Thành tựu và gương mặt tiêu biểu
  • Labshare: “Uber” của các phòng thí nghiệm
  • Giải thưởng Viện Toán học năm 2017 được trao cho hai nhà khoa học là cựu sinh viên, học viên Trường ĐHKHTN
  • Nghiên cứu sinh (NCS) người Đức bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ cấp ĐHQGHN - chuyên ngành Hóa môi trường

LabShare - mạng lưới kết nối và chia sẻ nguồn tài nguyên khoa học - sẽ giúp bạn tìm được thiết bị nghiên cứu và cơ sở đo mẫu phù hợp với nhu cầu, tăng hiệu quả sử dụng cho các trang thiết bị nhàn rỗi trong lab của bạn.

Năm 2017, Hội đồng Khoa học Viện Toán học đã nhận được nhiều hồ sơ rất xuất sắc của các ứng viên cho Giải thưởng Viện Toán học. Sau một quá trình lấy ý kiến phản biện từ các chuyên gia đầu ngành ở trong và ngoài nước cho tất cả các hồ sơ, bằng cách bỏ phiếu kín và với đa số phiếu tập trung, Hội đồng Khoa học đã chọn ra hai nhà Toán học trẻ để trao tặng Giải thưởng Viện Toán học năm 2017 là TS. Ngô Quốc Anh và TS. Nguyễn Duy Tân. Đặc biệt, cả hai nhà khoa học trẻ tài năng này đều là cựu sinh viên, học viên cao học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. 

GS. Vũ Ngọc Phát Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Toán học và GS. Phùng Hồ Hải Viện trưởng Viện Toán học trao giải thưởng Viện Toán học cho 2 nhà khoa học

TS. Ngô Quốc Anh sinh năm 1983, là cử nhân (2005) và Thạc sỹ (2007) của Trường ĐHKHTNHN, ĐHQGHN và Tiến sĩ ĐH Quốc gia Singapore (2013), hiện là giảng viên Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN. Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Ngô Quốc Anh là giải tích hình học và phương trình đạo hàm riêng. Anh được trao Giải thưởng Viện Toán học năm 2017 vì những đóng góp xuất sắc của mình trong việc nghiên cứu phương trình Einstein với ràng buộc, bằng việc khảo sát các trường hợp độ cong trung bình là hằng, gần hằng và xa hằng.

TS. Nguyễn Duy Tân sinh năm 1981, là cử nhân (2003) và Tiến sỹ (2008) của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN), hiện đang công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Nguyễn Duy Tân là Lý thuyết Galoa, nhóm đại số và đối đồng điều Galoa của chúng. Anh có những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu lý thuyết tích Massey trong lý thuyết đối đồng điều Galoa của trường và ứng dụng của chúng trong việc nghiên cứu nhóm Galoa tuyệt đối của trường, một trong những bài toán trung tâm của Lý thuyết Số hiện đại.

Giải thưởng Viện Toán học là giải thưởng dành cho những nhà Toán học trẻ làm việc tại Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu Toán học. Ứng viên của Giải thưởng này có tuổi đời không quá 40 tuổi, không nhất thiết là người Việt Nam nhưng phải đang làm việc (hoặc có vị trí làm việc) tại Việt Nam trong năm xét. Giải thưởng Viện Toán học được xét và trao tặng hai năm một lần, vào các năm lẻ.

Cụm công trình của TS. Ngô Quốc Anh:

1. Q.A. Ngo, X. Xu, Existence results for the Einstein-scalar field Lichnerowicz equations on compact Riemannian manifolds, Adv. Math. 230 (2012) 2378–2415.

2. Q.A. Ngo, X. Xu, Existence results for the Einstein-scalar field Lichnerowicz equations on compact Riemannian manifolds in the positive case, Bull. Inst. Math. Acad. Sin. (N.S.) 9 (2014) 451–485.

3. Q.A. Ngo, X. Xu, Existence results for the Einstein-scalar field Lichnerowicz equations on compact Riemannian manifolds in the null case, Comm. Math. Phys. 334 (2015) 193–222.

4. R. Gicquaud, Q.A. Ngo, A new point of view on the solutions to the Einstein constraint equations with arbitrary mean curvature and small TT-tensor, Classical Quantum Gravity 31 (2014) 95014 (20pp).

5. Q.A. Ngo, H. Zhang, Prescribed Webster scalar curvature on compact CR manifolds with negative conformal invariants, J. Differential Equations 258 (2015) 4443–4490.

Cụm công trình của TS. Ngô Quốc Anh:

1. J. Miná\v c and N. D. Tân, Triple Massey products and Galois theory, J. Eur. Math. Soc. 19 (2017), 255-284.

2. J. Miná\v c and N. D. Tân, The Kernel Unipotent Conjecture and Massey products on an odd rigid field, (with an Appendix written by I. Efrat, J. Miná\v c and N. D. Tân), Adv. Math. 273 (2015), 242-270.

3. J. Miná\v c and N. D. Tân, Triple Massey products vanish over all fields, J. London Math. Soc. 94 (2016), 909-932.

4. J. Miná\v c and N. D. Tân, Construction of unipotent Galois extensions and Massey products, Adv. Math. 304 (2017), 1021-1054.

 

Theo http://math.ac.vn

Lễ Bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp ĐHQGHN của Nghiên cứu sinh (NCS) người Đức chuyên ngành Hóa môi trường: “Đóng góp cho hệ thống đo lường trực tuyến để điều tra sự độc hại của nước thải đối với bùn hoạt tính”.

Ngày 29/03/2018, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), ĐHQGHN đã diễn ra Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa môi trường của NCS Ferdinand Friedrichs đến từ CHLB Đức. Đề tài của anh là: “Đóng góp cho hệ thống đo lường trực tuyến để điều tra sự độc hại của nước thải đối với bùn hoạt tính” (Contributions to Online Measurement Systems for the investigation of Wastewater Toxicity on Activated Sludge).

Hội đồng bảo vệ Luận án tiến sĩ do GS.TS. Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng còn có các thành viên sau: GS.TS. Lê Quốc Hùng - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS.TS. Karl-Ulrich Rudolph - Giám đốc điều hành Viện kỹ thuật và quản lý môi trường - Witten/Herdecke University (IEEM); TS. Nguyễn Hùng Minh - Tổng cục Môi trường Việt Nam; PGS.TS. Dương Hồng Anh - VNU-HUS; TS. Lê Trọng Lư - Viện Kỹ thuật nhiệt đới; PGS.TS. Từ Bình Minh - VNU-HUS.

NCS Ferdinand Friedrichs đến từ LAR Process Analyzer AG đã được nhận vào chương trình đào tạo tiến sĩ về Hóa Môi trường từ năm 2013 đến năm 2016. Sau khi hoàn thành khóa học, NCS Ferdinand Friedrichs thực hiện luận án dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Quang Trung (ĐHKHTN) và TS. Wolfgang Genthe (LAR Process Analyzer AG), NCS Ferdinand Friedrichs đã vượt qua kỳ kiểm tra ban đầu và luận án đã được các nhà phê bình đánh giá, đề nghị bảo vệ ở vòng chung kết.

Luận án tiến sĩ của NCS Ferdinand Friedrichs được các nhà chuyên môn cũng như thành viên Hội đồng bảo vệ luận án đánh giá cao với khả năng ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam và trên thế giới. Tất cả các giám định viên đồng ý rằng các kết quả nghiên cứu thử nghiệm hô hấp kích hoạt bùn trực tuyến không bị trùng lặp so với các ấn phẩm khác tại Việt Nam. Việc áp dụng hệ thống Nitritox và Biomonitor để theo dõi nước thải tại 7 khu công nghiệp trên khắp Việt Nam chưa được công bố ở Việt Nam và các nước khác. “Các nghiên cứu tương tự đã được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên nghiên cứu để tăng độ nhạy của thử nghiệm ức chế và sử dụng Nitritox để theo dõi xử lý nước thải trong các khu công nghiệp Việt Nam là nghiên cứu và ứng dụng mới", PGS.TS. Trần Hồng Côn - ĐHKHTN và TS. Trịnh Anh Đức - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nhận xét.

Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Độ nhạy của thí nghiệm ức chế hô hấp bùn hoạt tính có thể được tăng lên bằng cách thay đổi dung dịch dinh dưỡng, pH, nhiệt độ, nồng độ sinh khối, thời gian ủ và nồng độ ôxy trong thiết bị lên men.

- Việc thay thế dung dịch dinh dưỡng là nước thải tổng hợp bằng natri axetat làm tăng độc tính. Điều này có thế lý giải bằng việc tạo thành của phức chất kim loại nặng với các thành phần có trong nước thải tổng hợp, đặc biệt là peptone. Phức chất kim loại nặng – peptone có độc tính thấp hơn so với kim loại nặng khi có sự hiện diện của natri axetat.

- Một hệ thống theo dõi trực tuyến chất độc của nước thải lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Một loạt hoạt động đo đạc đánh giá ở bảy khu công nghiệp trong cả nước đã được tiến hành. Việc quan trắc đã chỉ ra rằng độc tính từ các hợp chất nitrit đã xảy ra ở năm trong tổng số các khu công nghiệp được tiến hành.

Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Với thiết bị phân tích trực tuyến BOC Biomonitor, một ứng dụng mới đã được phát triển để đo thành công hiện tượng ức chế hô hấp của bùn hoạt tính. Do đó, phạm vi ứng dụng của Biomonitor được tăng lên, có tầm quan trọng về kinh tế đối với các thiết bị phân tích LAR, với phát triển mới này hứa hẹn sẽ tác động tích cực đến doanh thu.

- Nghiên cứu này đã thành công trong việc tăng độ nhạy của thử nghiệp về ức chế hô hấp bùn hoạt tính. Cải tiến này rất phù hợp với việc phát triển một hệ thống cảnh báo sớm mà có thể phát hiện ra các dòng chảy độc hại ở WWTP sớm hơn và ở nồng độ thấp hơn.

- Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, thử nghiệm ức chế hô hấp bùn hoạt tính được tiến hành với việc sử dụng lần đầu tiên một điện cực ORP. Do đó, điện cực ORP có thể được ứng dụng như một đầu dò cho ức chế hô hấp bùn hoạt tính.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN