chuyên gia phân tích - thiết kế; nghiên cứu viên... là các công việc phổ biến của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Máy tính và Khoa học thông tin. Ngoài ra các bạn còn có thể làm giảng viên trong lĩnh vực Khoa học Máy tính và Khoa học Thông tin ở các trường phổ thông và đại học.

Lựa chọn học ngành nào khi bạn thích Toán hoặc Tin?

PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN và PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương - Giám đốc Điều hành VinIF ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo.

Ngành Khoa học dữ liệu: Đây là ngành non trẻ nhất của Khoa, mới chỉ bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2020, nhưng sức hút của ngành này rất lớn. Thu nhập của người tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu luôn đứng trong top 10 những năm gần đây ở Hoa Kỳ. Với thế mạnh về Tin học và Toán học, đặc biệt là xác suất thống kê và vận trù học, chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu được xã hội rất quan tâm. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước luôn tìm kiếm ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu, và tất nhiên, đi liền với đó, nhân sự về Khoa học dữ liệu luôn nhận được mức lương “khủng”. Nếu có nhu cầu học chuyên sâu về Khoa học dữ liệu, bạn có thể tiếp tục theo đuổi bậc thạc sĩ để có thể trở thành chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực này. Hiện nay, Quỹ đổi mới sáng tạo (VINIF) của tập đoàn Vingroup tài trợ rất nhiều học bổng cho sinh viên, học viên của Khoa theo học ngành Khoa học dữ liệu.

Lựa chọn học ngành nào khi bạn thích Toán hoặc Tin?

Sinh viên Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên không chỉ biết mỗi việc học mà còn rất năng động trong các hoạt động văn - thể - mỹ, các hoạt động vì cộng đồng.

Khoa Toán - Cơ - Tin học luôn chào đón các em học sinh yêu Toán - Tin. Khoa sẽ đồng hành cùng các em trong những tháng năm học đại học để các em tự tin vững bước vào tương lai!

Thông tin thêm:

Ngành

Mã xét tuyển

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

Toán học

QHT01

A00; A01, D07, D08

50

Toán Tin

QHT02

A00; A01, D07, D08

50

Máy tính và Khoa học thông tin**

QHT40

A00; A01, D07, D08

80

Khoa học dữ liệu*

QHT93

A00; A01, D07, D08

60

* Chương trình đào tạo thí điểm.

** Chương trình đào tạo chất lượng cao theo đề án: Học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. Thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng điều kiện về trình độ Tiếng Anh: điểm thi môn Tiếng Anh kỳ thi THPT năm 2021 đạt từ 4,0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc một trong các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế được công nhận qui đổi theo Quy chế xét tuyển.

 

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Từ sáng sớm các bậc phụ huynh và các bạn thí sinh đã có mặt tại cổng trường để chuẩn bị vào thi.

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT Chuyên KHTN năm nay được tổ chức thành 2 đợt. Theo đó:

- Đợt 1 dành cho các thí sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội không thuộc diện F0, F1, F2 và trong khu vực cách lý, phong tỏa. Thí sinh sẽ dự thi trong 02 ngày 15 & 16/6/2021. Toàn bộ khu vực phòng thi sẽ tổ chức tại các tòa nhà T1, T3, T4 và T5 trong khuôn viên Trường ĐHKHTN và toàn nhà G thuộc khuôn viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Đợt 2 dành cho các thí sinh còn lại, bao gồm cả các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và trong khu vực cách ly, phong tỏa không thể dự thi đợt 1. Thời gian tổ chức thi sẽ được Nhà trường thông báo cụ thể sau.

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Thí sinh được đo thân nhiệt và nộp tờ khai y tế trước khi vào khu vực dự thi.

Nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid, mọi công tác phòng dịch của Nhà trường được đặt lên mức tối đa. Trước khi kỳ thi diễn ra, Nhà trường đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực phòng thi cũng như toàn bộ khuôn viên trong Trường.

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Nhân viên đang tiến hành phun khử khuẩn trong phòng thi.

Trước cửa vào mỗi khu vực thi luôn có lực lượng thanh niên tình nguyện “chốt chặn” làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, hỗ trợ thí sinh điền thông tin vào tờ khai ý tế cũng như hướng dẫn thí sinh vào phòng thi. Các bạn thí sinh được yêu cầu rửa tay sát khuẩn, đứng dãn cách đúng quy định trong suốt quá trình làm thủ tục vào khu vực thi.

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Thí sinh được phân luồng vào từng khu vực thi ngay từ ngoài cổng trường (Ảnh: HUS On-Air)

Thí sinh được phân luồng vào phòng thi ngay từ cổng trường, nhằm đảm bảo an toàn về giãn cách cũng như hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại khu vực thi. Trong các phòng thi, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn, thí sinh được bố trí chỗ ngồi đảm bảo giãn cách theo đúng quy định.

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Toàn bộ công tác chuẩn bị được kiểm tra và tập huấn kỹ lưỡng trước khi chính thức diễn ra kỳ thi (Ảnh: HUS On-Air)

Đặc biệt trước khi diễn ra kỳ thi, tất cả cán bộ và đội tình nguyện viên của Nhà trường đã được tham gia diễn tập. Buổi diễn tập nhằm đảm bảo chuẩn bị tốt nhất mọi công tác và phương án xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra.

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Bạn Hoàng Minh, học sinh Trường THCS Nguyễn Trực cảm thấy tự tin với bài thi Toán (vòng 1) trong buổi sáng đầu tiên.

Kết thúc buổi thi đầu tiên, thí sinh Hoàng Minh đến từ Trường THCS Nguyễn Trực nhận định đề thi Toán (vòng 1) không quá khó. “Em tự nhận thấy mình làm được khoảng 80% đề thi Toán sáng nay.”

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Bạn Nguyễn Thị Hoàng Anh học sinh Trường THCS Thanh Xuân đăng ký dự thi khối chuyên Sinh.

Bạn Nguyễn Thị Hoàng Anh đến từ Trường THCS Thanh Xuân rất tâm đắc với đề thi Ngữ văn. Theo Hoàng Anh với lượng thời gian đã rút ngắn thì cấu trúc đề thi đưa ra khá phù hợp và vừa sức thí sinh để có thể hoàn thành tốt trong khoảng thời gian quy định. Đối với bài thi Toán (vòng 1), Hoàng Anh nhận thấy đề thi khá dài so với thời gian tuy nhiên em cũng vẫn hy vọng đã hoàn thành tốt bài thi này đảm bảo đủ điều kiện để trúng tuyển vào khối chuyên Sinh như mong ước.

Lịch thi và thời gian làm bài của các môn thi

Về hình dự thức thi, thí sinh phải trải qua 03 bài thi viết bao gồm: môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) và môn chuyên. Các môn chuyên gồm có: môn Toán (vòng 2) dành cho các thí sinh thi chuyên Toán học và chuyên Tin học; môn Vật lý dành cho các thí sinh thi vào chuyên Vật lý; môn Hóa học dành cho thí sinh thi vào chuyên Hóa học; môn Sinh học dành cho các thí sinh thi vào chuyên Sinh học.

Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Nhà trường đã có sự điều chỉnh về thời gian làm bài thi đối với 02 môn: Ngữ văn và Toán (vòng 1). Nếu như mọi năm thí sinh sẽ phải thi 120 phút với mỗi bài thi này thì năm nay thời gian làm bài thi rút ngắn xuống chỉ còn 75 phút với môn Ngữ văn và 90 phút với môn Toán (vòng 1). Đối với các môn chuyên, thí sinh vẫn sẽ thi trong vòng 150 phút như mọi năm.

Ngày

Môn thi

Thời gian làm bài

Sáng 15/6

- 07h00: Gọi thí sinh vào phòng thi

          Thí sinh nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến quy chế thi và sửa chữa thông tin (nếu có).

 

 

 

- 08h00: Thi môn Ngữ văn cho tất cả thí sinh

75 phút

- 09h45: Thi môn Toán (vòng 1) cho tất cả thí sinh

90 phút

Sáng 16/6

- 07h30: Gọi thí sinh vào phòng thi

 

- 08h00: Thi môn Toán (vòng 2)

150 phút

- 08h00: Thi môn Sinh học

150 phút

Chiều 16/6

- 14h00: Gọi thí sinh vào phòng thi

 

- 14h30: Thi môn Hóa học cho thí sinh thi vào chuyên Hóa học

150 phút

- 14h30: Thi môn Vật lý cho thí sinh thi vào chuyên Vật lý

150 phút

 

Tỷ lệ chọi vào Trường THPT Chuyên KHTN năm 2021

Năm 2021, Trường THPT Chuyên KHTN tiếp tục tuyển sinh 540 chỉ tiêu cho tất cả các lớp hệ chuyên và chất lượng cao.

Theo TS. Trương Thanh Tú, Trưởng phòng Hợp tác và Phát triển, nguyên Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN, năm nay Nhà trường đã nhận được 2.764 hồ sơ với 3.089 nguyện vọng.

Lớp

Chỉ tiêu

Số nguyện vọng

Tỷ lệ chọi

Chuyên Toán

90

710

1/ 8,0

Chuyên Tin

90

690

1/ 7,6

Chuyên Lý

90

588

1/ 6,3

Chuyên Hóa

90

734

1/ 8,2

Chuyên Sinh

90

367

1/ 4,1

So với năm 2020, tỷ lệ chọi của khối chuyên Toán và chuyên Hóa đều có sự tăng lên. Năm 2020, tỷ lệ chọi vào lớp chuyên Hóa và Toán lần lượt là 1/ 7,9 và 1/ 7,8 thì năm nay tỷ lệ chọi của 2 lớp chuyên này là 1/ 8,2 và 1/ 8,0. Và lớp chuyên Hóa cũng là lớp chuyên có tỷ lệ chọi cao nhất trong toàn Trường. Thấp nhất là tỷ lệ chọi của lớp chuyên Sinh với 1/ 4,1. Tuy nhiên tỷ lệ chọi này cũng tăng lên so với năm 2020 là 1/ 4,0.

Một số hình ảnh trong buổi sáng đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh THPT Chuyên KHTN năm 2021

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Thí sinh luôn đảm bảo nguyên tắc 5K tại khu vực dự thi.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Thí sinh và cán bộ coi thi thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi vào điểm thi.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Lực lượng thanh niên tình nguyện được bố trí trực tại các điểm cổng vào khu vực thi để đo thân nhiệt và kiểm tra thông tin tờ khai y tế.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Các bạn thí sinh không quên rửa tay sát khuẩn trước khi vào phòng thi.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Trong phòng thi chỗ ngồi được đảm giãn cách theo đúng quy định.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Các bạn thí sinh phấn khởi khi nhận được món quà nhỏ thay lời chúc thi tốt từ các thành viên đội thanh niên tình nguyện Nhà trường ngay sau khi kết thúc buổi thi đầu tiên.
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
Thí sinh luôn được nhắc nhở lưu ý về việc đảm bảo giãn cách an toàn ngay cả khi di chuyển trong sân trường...
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
… tại sảnh chính…
Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên KHTN đợt 1 năm 2021
… ngay cả trước cổng trường khi ra về.

Chúc các bạn thí sinh sẽ hoàn thành thật tốt bài thi vào ngày thi tiếp theo. Trường THPT Chuyên KHTN nói riêng và Trường ĐHKHTN nói chung mong chờ được chào đón các bạn trong năm học sắp tới!

Minh Nguyệt

Căn cứ công điện 06/CĐ-UBND ngày 03/5/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về tạm dừng các hoạt động để phòng chống dịch bệnh Covid-19;

Căn cứ Công văn số 1179/ĐHQGHN-CTHS&SV ngày 27/4/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về tiếp tục tăng cường thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19;

Căn cứ Quy chế thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông ở ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/3/2021 của Giám đốc ĐHQGHN;

Căn cứ công văn số 2077/BGDĐT-GDĐH ngày 20/5/2021 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy và học, kết thúc năm học và tuyển sinh trong thời gian dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục đại học;

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và đề xuất của thường trực Hội đồng thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông (THPT) ở ĐHQGHN năm 2021, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN thông báo điều chỉnh lần 2 kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh THPT như sau:

1. Đối với các đợt thi đã đăng ký:

a) Điều chỉnh lịch thi các đợt 211-213

- Đối với các thí sinh không liên quan đến vùng dịch bệnh Covid-19 sẽ tham dự kỳ thi ĐGNL học sinh THPT theo lịch thi điều chỉnh như sau:

TT Đợt thi Ngày thi đã công bố Ngày thi điều chỉnh (*) Ghi chú
1 211 và 212 29 - 30/5/2021

12-13/6/2021

19-20/6/2021

Cả 2 đợt
2 211 và 212 05 - 06/6/2021

12-13/6/2021

19-20/6/2021

Cả 2 đợt
4 213 26 - 27/6/2021 26 - 27/6/2021 Đợt 213 (bao gồm cả đợt 211, 212)

* Lịch thi dự kiến có thể điều chỉnh theo tình hình phòng dịch bệnh Covid-19 của thành phố Hà Nội.

b) Bổ sung lịch thi trong điều kiện giãn cách xã hội

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ cho phép thí sinh điều chỉnh/lựa chọn lại ca thi mới đối với các đối tượng đang cách ly, phong tỏa, F1, F2, chưa dự thi. Ca thi bổ sung trong điều kiện giãn cách xã hội sẽ được mở liên tục các ngày trong tháng 6 năm 2021.

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ gửi thông báo và Giấy báo dự thi cho thí sinh qua email đăng ký trước 03 ngày dự thi chính thức.  

2. Đối với các đợt thi chưa tổ chức đăng ký dự thi

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký các đợt 214 - 216 sẽ được thông báo chi tiết căn cứ theo tình hình phòng dịch bệnh Covid-19.

Thông tin về các đợt thi sẽ được cập nhật liên tục trên website:

http://cet.vnu.edu.vn hoặc https://khaothi.vnu.edu.vn.

Trân trọng thông báo./.

 

Chứng chỉ miễn thi môn ngoại ngữ

Danh sách các đơn vị có thẩm quyền cấp các chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định:

STT

Ngoại ngữ

Tên chứng chỉ

Nơi cấp

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT 72 điểm

Educational Testing Service (ETS)

2

Tiếng Anh

IELTS 5.5

- British Council (BC)

- International Development Program (IDP)

3

Tiếng Nga

TRKI-2

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

4

Tiếng Nhật

JLPT cấp độ N3

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

5

Tiếng Hàn

TOPIK II cấp độ 4

Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia Hàn Quốc (KICE)

6

Tiếng Đức

DSH B2

TestDaF B2

DSD B2

TELC B2

ÖSD Zertifikat B2

Goethe-Zertifikat B2

- Các trường đại học Đức

- Viện TestDaF

- Viện Goethe (Goethe - Institut)

- TELC B2 (TELC GmbH)

- KMK (Hội đồng Bộ trưởng văn hóa, giáo dục của Liên bang và các bang CHLB Đức)

- Hiệp hội  ÖSD (Cộng hòa Áo)

7

Tiếng Trung

HSK cấp độ 4

TOCFL cấp độ 4

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hanban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

- Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia (Steering Committee for the Test Of Proficiency-Huayu)

8

Tiếng Pháp

- TCF 350 điểm

- DELF B2

- Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP)

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10

Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh ĐHCQ năm 2021 của ĐHQGHN

 

[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021

1. Đối tượng tuyển sinh 

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT). 

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

- Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường/khoa có quy định sơ tuyển.

2. Phạm vi tuyển sinh: ĐHQGHN tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.

3. Phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển Đợt 1: 

(1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;

(2) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường; 

(3) Xét tuyển theo các phương thức khác:

- Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 và các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS và chứng chỉ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN);

- Xét hồ sơ năng lực (kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế) đối với một số đơn vị đào tạo có hợp tác quốc tế và chương trình dạy bằng tiếng Anh;

- Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của

ĐHQGHN và Bộ GDĐT (Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của ĐHQGHN; Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GDĐT).

3.2. Xét tuyển đợt bổ sung (nếu còn chỉ tiêu)

Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng  được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo (nếu có).

Đối với các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT (sẽ được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021 của đơn vị). Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng.

Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể theo đơn vị đào tạo (Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành theo từng phương thức tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển)

(Lưu ý: tải ảnh về để xem nội dung rõ hơn)

[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021

[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021

 

[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021

 

[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
[Chính thức] ĐHQGHN tuyển 11.250 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021

 

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
Ban tư vấn của Trường ĐHKHTN tại Ngày hội tuyển sinh - hướng nghiệp 2020.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi trẻ phối hợp cùng Bộ GD-ĐT, Tổng cục Dạy nghề (Bộ lao động Thương binh và Xã hội), Sở GD-ĐT Hà Nội và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức là điểm đến không thể thiếu cho các bạn học sinh và quý phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh.

Tại gian tư vấn của Trường ĐHKHTN, quý phụ huynh và học sinh đã được Ban tư vấn gồm các thầy cô là cán bộ, giảng viên của trường cung cấp những thông tin mới nhất về phương thức xét tuyển đại học 2020, chương trình đào tạo mới mở, chính sách học bổng, học phí,... Ngoài ra, với những bạn đã có định hướng “gia nhập” mái nhà Tự nhiên còn được các thầy cô tư vấn chuyên sâu về ngành học, môi trường học tập, thực tập, việc làm và các hoạt động phong phú của Nhà trường.

Trường ĐHKHTN thu hút học sinh bởi phương thức xét tuyển thẳng học sinh Chuyên cùng nhiều hình thức tuyển sinh đa dạng khác

Một trong những điểm thu hút sự quan tâm của rất nhiều quý phụ huynh và các bạn học sinh đó là các phương thức tuyển sinh đa dạng của Nhà trường. Trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến phương thức xét tuyển thẳng.

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020, các đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng bao gồm:

- Học sinh hệ chuyên (THPT Chuyên thuộc ĐHQGHN);

- Học sinh hệ chuyên (THPT Chuyên ngoài ĐHQGHN);

- Học sinh hệ không chuyên THPT thuộc ĐHQGHN;

- Học sinh THPT là thành viên tham gia cuộc thi tháng “Đường lên đỉnh Olympia”;

- Học sinh THPT đạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Là một trong số những học sinh quan tâm tới phương thức xét tuyển thẳng của nhà trường, học sinh Đàm Tuấn Quỳnh, học sinh chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) đã tới với Ngày hội tư vấn để tìm hiểu về việc xét tuyển thẳng vào khoa Vật lý. Chia sẻ với thầy cô, học sinh Đàm Tuấn Quỳnh cho biết, em có dự định theo đuổi ngành Vật lý lý thuyết nên rất mong có cơ hội được học tập tại trường trong tương lai.

Cùng mong mỏi giống bạn Đàm Tuấn Quỳnh, một bạn nam sinh tới từ trường Chuyên Bắc Ninh cũng tìm hiểu cơ hội được xét tuyển thẳng vào Trường ĐHKHTN. Với niềm đam mê Toán học và thành tích 2 năm liên tiếp đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn mong muốn sẽ được theo học tại khoa Toán - Cơ - Tin học của Nhà trường.

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
TS. Trương Thanh Tú tư vấn cho nam sinh tới từ Trường THPT chuyên Bắc Ninh về phương thức xét tuyển thẳng của Nhà trường.

Bên cạnh phương thức xét tuyển thẳng, các bạn sinh viên sở hữu các chứng chỉ SAT, A-level, IELTS, ACT sẽ có lợi thế khi đăng ký xét tuyển vào Trường.

Những ngành học đầy sức hút của Trường ĐHKHTN trong mùa tuyển sinh Đại học 2020

Với vị thế của trường đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành đào tạo truyền thống của Nhà trường luôn có sức hút với các bạn học sinh.

Học sinh Phạm Thị Phương Anh, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Lê Hồng Phong (Nam Định) cho biết: “Em quan tâm tới khoa Sinh của Trường ĐHKHTN. Mong muốn của em là được theo đuổi chuyên sâu về sinh học, nghiên cứu về nhựa sinh học. Nguyện vọng 1 của em là Trường ĐHKHTN, nguyện vọng 2 sẽ là khối ngành Kinh tế. Được biết hôm nay có Ngày hội tư vấn tuyển sinh, en cùng bạn bè đến đây để tìm hiểu thêm thông tin về ngành mình định chọn.”

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
Học sinh Phạm Thị Phương Anh, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định (áo trắng ngoài cùng bên trái) đang lắng nghe tư vấn về chương trình đào tạo tại Khoa Sinh học của Nhà trường.

Cũng đến từ Trường chuyên Lê Hồng Phong, học sinh Trần Thị Kim Chi chia sẻ: “Em học chuyên Hóa, em quan tâm tới ngành Hóa Dược của Trường ĐHKHTN. Thầy giáo dạy Hóa ở trường em dạy rất hay khiến em cảm thấy thích thú với môn này. Em hi vọng có thể học Hóa Dược và được tiếp xúc với nhiều thầy dạy giỏi.”

Tại Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - hướng nghiệp, TS. Trương Thanh Tú - Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐHKHTN chia sẻ: “Một trong những điểm mới tại kỳ tuyển sinh Đại học 2020 của Nhà trường đó là sự xuất hiện của 5 ngành học mới (gồm có: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học, Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, Khoa học và công nghệ thực phẩm, Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường). Những chương trình này được xây dựng rất sát với nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao của xã hội hiện nay.

Mặc dù là những ngành học mới, nhưng do tính thực tiễn cao, nên những ngành học này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh và các bạn học sinh.

Một số hình ảnh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2020

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN cùng các thầy cô trong ban tư vấn của Nhà trường tại Ngày hội tư vấn - hướng nghiệp năm 2020.
Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020

Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
Gian tư vấn của Trường ĐHKHTN luôn chật kín các quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm tới thông tin tuyển sinh và chương trình đào tạo của Nhà trường.
Trường ĐHKHTN hội ngộ sôi nổi cùng các sĩ tử 2K2 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020
Bất chấp thời tiết nắng nóng, oi bức, các thầy cô luôn nhiệt tình tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ quý phụ huynh và các bạn học sinh.

Để có thêm những thông tin chi tiết và chính xác nhất về quy chế tuyển sinh, các chương trình đào tạo của Nhà trường, quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể truy cập cổng thông tin tuyển sinh theo địa chỉ: http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/.

Đến nay, sau 2 khóa tuyển sinh, chương trình đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ học viên, khẳng định vai trò và tính hấp dẫn đặc biệt của một chương trình đào tạo liên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực cao: từ những lĩnh vực có nhu cầu phân tích dữ liệu khoa học như y sinh học, môi trường, địa lí, địa chất, khí tượng, thuỷ văn, nông nghiệp, xã hội học … đến những lĩnh vực có nhu cầu phân tích dữ liệu trong nền kinh tế số như tài chính, kinh doanh thương mại, chăm sóc khách hàng, mạng xã hội v.v.

Là lĩnh vực liên ngành, khoa học dữ liệu dựa trên ba nền tảng kiến thức: toán học, thống kê và tin học trong phân tích và khám phá tri thức mới từ các dữ liệu thực tế, tồn tại dưới nhiều dạng cấu trúc khác nhau như số liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh. Khoa Toán - Cơ - Tin học thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đơn vị phụ trách trực tiếp chương trình Khoa học dữ liệu, là một trong số ít các đơn vị đào tạo quy tụ nhiều chuyên gia ở cả ba lĩnh vực này

Để nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng cơ hội học tập, nghiên cứu cho học viên, Khoa Toán - Cơ - Tin học đã chủ động tìm kiếm và trao đổi hợp tác với nhiều nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực khoa học dữ liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, tài chính, y tế v.v… cũng được mời tham gia giảng dạy để chia sẻ những kinh nghiệm thực tế cho học viên. Điều này sẽ giúp học viên “làm được việc” sau khi tốt nghiệp chứ không dừng lại ở kiến thức hàn lâm.

Chương trình Thạc sĩ Khoa học dữ liệu: đào tạo nhân lực cho thời chuyển đổi số

PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN và PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương - Giám đốc Điều hành VinIF ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo Thạc sĩ Ngành Khoa học Dữ liệu

Một trong các điểm mạnh của chương trình Thạc sĩ Khoa học dữ liệu tại Khoa Toán - Cơ - Tin học chính là mạng lưới hợp tác với doanh nghiệp, tạo cơ hội thực tập, cơ hội việc làm cũng như nâng cao điều kiện học tập cho học viên. Thực tế hiện nay, các công ty công nghệ thông tin sẵn sàng tuyển dụng nhân lực về khoa học dữ liệu với mức lương cao gấp đôi, gấp ba nhưng các công ty này vẫn khó tìm được người ứng tuyển. Do đó, để tăng cơ hội có nguồn lực chất lượng cao về khoa học dữ liệu, các tập đoàn công nghệ như tập đoàn FPT đã chủ động liên hệ hợp tác với Khoa trong đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ với mức học bổng 15 triệu đồng/ tháng, hay công ty công nghệ tài chính InfiniGru của Hàn Quốc đã đề nghị mức học bổng bằng 100% học phí cho 5 học viên và đảm bảo hoàn toàn việc làm đầu ra. Mới đây, ngày 15/05/2020 chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu tại Khoa Toán - Cơ - Tin học chính thức là chương trình nằm trong chuỗi hợp tác liên kết đào tạo với Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINBDI). Với sự tài trợ của VINIF, chương trình được đầu tư thêm cho việc xây dựng bài giảng, mua giáo trình, nâng cao cơ sở vật chất và có kinh phí dành cho việc trao đổi với chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên tham gia các hội thảo khoa học trong nước và nước ngoài. Bên cạnh các suất học bổng đặc biệt trực tiếp từ VINIF, 10 học viên cao học khóa 2020-2022 đạt kết quả học tập tốt nhất của chương trình Khoa học dữ liệu tại Khoa Toán - Cơ - Tin học sẽ có cơ hội dành học bổng 18 triệu đồng/suất trong năm đầu tiên. Các nhóm nghiên cứu mạnh thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn cũng chào đón các học viên của chương trình đến thực tập trong các dự án nghiên cứu.

Tốt nghiệp đại học, muốn trở thành chuyên gia dữ liệu, bạn còn chần chừ gì nữa không nắm bắt cơ hội theo học chương trình này?

Ngày 22/4/2020, Ban Chỉ đạo tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã họp bàn và công bố chính thức về phương án tuyển sinh đại học năm 2020.

Theo đó, phương án tuyển sinh 2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: (1) Xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và (3) Xét tuyển hồ sơ thí sinh.

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố chính thức phương án tuyển sinh 2020

Bài thi của ĐHQGHN kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh gồm:

- (1) Toán (90 phút)

- (2) Bài viết luận (60 phút)

- (3) Ngoại ngữ (60 phút)

- (4) Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (60 phút)

Thời gian dự kiến tổ chức thi: CUỐI THÁNG 7/2020, TRƯỚC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100.

Các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN sử dụng kết quả 3 hoặc 4 hợp phần thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo.

Tổ hợp xét tuyển vào từng ngành đào tạo, các yêu cầu chi tiết đối với đề thi và thủ tục đăng ký dự thi được công bố trước 10/5/2020.

Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến vào ĐHQGHN từ ngày 1/6/2020.

ĐHQGHN chỉ tổ chức thi trên địa bàn Hà Nội và phối hợp với các trường đại học công tác ra đề thi, chấm thi và xét tuyển đại học chính quy.

ĐHQGHN là đại học hàng đầu Việt Nam và thuộc nhóm 801-1000 đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS và Times Higher Education. ĐHQGHN không ngừng khẳng định vị thế là lựa chọn ưu việt của phụ huynh và học sinh. Năm 2020, ĐHQGHN tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới, được thiết kế phục vụ cung cấp nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới. Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học; Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; Marketing, Nhật Bản học, Điều dưỡng, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Lịch sử và Địa lý, Hàn Quốc học…. và nhiều ngành chất lượng cao khác.

Phương thức xét tuyển của ĐHQGHN phong phú và đa dạng về cách thức, các bạn thí sinh có nhiều con đường đến với giảng đường ĐHQGHN.

Năm 2020, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thành viên của ĐHQGHN) sẽ  tuyển sinh 32 ngành với nhiều chương trình đào tạo; ngoài các chương trình đào tạo chuẩn còn có các chương trình tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao. Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn có nhiều cơ hội việc làm, được nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chào đón.

Theo phương án tuyển sinh trên, với đối tượng xét tuyển qua bài kiểm tra các năng lực cơ bản, dự kiến, trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ xét tuyển qua các tổ hợp: Toán – bài Luận – Khoa học Tự nhiên và Toán – bài Luận - Ngoại Ngữ.

THÔNG BÁO NHẬP HỌC SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2019

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo nhập học sau đại học đợt 2 năm 2019.

THÔNG BÁO NHẬP HỌC CHO THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ tải tại đây.

Tải Danh sách trúng tuyển tại đây.

Tải Biểu mẫu Sơ yếu lý lịch nghiên cứu sinh tại đây.

THÔNG BÁO NHẬP HỌC CHO THÍ SINH TRÚNG TUYỂN ĐÀO TẠO THẠC SĨ tải tại đây.

Tải Danh sách trúng tuyển tại đây.

Tải Biểu mẫu Sơ yếu lý lịch cao học tại đây.

Đề nghị các thí sinh trúng tuyển chuẩn bị đầy đủ và đúng quy định các giấy tờ, kinh phí như yêu cầu để nhập học trong ngày 28/10/2019 tại phòng 320, 321 nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Nhà trường dự kiến tổ chức khai giảng khóa học vào 8 giờ 00 sáng ngày 29/10/2019 tại Hội trường tầng 7 nhà T5 và phổ biến nội quy quy chế đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch học tập

Trường ĐHKHTN thông báo kết quả xét tuyển sinh viên vào học các CTĐT đặc biệt (Tài năng, Tiên tiến, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao) năm 2019:

1. Danh sách sinh viên trúng tuyển (tại đây).

2. Thời khóa biểu của các CTĐT đặc biệt (tại đây).

3. Kế hoạch Lãnh đạo Nhà trường gặp mặt sinh viên (xem trong danh sách sinh viên trúng tuyển).    

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN thông báo điểm chuẩn trúng tuyển vào đại học chính quy năm 2019 đối với những thí sinh sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo dưới đây:

Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 bài thi (theo tổ hợp tương ứng, không nhân hệ số) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) và áp dụng cho tất cả các tổ hợp của ngành. Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm của tổ hợp đăng ký xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ điểm chuẩn trở lên của ngành đăng ký được coi là trúng tuyển vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

HƯỚNG DẪN THÍ SINH XÁC NHẬN NHẬP HỌC VÀ LÀM THỦ TỤC NHẬP HỌC

I. Xác nhận nhập học

Thí sinh tra cứu Danh sách trúng tuyển tại website Trường (http://hus.vnu.edu.vn) và Đại học Quốc gia Hà Nội (http://vnu.edu.vn) từ ngày 09/08/2019 và làm thủ tục xác nhận nhập học theo hai bước sau:

Bước 1: xác nhận nhập học trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn (trong khoảng thời gian từ 08h00 ngày 09/08/2019 đến trước 17h00 ngày 15/08/2019);

Bước 2: gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 theo đường chuyển phát nhanh về Hội đồng tuyển sinh trước 17h00 ngày 15/08/2019 (theo dấu Bưu điện) tại địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Số 334 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

II. Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học:

+ Địa điểm: Trường ĐHKHTN, Số 334 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

+ Thời gian: Chủ nhật, ngày 18 tháng 8 năm 2019

MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH, THÍ SINH TẢI TẠI ĐÂY.

Ghi chú:

- Tuyển sinh viên vào học các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế sẽ được thông báo cụ thể khi thí sinh làm thủ tục nhập học.

- Từ ngày 19/8/2019 đến hết ngày 24/8/2019, tất cả sinh viên tập trung sinh hoạt đầu khóa và dự kiểm tra phân loại trình độ tiếng Anh. 

- Sinh viên bắt đầu học tập trên giảng đường từ ngày 03/9/2019.

- Thí sinh có thể theo dõi thông tin trên website của Nhà trường tại địa chỉ http://hus.vnu.edu.vn/hoặc trang fanpage https://www.facebook.com/VNUHUSFanpage/

ĐIỂM CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN, THỦ TỤC NHẬP HỌC, THÍ SINH TẢI TẠI ĐÂY.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trường ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo kết quả xét tuyển thẳng vào đại học chính quy năm 2019 như sau:

1. Danh sách 97 thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển thẳng: là những thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2019 (danh sách kèm theo).

2. Danh sách 21 thí sinh trúng tuyển diện Học sinh THPT chuyên có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia (danh sách kèm theo).

3. Danh sách 15 thí sinh trúng tuyển diện Học sinh THPT chuyên có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (danh sách kèm theo).

4. Danh sách 5 thí sinh trúng tuyển diện Học sinh THPT chuyên có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm (danh sách kèm theo).

5. Danh sách 7 thí sinh trúng tuyển diện Học sinh THPT chuyên có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm trong đó không có điểm bài thi/ môn thi nào dưới 5,0 điểm (danh sách kèm theo).

6. Danh sách 4 thí sinh trúng tuyển diện học sinh giỏi cấp tỉnh đã đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán; Tin học; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Địa lí và đồng thời đáp ứng các điều kiện: đạt lực học loại giỏi liên tục trong 3 năm học bậc THPT, có kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 theo tổ hợp xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định (danh sách kèm theo).

7. Danh sách 6 thí sinh trúng tuyển diện có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) (danh sách kèm theo).

8. Danh sách 11 thí sinh trúng tuyển diện có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (quy đổi theo bảng dưới đây), chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc phải có môn Toán) (danh sách kèm theo).

HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN NHẬP HỌC

1. Thí sinh kiểm tra lại thông tin tại danh sách kèm theo;

2. Thí sinh xác nhận nhập học: thí sinh bắt buộc phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải (đối với thí sinh diện miễn thi THPT quốc gia năm 2019) hoặc bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 trước 17h00 ngày 23/7/2019; Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Sau khi thí sinh xác nhận nhập học, Trường ĐHKHTN sẽ gửi “Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học chính quy năm 2019” qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) và cập nhật thông tin thí sinh vào cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Mọi thông tin chi tiết, thí sinh liên hệ: 

Phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Điện thoại: 024 35579076; 024 38585279; hotline: 0967867334; 

Website: http://hus.vnu.edu.vn

Email: tuvantuyensinh@hus.edu.vn

Fanpage: fb.com/VNUHUSFanpage

Thông báo v/v thi sát hạch trình độ tiếng Anh bậc 2 cho sinh viên khoá QH.2018 (K63)

Danh sách phòng thi sát hạch trình độ tiếng Anh bậc 2 cho sinh viên khoá QH.2018 (K63): xem tại đây.

Thời gian thi:     Chiều thứ Sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018

                           14h30 tập trung thí sinh, 15h00 bắt đầu tính giờ làm bài

Địa điểm thi:      Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Hình thức thi:    Bài thi đọc, viết tiếng Anh 60 phút

Lưu ý: Sinh viên phải mang giấy tờ tùy thân (giấy CMND hoặc: thẻ CCCD, Giấy phép lái xe, hộ chiếu) để vào phòng thi; mang Bút chì, tẩy và bút mực để làm bài thi.

 

Tổ chức Nature Research vừa công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu, các quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, sự sống và khoa học trái đất. Theo đó, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN xếp thứ hai trong top 10 cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu của Việt Nam (sau Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Các chỉ số của Trường ĐHKH Tự nhiên (ĐHQGHN) do Nature Index công bố

Các cơ sở giáo dục đại học khác có tên trong top 10 của Bảng xếp hạng này bao gồm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (thứ 3), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 6), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (thứ 9), và Trường Đại học Duy Tân (thứ 9).

Ở cấp độ quốc gia, năm 2016, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 10, năm 2017 đứng thứ 12, và năm 2018 trở lại vị trí thứ 10 trong 29 quốc gia được Nature Index đưa vào Bảng xếp hạng khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các chỉ số của các cơ sở nghiên cứu, giáo dục Việt Nam do Nature Index công bố

Năm 2018, đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương là Trung Quốc, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, New Zealand, Thái Lan… Thứ tự này gần như được duy trì ổn định từ các năm 2016 và 2017.

Kết quả xếp hạng Nature Index của Việt Nam 2018 (Nguồn: https://www.natureindex.com/country-outputs/Vietnam )

Bảng xếp hạng Nature Index công bố mỗi năm phản ánh về quy mô công bố và mức độ sự hợp tác nghiên cứu chất lượng cao ở cấp cơ sở giáo dục đại học/nghiên cứu, cấp quốc gia và khu vực. Dữ liệu Nature Index được cập nhật hàng tháng và công bố tại địa chỉ https://www.natureindex.com. Dữ liệu của 01 năm được đưa vào để tính xếp hạng (từ ngày 1/7/2017 đến ngày 30/6/2018). Từ năm 2016, Nature Index bắt đầu công bố các bảng xếp hạng năm về kết quả công bố của quốc gia và cơ sở giáo dục đại học.

Kết quả xếp hạng Nature Index về công bố của quốc gia, tổ chức nghiên cứu và các cơ sở giáo dục đại học được tính bằng hai tiêu chí:

1. Số bài viết (Article Count, AC): Được tính cho quốc gia hoặc tổ chức nghiên cứu nếu bài báo đó do một hoặc nhiều tác giả đến từ quốc gia đó hoặc tổ chức đó thực hiện, bất kể có bao nhiêu đồng tác giả đến từ bên ngoài tổ chức hoặc quốc gia đó.

2. Tỷ lệ công bố (Fractional Count, FC): Là tỷ lệ phần trăm tính theo công thức số tác giả của cơ sở giáo dục đại học (hoặc quốc gia) và số cơ sở giáo dục đại học chủ quản của các tác giả đó trên một bài viết. Để tính toán FC, tất cả các tác giả được coi là đóng góp như nhau cho một bài viết. Mỗi bài viết có chỉ số FC kết hợp tối đa là 1.0.

Bảng xếp hạng Nature Index là bảng xếp hạng do Tổ chức Nature Reasearch (cơ quan chủ quản của Tạp chí danh tiếng Nature) thực hiện, sử dụng cơ sở dữ liệu bài báo được xuất bản trong hệ thống 82 tạp chí khoa học chất lượng cao do Nature Research lựa chọn.

Các tạp chí này được 2 hội đồng khoa học độc lập của Nature Research lựa chọn căn cứ theo các tiêu chí chất lượng của tạp chí chứ không thuần túy dùng chỉ số định lượng (impact factor). Tuy các tạp chí được lựa chọn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số tạp chí trong cơ sở dữ liệu ISI (Web of Science) nhưng lại chiếm gần 30% tổng số trích dẫn trong số các tạp chí khoa học tự nhiên. Chỉ có các bài báo nghiên cứu bậc 1 của tạp chí (primary research articles) được đưa vào Nature Index để tính điểm xếp hạng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN