Thành tựu và gương măt tiêu biểu
  • Nam sinh Bình Định tốt nghiệp thủ khoa trường Tự nhiên Hà Nội
  • Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp
  • Chàng trai miền Nam tò mò về mùa đông Hà Nội giành học bổng Tiến sĩ toàn phần tại trường Đại học Bách Khoa Paris
  • Nghiên cứu sinh giành học bổng Sylff với nghiên cứu tìm ra vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng
  • Thủ khoa tốt nghiệp Đinh Thế Nam: VNU-HUS chắp cánh ước mơ khoa học
  • PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: "Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan"
  • Cô gái Sri Lanka và tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi ở ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam
  • Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm
  • Từ nỗi thất vọng khi trượt nguyện vọng 1 đến học bổng du học toàn phần
  • Giành học bổng thạc sĩ châu Âu khi chưa tốt nghiệp đại học
  • Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý
  • Thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2021 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đạt điểm GPA 3,95/4

Nguyễn Văn Phú tốt nghiệp thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) với điểm GPA 3.92/4, từng giành 7/8 kỳ học bổng của trường, có công bố quốc tế.

Nam sinh Bình Định tốt nghiệp thủ khoa trường Tự nhiên Hà Nội

Nguyễn Văn Phú thay mặt sinh viên phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: HUS.

“Bốn năm trước, từ mảnh đất miền Trung, mình không ngại chấp nhận thử thách, chọn một mình ra Hà Nội để nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học", Nguyễn Văn Phú chia sẻ với Tri Thức - Znews.

Văn Phú (22 tuổi) là cựu học sinh lớp chuyên Hóa học, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định. Ngày 30/6, Phú chính thức tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Với GPA 3.92/4.0, nam sinh có điểm số cao nhất trong hơn 830 sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 6/2024 của trường.

Từng là nam sinh mê game

Trước khi có những bước tiến vượt bậc trong con đường học thuật, ít ai biết Phú từng là nam sinh mê game. Ba năm lớp 7, 8, 9, hầu như ngày nào cũng vậy, cứ đi học về, Phú lại vào quán net và chơi điện tử từ 18h đến 22h.

Dù Phú không trốn học, nhiều lần được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường, việc ham chơi, bỏ bê ôn luyện đã khiến nam sinh “thi lần nào là trượt lần đó".

Chỉ tới năm lớp 9, khi thi trượt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học, nam sinh mới nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Thấy con buồn, mẹ của Phú quyết định cho con thi vào trường chuyên của tỉnh. Lúc này, Phú mới quyết tâm bỏ game và làm lại.

“Đỗ trường chuyên, được học cùng thầy cô, bạn bè giỏi, có cơ hội đi học tại Nghệ An, Hà Nội, tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi… mình càng có thêm động lực. Đây cũng là thời điểm mình nhen nhóm ý định sẽ ra Hà Nội học đại học”, Phú nói.

Nam sinh cho biết trong quá trình ôn thi học sinh giỏi quốc gia ở bậc THPT, Phú cùng các bạn trong đội tuyển có cơ hội ra Hà Nội để ôn tập. Ở đây, nam sinh được gặp gỡ, trao đổi với nhiều thầy cô giỏi, được biết về Đại học Khoa học Tự nhiên. Thế nhưng khi đó, Phú vấp phải phản ứng của anh trai khi chọn đi học xa nhà, lại không có người quen tại Hà Nội.

“Anh trai hay họ hàng, người quen của mình đều chọn học tập và làm việc tại TP.HCM. Mình đã đi ngược lại, chọn ra Thủ đô", Phú cho hay sau một thời gian ngắn thuyết phục, chia sẻ dự định với bố mẹ và anh trai, cuối cùng, Phú cũng nhận được sự đồng ý của cả gia đình.

Nhờ đoạt giải nhì quốc gia, Văn Phú được tuyển thẳng vào chương trình đào tạo tài năng ngành Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Nam sinh Bình Định tốt nghiệp thủ khoa trường Tự nhiên Hà Nội

Năm 2020, Văn Phú được tuyển thẳng vào chương trình đào tạo tài năng ngành Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: NVCC.

Phương pháp học kỷ luật, có công bố quốc tế

Những ngày đầu ở Hà Nội, Phú “vỡ mộng nhẹ" khi có cảm giác môi trường không phù hợp với mình. Sự đông đúc của đường xá, đồ ăn không hợp khẩu vị, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Nam sinh đã quen với việc sống xa nhà, tự lập ngay từ khi học cấp 3 ở trường chuyên.

“Việc không có người quen ở Hà Nội cũng không phải trở ngại khi bạn bè, thầy cô ở trường đều cởi mở, hỗ trợ mình rất nhiều trong học tập cũng như cuộc sống", Phú nói.

Suốt 4 năm, ngoài học trên trường, Phú dành nhiều thời gian tự nghiên cứu, đảm bảo thời gian tự học gấp 2-3 lần trên lớp. Nam sinh tạo kỷ luật bản thân, hàng ngày đều bỏ sách ra học, kể cả ngày nghỉ.

Ở trên lớp, Phú hầu như tập trung nghe giảng thay vì chép lại y nguyên những gì thầy nói. Về ký túc xá, nam sinh mới bắt đầu viết lại những kiến thức mình đã thu nhận, biến kiến thức của thầy thành kiến thức riêng. Cách học này khiến Phú nắm vững kiến thức, việc ôn thi hay áp dụng vào thực hành, nghiên cứu cũng đỡ vất vả hơn.

“Từ cấp 3, mình đã áp dụng cách học này. Việc tập trung nghe giảng tốt kết hợp tự học giúp mình tiến bộ nhanh hơn", Phú nói.

Ngay từ học kỳ 2 năm nhất, Phú đã được nhận vào phòng thí nghiệm Hóa Dược do PGS.TS Mạc Đình Hùng (Phó trưởng khoa Hóa học, Trưởng phòng thí nghiệm Hóa Dược, Đại học Khoa học Tự nhiên) hướng dẫn. Phú nói cậu may mắn có được cơ hội này bởi thông thường, sinh viên học năm thứ 3 mới được lên phòng thí nghiệm.

Nhờ được tiếp cận và định hướng sớm, Phú nhanh chóng tham gia và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Nam sinh theo đuổi chuyên ngành Hóa hữu cơ, nghiên cứu phát triển phản ứng mới tổng hợp các hợp chất hữu cơ sử dụng lưu huỳnh, ứng dụng vào lĩnh vực vật liệu.

“Để thành thạo và thực sự làm nghiên cứu khoa học, mình phải học rất nhiều từ thầy Hùng và các anh chị ở phòng thí nghiệm. Mình học cách làm việc, cách sắp xếp thời gian, công việc, học và bổ sung thêm kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm thí nghiệm", Phú chia sẻ.

Theo nam sinh, với hầu hết sinh viên, việc làm nghiên cứu khoa học khó khăn ở chỗ xử lý vấn đề mới. Để làm được, sinh viên phải có nền tảng kiến thức tốt, đáp ứng được các kỹ năng làm thí nghiệm cơ bản, nhìn ra điểm bất thường trong vấn đề…

Tháng 8/2023, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mạc Đình Hùng và TS Nguyễn Thanh Bình (Viện Hóa học Chất tự nhiên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp), Phú là đồng tác giả bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Organic Letters 2023 (hạng Q1, nhóm 5% tạp chí có uy tín cao trong lĩnh vực Hóa hữu cơ).

Bài báo có tên Sulfur-Promoted Oxidative Cyclization of Pentan-1-ones: Direct Access to Tetrasubstituted Furans from Deoxybenzoins and Chalcones.

“Đây là dấu mốc lớn trong quá trình học tập của mình, cũng là bàn đạp để mình cố gắng nhiều hơn trong tương lai", Phú nói.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, PGS.TS Mạc Đình Hùng cho biết từ năm nhất, Văn Phú đã đến gặp và xin được làm tại phòng thí nghiệm Hóa Dược. Sau một thời gian làm quen với phòng thí nghiệm, Phú đã thực hiện các đề tài nghiên cứu với các sinh viên khóa trên.

Thầy Hùng nhận xét Phú là sinh viên rất nghiêm túc trong công tác nghiên cứu khoa học. Những năm đầu tiên, tuy kinh nghiệm thực hành chưa hoàn toàn tốt, song Phú có khả năng phân tích kết quả và tìm hiểu tài liệu rất tốt.

Tới năm thứ ba đại học, Phú đã hỗ trợ thầy Hùng trong việc tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về Hóa học hữu cơ cho sinh viên của phòng thí nghiệm.

“Phú có khả năng truyền đạt và nghiệp vụ sư phạm tốt, vì vậy tại các buổi thảo luận, em đã giúp đỡ sinh viên trong nhóm rất nhiều”, thầy Hùng chia sẻ.

Về đề tài Sulfur-Promoted Oxidative Cyclization of Pentan-1-ones: Direct Access to Tetrasubstituted Furans from Deoxybenzoins and Chalcones, theo thầy Hùng, đây là đề tài do phòng thí nghiệm Hóa Dược kết hợp với TS Nguyễn Thanh Bình. Thầy Hùng và thầy Bình đã thảo luận hướng nghiên cứu và giao cho Phú cùng một sinh viên khác thực hiện.

“Phú là người thực hiện những bước thăm dò đầu tiên và phát hiện ra hiện tượng bất thường của phản ứng, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện và phát triển phản ứng này", thầy Hùng cho biết.

Nam sinh Bình Định tốt nghiệp thủ khoa trường Tự nhiên Hà Nội

Văn Phú tốt nghiệp thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: NVCC.

Bốn năm đại học, thủ khoa đầu ra của Đại học Khoa học Tự nhiên cũng giành được học bổng khuyến khích học tập loại xuất sắc (cao nhất) ở 7/8 kỳ học, cùng nhiều học bổng do doanh nghiệp tài trợ.

Dù việc học và nghiên cứu chiếm nhiều thời gian, Phú vẫn tranh thủ đi làm gia sư. Khoản thu nhập từ công việc này cùng học bổng giúp nam sinh tự trang trải học phí và sinh hoạt ngay từ năm nhất đại học.

Trước khi tốt nghiệp, Phú đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ Hoá học phân tử và bề mặt của Đại học Paris-Saclay (Pháp), học bổng tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore).

Tuy nhiên, do có sự yêu thích nhất định và “ước mơ lớn" vào Đại học Paris-Saclay, Phú quyết định tạm gác lại dự định du học, lùi lại một năm để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển lại chương trình học bổng của trường.

“Sau khi hoàn thành chương trình trao đổi sinh viên tại Đài Loan vào giữa tháng 7 tới, mình sẽ vào TP.HCM để thực hiện một số dự định về công việc và tiếp tục chuẩn bị hồ sơ du học”, Phú chia sẻ.

Một số thành tích Văn Phú đã đạt được:

  • Đồng tác giả bài báo “Sulfur-Promoted Oxidative Cyclization of Pentan-1-ones: Direct Access to Tetrasubstituted Furans from Deoxybenzoins and Chalcones”, tạp chí Organic Letters 2023, ngày 22/8/2023;
  • Giải nhì Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI, năm 2023;
  • Giải ba sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa và giải khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2023;
  • Học bổng Công ty Honeywell UOP (Mỹ) 2022;
  • Học bổng Hóa chất Đức Giang cho sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2021-2022;
  • Học bổng Odon Vallet năm 2020, 2023;
  • Học bổng khuyến khích học tập của Đại học Khoa học Tự nhiên dành cho sinh viên xuất sắc cho 7/8 kỳ học;
  • Giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học năm học 2019-2020;
  • Huy chương vàng Hội thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ lần thứ XII, năm 2019;
  • Huy chương bạc Hội thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ năm 2018.

Theo Tri Thức - Znews.

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Ngô Phương Trang (sinh năm 2002) hiện là sinh viên ngành Máy tính và Khoa học thông tin thuộc khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Ngay trước khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, Phương Trang đã được ĐH Quốc gia Singapore, ngôi trường top 3 châu Á, cấp học bổng toàn phần tiến sĩ ngành Công nghệ số trong tài chính. Ngoài học phí, Trang cũng được cấp thêm chi phí sinh hoạt khoảng 3.000SGD mỗi tháng trong suốt 4 năm.

Nữ thủ khoa “kép” của ngành

Có mẹ là giáo viên Toán cấp THCS, bố là giảng viên của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, từ khi còn học cấp 2, Trang đã được bố mẹ định hướng thi vào chuyên Toán. “Khi học Toán, em thấy nhiều điều rất thú vị, chẳng hạn mình có thể xây dựng và phát triển tư duy logic, khả năng phân tích, lập luận dựa trên các con số”, Trang nói.

Nhờ vậy, đến năm cấp 3, Phương Trang thi đỗ vào lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Tự nhận thời phổ thông “không quá nổi trội”, thậm chí đôi lúc Trang cũng cảm thấy thất vọng về bản thân nhưng theo em áp lực đồng trang lứa cũng là động lực để mình phấn đấu.

Năm 2020, thời điểm thi đại học, Trang trở thành thủ khoa đầu vào ngành Máy tính và Khoa học thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Ngô Phương Trang giành học bổng toàn phần tiến sĩ tại Singapore khi chưa tốt nghiệp. Ảnh: NVCC

Từ năm đầu, nữ sinh đã đặt ra mục tiêu đi du học sau khi tốt nghiệp. Để chuẩn bị cho điều đó, Phương Trang cố gắng ngay từ giai đoạn đầu tiên của bậc đại học phải đạt điểm GPA ấn tượng.

Dù đây không phải là yếu tố tiên quyết nhưng theo nữ sinh, muốn nhắm vào các trường top đầu, điểm GPA cao sẽ là lợi thế vì năng lực của các ứng viên đều rất cạnh tranh. Ở thời điểm nộp hồ sơ, kết quả học tập của Trang ở mức Xuất sắc với 3.73/4.0, đồng thời cũng là thủ khoa của ngành.

“Luôn lên thời gian biểu cụ thể cho từng ngày là điều em kiên trì làm ngay từ năm nhất. Mặc dù có thể mình sẽ không làm theo đúng như lịch trình 100% nhưng khi biết lên kế hoạch và hoàn thành kế hoạch sẽ giúp bản thân quản lý thời gian hiệu quả và nhìn được lộ trình từng bước đi thế nào”. Qua các năm, Trang vẫn liên tục áp dụng phương pháp ấy.  Vì thế, nữ sinh có thể kiểm soát và hoàn thành nhiều việc một lúc.

Đến năm thứ 2, Trang bắt đầu lộ trình xây dựng hồ sơ. Mục tiêu ban đầu của nữ sinh là học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu. Dẫu vậy, khi chia sẻ ý định này với các thầy cô trong khoa và được gợi ý cơ hội học thẳng lên bậc tiến sĩ tại Singapore, Trang quyết định chuyển hướng thử sức.

Ngoài thành tích học tập, học bổng tiến sĩ còn chú trọng vào khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Vì thế giữa năm thứ hai, Trang xin tham gia vào lab về học tăng cường - một nhánh của học máy. Quá trình làm việc tại lab khiến Trang nhận ra những kiến thức chuyên ngành đều là nền tảng quan trọng cho việc làm nghiên cứu.

“Ngoài ra, muốn làm nghiên cứu, trước hết sinh viên cũng cần có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về hướng nghiên cứu của từng thầy cô trong trường, từ đó chọn được mảng chuyên sâu và kết nối để xin vào lab”.

Trong quá trình nghiên cứu, Trang cảm thấy may mắn vì được giáo viên hướng dẫn chi tiết cách viết một bài báo khoa học, cách trình bày ý tưởng và chọn lọc từ ngữ phù hợp. Nhờ vậy, đến cuối tháng 4/2024, Trang có một bài báo đăng trên tạp chí Q1 - Neural Computing and Applications - liên quan đến học tăng cường trong vai trò đồng tác giả.

Trước đó, Trang cũng có nghiên cứu về “Xây dựng chiến lược sạc thích ứng cho các mạng cảm biến sạc lại không dây sử dụng kết hợp hệ thống logic mờ và học tăng cường” đoạt giải Nhất cấp Khoa Toán - Cơ - Tin học, giải Ba cấp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Đến năm 2024, Trang tiếp tục đoạt giải Nhất cấp Khoa Toán - Cơ - Tin học, giải Nhất cấp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với đề tài “Tối ưu chiến lược sạc theo hướng học tăng cường dựa vào chính sách nhằm cực đại thời gian giám sát mạng cảm biến sạc không dây”.

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Trang từng là Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Ảnh: NVCC

Với thư giới thiệu, theo Trang, sinh viên cần giữ liên lạc với các thầy cô, đặc biệt là những người trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn, bởi họ sẽ có cái nhìn sâu sắc nhất và biết điểm mạnh của sinh viên để đưa vào thư giới thiệu.

Trải qua vòng hồ sơ, Trang lọt vào vòng phỏng vấn. Giáo sư phỏng vấn Trang khi ấy là trưởng khoa Tài chính của ĐH Quốc gia Singapore, đồng thời là Giám đốc chương trình học bổng. “Trong cuộc phỏng vấn, em được hỏi rất nhiều về kinh nghiệm nghiên cứu và khả năng nghiên cứu độc lập. Trước đó, em đã phải tìm hiểu rất nhiều thông tin về khoa cũng như giáo sư có hướng nghiên cứu mình quan tâm để tăng tỷ lệ được nhận”.

Theo Trang, tất cả những việc này nên được tìm hiểu và thực hiện càng sớm càng tốt. Quãng thời gian năm 4 là thời điểm sinh viên hoàn chỉnh hồ sơ và nộp đơn ứng tuyển.

Từng khóc vì quá áp lực

Là nữ sinh có nhiều thành tích nổi trội và được thầy cô kỳ vọng, song Trang thừa nhận từng có những giai đoạn “áp lực tới mức phát khóc”. 

“Em có mục tiêu đi du học, vì thế việc phải giữ điểm số cao luôn là điều khiến em thấy áp lực. Năm thứ 3, em từng đạt điểm C Nhập môn An toàn máy tính. Đó là môn thi cuối cùng của học kỳ nhưng kết quả lại kéo toàn bộ sự nỗ lực của cả kỳ học ấy xuống. Thời điểm ấy em cũng vừa được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường. Áp lực khiến em phát khóc, nhưng đó cũng là bài học quý giá giúp em học cách phân bố thời gian tốt hơn”, Trang nhớ lại.

Quãng thời gian sinh viên, ngoài mục tiêu giành học bổng tiến sĩ, Trang còn có những kỷ niệm đáng nhớ như được trở thành diễn giả của một cuộc hội thảo với chủ đề “Tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam”. 

Dưới góc nhìn của một sinh viên nữ đang theo đuổi nghiên cứu khoa học, Trang thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng “dù là nữ hay nam, khả năng nghiên cứu cũng đều ngang nhau, chỉ là bản thân có tự tin và lựa chọn theo đuổi hay không”.

Trang cũng là một trong số những sinh viên tiêu biểu của trường được lựa chọn tiếp đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 8/2023. Cơ hội được trò chuyện và ngồi ăn trưa cùng Thủ tướng cũng giúp Trang học được phong thái của các nhà lãnh đạo -vừa gần gũi nhưng vẫn uy nghiêm.

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Trang là diễn giả tại hội thảo “Tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam”. Ảnh: NVCC

Ngày 4/8 tới đây, Trang sẽ lên đường sang Singapore du học. Hướng nghiên cứu mới của Trang liên quan đến Công nghệ số trong tài chính - một lĩnh vực hoàn toàn khác mà nữ sinh chưa từng thử sức trước đây.

“Thời gian đầu chuyển hướng có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để làm quen. Đặc biệt, chương trình học cũng em cũng có nhiều ràng buộc về điểm số, đóng góp nghiên cứu để tiếp tục xét cấp học bổng. Do đó, giai đoạn đầu em sẽ gặp nhiều áp lực trong vấn đề tìm hướng nghiên cứu trong lĩnh vực mới”, Trang nói.

Dẫu vậy, nữ sinh vẫn hy vọng trong 4 năm tiến sĩ sẽ có thêm nhiều bài báo công bố chất lượng, có nhiều cơ hội liên kết với các nhóm nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực ở các trường đại học khác trên toàn thế giới.

Theo Vietnamnet.

Em Nguyễn Đình Tiến, lớp K65 Quốc tế Vật lý học (khoá QH 2020), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHTN - ĐHQGHN) vừa giành học bổng Tiến sĩ toàn phần cho 5 năm học tại Trường Đại học Bách Khoa Paris và Trường Đại học Sư phạm Pari (Pháp). Chàng trai phương Nam ra Hà Nội học vì “muốn biết mùa đông Hà Nội lạnh như thế nào” không ngờ có ngày mình đạt học bổng tiến sĩ tại hai trường đại học danh giá ở Pháp ngay khi chưa tốt nghiệp đại học.

Chàng trai miền Nam tò mò về mùa đông Hà Nội giành học bổng Tiến sĩ toàn phần tại trường Đại học Bách Khoa Paris

Nguyễn Đình Tiến, lớp K65 Quốc tế Vật lý học, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.

Năm 2020, sau khi hoàn thành 2 năm học tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, ngành kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, Nguyễn Đình Tiến (sinh năm 1999) có quyết định bất ngờ: thi lại vào Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, ngành quốc tế Vật lý.

Với mọi người, đây là điều bất ngờ, nhưng với Tiến, để ra quyết định này, em đã suy nghĩ nhiều, đưa ra quyết định sau một thời gian “xác định được rõ hơn tính cách, năng lực và các mối quan tâm của bản thân”. 

“Lý do chính em chọn trường ĐHKHTN – ĐHQGHN là vì xếp hạng và chất lượng của chương trình đào tạo của ngành Vật lý nói riêng và khoa học cơ bản nói chung luôn được đánh giá hàng đầu tại Việt Nam. Lý do thứ hai, nghe hơi buồn cười một chút: em muốn biết mùa đông Hà Nội lạnh như thế nào!” - Tiến cho biết: 

Tháng 10 năm 2020, chàng trai Sài Gòn khăn gói ra Hà Nội nhập học, bắt đầu quá trình thử thách bản thân khi sống độc lập một mình ở môi trường hoàn toàn mới mẻ. Bước vào Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN ở độ tuổi khá chững chạc, lại có mục tiêu đã được xác định cụ thể, rõ ràng, Tiến luôn chủ động học và đọc, tìm hiểu kiến thức. Thời điểm đó, em quan tâm chủ yếu đến các vấn đề cơ bản của Vật lý lý thuyết hiện đại. Các vấn đề này – theo em - có thể so sánh với tầng cao nhất của một toà nhà. Muốn xây một toà nhà vững chãi buộc phải có  nền tảng tốt - là kiến thức Vật lý trước thế kỷ 20: cơ học lý thuyết, cơ học thống kê, điện và từ, bên cạnh đó là phương pháp toán nói chung. Các thầy, cô giảng dạy ở Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN rất khuyến khích và kiên nhẫn trong việc giải đáp các câu hỏi mà sinh viên gặp phải trong quá trình tự mở rộng kiến thức, điều này khiến Tiến như được tiếp thêm động lực.

Từ năm thứ ba, Tiến chuyển sự quan tâm tới lĩnh vực tính toán lượng tử. Em xin gia nhập nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Quốc Hưng (Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN). Là một tiến sĩ du học từ Mỹ về (Tiến sĩ ở Đại học Brown về Vật lý lượng tử), cựu sinh viên lớp cử nhân khoa học tài năng Vật lý, Tiến sĩ Hưng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để hỗ trợ Tiến, giúp em có không gian nhất định trong việc tự do trả lời các câu hỏi bản thân đặt ra trong quá trình tìm hiểu những vấn đề mới. Tuy nhiên, thầy cũng rất sát sao để đảm bảo sinh viên của mình không đi xa khỏi mục tiêu nghiên cứu. 

Với sự tích cực tìm hiểu kiến thức mới cộng với kiến thức nền tảng tích luỹ từ trước, Tiến đã nhanh chóng bắt nhịp với nhóm nghiên cứu và có công bố quốc tế chung sau một năm gia nhập nhóm. Các kết quả em có được sau đó đang được hoàn thiện và hi vọng sẽ kịp công bố trong nửa cuối năm nay. 

Tháng 2/2024, Tiến nhận được thư thông báo trúng học bổng bậc Tiến sĩ tại Trường ĐH Bách Khoa Paris (Ecole polytechnique), ngành Công nghệ lượng tử chỉ sau 2 tháng apply học bổng. Đây là học bổng toàn phần cho 5 năm học, trao bởi trường Đại học Bách Khoa Paris. Cùng thời điểm, em nhận được thông báo trúng học bổng toàn phần cho 5 năm học thẳng lên Tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Pari (Pháp).

Chàng trai miền Nam tò mò về mùa đông Hà Nội giành học bổng Tiến sĩ toàn phần tại trường Đại học Bách Khoa Paris

Sinh viên Nguyễn Đình Tiến tại Đại học Quốc gia Singapore

Hỏi về kinh nghiệm để đạt học bổng toàn phần từ các trường đại học quốc tế danh giá, Tiến chia sẻ: Em nghĩ rằng, ngoài việc có công bố sớm thì việc được nhận thực tập tại Trung tâm Công nghệ lượng tử tại Đại học Quốc gia Singapore (tháng 7-10/2023 và từ tháng 2/2024 đến nay) cũng giúp cho hồ sơ của em trở nên thuyết phục hơn rất nhiều. 

Trong lần đầu đến Singapore, Tiến may mắn có cơ hội học một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới: sửa lỗi lượng tử (hướng này hoàn toàn khác so với hướng của nhóm ở Việt Nam là điều khiển qubit siêu dẫn). Nắm bắt cơ hội, em đã tìm kiếm các vị trí nghiên cứu chữa lỗi lượng tử trên hệ qubit siêu dẫn để kết nối với kinh nghiệm sẵn có và được tiếp tục nhận vào một nhóm khác ở cùng trung tâm. 

Tiến cho rằng việc có được một câu chuyện liền mạch cũng như kinh nghiệm làm việc ở cả mảng vật lý lý thuyết và thực nghiệm đã giúp cho thư động lực của em có phần nổi bật so với các ứng viên khác.

Chàng trai miền Nam tò mò về mùa đông Hà Nội giành học bổng Tiến sĩ toàn phần tại trường Đại học Bách Khoa Paris

“Hơn nữa, nếu đảm bảo có đủ ba yếu tố gồm: GPA cao, có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học, và tiếng Anh tốt thì việc xin học bổng du học không quá khó khăn, đặc biệt là các ngành khoa học cơ bản” – Tiến khẳng định.

Đầu tháng 6 vừa qua, Tiến đã bảo vệ thành công đề tài khoá luận tốt nghiệp với nội dung: “Điều khiển tối ưu mạch siêu dẫn lượng tử ba mức”, đạt điểm 10. Đề tài được hội đồng khoa học đánh giá cao do đây là vấn đề cập nhật của thế giới. 

Đánh giá về học trò của mình, TS. Nguyễn Quốc Hưng, Phó Giám đốc Trung Tâm Nano và Năng lượng cho biết: Tiến có ưu điểm là sử dụng tiếng Anh rất tốt, Do tiếng Anh tốt, ham mê lượng tử, nên năng lực đọc báo của bạn rất tốt. Đề tài khoá luận chỉ là một góc rất nhỏ của những cái Tiến đã làm. Kết quả nghiên cứu mà em đạt được lớn hơn rất nhiều. 

Nói về dự định sắp tới, Tiến cho biết, em sẽ tập trung hoàn toàn vào việc hoàn thành bậc Tiến sĩ tại Pháp. Sau đó, có thể em sẽ đến Mỹ theo đuổi bậc sau tiến sĩ, tiếp tục khám phá khoa học, và trở về Việt Nam làm việc tại một thời điểm thích hợp khi em cảm thấy đã tích luỹ đủ kinh nghiệm và năng lực.

Sau 4 năm khám phá Hà Nội, Tiến nhận xét: “Mùa đông Hà Nội rất thú vị nếu được thảnh thơi ngắm phố xá với một ly cà phê. Nhưng riêng về đồ ăn thì em vẫn thích Sài Gòn hơn!”.

Một số thành tích của sinh viên Nguyễn Đình Tiến, lớp K65 Quốc tế Vật lý học, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN:

Loại

Thành tích

CGPA

3.75/4.00

Ngoại ngữ

IETLS 7.0

Nghiên cứu khoa học

  1. Đồng tác giả 01 bài báo quốc tế (Physical Review D, Hội Vật lý Hoa kỳ) (2023)
  2. Giải Nhất SV Nghiên cứu Khoa học cấp Khoa (2023)
  3. Giải Ba SV Nghiên cứu Khoa học cấp Trường (2023)
  4. Trợ lý nghiên cứu tại TT Công nghệ Lượng tử (ĐH Quốc gia Singapore) (07/2023 – nay).

Cuộc thi

Huy chương Bạc kỳ thi UPC Physics (2021)

Học bổng

  1. Học bổng Khuyến khích học tập (các năm 2020–2023).
  2. Học bổng Nguyễn Hoàng Phương cho tân SV xuất sắc (2020).
  3. Học bổng Pony Chung (Hàn Quốc) (2022).
  4. Học bổng Ươm tạo nhà khoa học trẻ KBSV (2024).
  5. Học bổng toàn phần ĐH Bách Khoa Paris, bậc Tiến sĩ (2024).

Grant

Unitary Grant (2023)

CQT Bridging Talents Grant (2023, 2024)

Ngoại khoá

Trưởng Ban Chuyên môn CLB Vật lý, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN (2020-2023).

 

Phạm Thị Hồng - nghiên cứu sinh (NCS) ngành Vật lý chất rắn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN là một trong hai NCS được trao học bổng của Quỹ học bổng lãnh đạo trẻ Ryoichi Sasakawa, Nhật Bản (Sylff) năm học 2023 - 2024. 

Nghiên cứu sinh giành học bổng Sylff với nghiên cứu tìm ra vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng

Phạm Thị Hồng và các cộng sự đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu ứng làm mát bức xạ sử dụng vật liệu thuần điện môi định hướng ứng dụng” với mục đích tìm ra vật liệu làm mát bề mặt mà không tiêu hao năng lượng, từ đó giúp giảm tiêu thụ điện năng cho việc làm mát không khí, giảm lượng khí thải CO2 trong môi trường do thiết bị làm mát gây ra và tạo môi trường mát cho mọi người trong mùa hè.

Hồng cho biết, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã có niềm đam mê Vật lý và quyết định theo học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, một trong những trường hàng đầu về nghiên cứu cơ bản. Trong 4 năm học đại học, niềm đam mê khoa học ngày càng lớn hơn khi Hồng tham gia các lớp học và làm khóa luận tốt nghiệp, được tiếp xúc với nhiều dự án khoa học hấp dẫn và được học hỏi rất nhiều các kĩ năng nghiên cứu khi cùng làm việc với các thầy cô tại Trường.

“Sau khi tốt nghiệp đại học, niềm đam mê khoa học của tôi càng lớn hơn nên tôi tiếp tục học lên bậc cao hơn. Tôi đã tham gia các dự án khoa học cùng các thầy cô, hướng dẫn sinh viên và trao đổi nghiên cứu khoa học ở nước ngoài để thỏa mãn niềm đam mê khoa học của mình. Đồng thời, tôi cũng hy vọng các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản được khai thác vào ứng dụng thực tiễn”, Phạm Thị Hồng cho hay.

Vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng

Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện để làm mát không khí vào mùa hè là rất cao, trong khi đó tình trạng thiếu điện cho sinh hoạt ngày càng gia tăng. Hầu hết mọi người đều lựa chọn các thiết bị làm mát để làm mát không khí như điều hòa, quạt điều hòa. Vì vậy, năng lượng tiêu thụ điện tăng mạnh vào mùa hè dẫn đến tình trạng thiếu điện và ảnh hưởng đến môi trường. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, điều hòa không khí là nguyên nhân thải ra tương đương 1.950 triệu tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm, tương đương 3,94% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Vấn đề nóng lên toàn cầu đang là vấn đề nghiêm trọng, được quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề này, Phạm Thị Hồng và các cộng sự đề xuất đề tài: “Nghiên cứu hiệu ứng làm mát bức xạ sử dụng vật liệu thuần điện môi định hướng ứng dụng” với mục đích là giảm tiêu thụ điện năng cho việc làm mát không khí, giảm lượng khí thải CO2 trong môi trường do thiết bị làm mát gây ra và tạo môi trường mát cho mọi người trong mùa hè.

Nghiên cứu sinh giành học bổng Sylff với nghiên cứu tìm ra vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng

Mục tiêu của đề tài là tìm ra vật liệu làm mát bề mặt mà không tiêu hao năng lượng. Từ đó, lớp phủ làm mát giúp giảm chi phí làm mát cho các công trình xây dựng tiết kiệm điện lên tới 30%. Vì vậy, vật liệu làm mát thụ động sẽ giúp tiết kiệm năng lượng làm mát, đặc biệt vào mùa hè khi nhu cầu điện tăng cao. Năm 2023, tình trạng thiếu điện trầm trọng, trong khi nhu cầu làm mát không khí sẽ cao trong mùa hè. Lớp phủ làm mát thụ động sẽ giúp tiết kiệm chi phí làm mát. Bài toán cần giải quyết là giảm lượng khí thải CO2 và điện năng tiêu thụ để làm mát không khí. Hơn nữa, vật liệu làm mát bức xạ đóng góp trong mục tiêu “Net Zero” trên toàn thế giới và giảm chứng chỉ carbon-neutral để bảo vệ môi trường. Khi vấn đề này được giải quyết, nhiều người đã có được không gian sống thoải mái trong mùa hè.

Trong hai năm nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu của Hồng đã thành công với các sản phẩm làm mát thụ động dựa trên các hạt có kích thước khác nhau trộn trong nền nhựa acrylic. Nó có khả năng phản xạ hoàn toàn đến 98% năng lượng bức xạ mặt trời chiếu đến trong vùng bước sóng từ 0.3 - 2.5 μm và bức xạ chọn lọc đến 93% trong vùng trong suốt của khí quyển trong vùng bước sóng từ 8 - 13 μm. Do đó, nhiệt độ bề mặt được phủ lớp làm mát thụ động xấp xỉ bằng nhiệt độ bóng râm vào ban ngày và thấp hơn nhiệt độ không khí từ 2 –8o C vào ban đêm. Từ kết quả này, nhóm khẳng định rằng vật liệu làm mát thụ động sẽ là một giải pháp chống nóng và làm mát vào mùa hè. Nhóm tin tưởng rằng, lớp phủ làm mát đóng góp giảm tiêu thụ điện năng và khí thải CO2. Hơn nữa, vật liệu này không có khí thải như chlorofluorocarbons (CFC) và hydrochlorofluorocarbons (HCFC) gây ô nhiễm từ máy điều hòa không khí và làm hỏng tầng ozone. Từ đó, vật liệu làm mát thụ động đóng góp vào vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, vật liệu này không tốn năng lượng nên có khả năng ứng dụng trong phạm vi rộng và có thể phủ lên các bề mặt khác nhau như tôn, tường, gỗ, xi măng… cũng như thi công dễ dàng. Do đó, vật liệu làm mát có thể được sử dụng cho các nhà dân ở các khu vực có khí hậu nóng, khắc nghiệt, người dân ở vùng sâu, vùng xa có nền kinh tế khó khăn; được sử dụng để giải quyết vấn đề làm mát cho vật nuôi, giúp cải thiện năng suất sản xuất chăn nuôi.

Mặt khác, vật liệu làm mát có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí vào ban đêm từ 2 - 5oC do khả năng bức xạ sóng điện từ ra thẳng ngoài vũ trụ trong vùng cửa sổ trong suốt khí quyển từ 8 - 13 μm. Đây sẽ là kết quả đầy tiềm năng trong việc ứng dụng thu nước sạch từ thiên nhiên. Do bề mặt có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí dưới bóng râm, nó có khả năng ngưng tụ hơi nước vào ban đêm. Thí nghiệm này rất phù hợp đối với vùng cao nơi thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu, hoặc nơi đảo xa nơi thiếu nguồn nước ngọt. Vì vậy, Hồng và cộng sự đang xây dựng và thiết kế thiết bị thu nước, dự kiến kết quả là 2-3 lít nước trong 1 đêm. Nguồn nước này cung cấp nước tưới tiêu cho người dân hoặc qua bộ lọc để thành sản phẩm nước uống hàng ngày. Đây sẽ là giải pháp đầy tiềm năng trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nước sạch ở vùng đảo và vùng cao.

Nghiên cứu sinh giành học bổng Sylff với nghiên cứu tìm ra vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng

Đề tài của Phạm Thị Hồng được Quỹ Nippon, Nhật Bản và ĐHQGHN đánh giá là có tính ứng dụng cao, hứa hẹn đóng góp cho giải quyết các vấn đề xã hội như sinh kế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho không chỉ Việt Nam mà còn cho thế giới, phù hợp với triết lý và mục tiêu của Học bổng Sylff và Quỹ Nippon cũng như thỏa thuận giữa Quỹ Nippon, Quỹ Tokyo và ĐHQGHN.

Môi trường nghiên cứu giúp phát huy tối đa khả năng nghiên cứu, sáng tạo

Phạm Thị Hồng cho biết cô rất vinh dự khi được nhận học bổng Sylff. Do một số phép đo trong quá trình làm nghiên cứu phải thực hiện ở nước ngoài với chi phí cao nên Hồng sẽ dùng học bổng này một phần làm học phí, một phần chi trả cho đo đạc các mẫu thí nghiệm.

“Tôi sẽ tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học và tìm ra nhiều loại vật liệu có ứng dụng thực tiễn cao. Mục tiêu là đưa các sản phẩm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có thể thương mại hóa và có ứng dụng thực tiễn cao”, Phạm Thị Hồng bày tỏ.

Trong quá trình học tập và làm nghiên cứu tại ĐHQGHN, các nghiên cứu của Hồng được tiến hành chủ yếu tại Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Phạm Thị Hồng cùng các nghiên cứu viên khác được sử dụng cơ sở vật chất sẵn có, chế tạo mẫu và thực hiện các phép đo quang học, nhiệt học cơ bản từ máy móc từ khoa Vật lý và Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên.

Phạm Thị Hồng chia sẻ: “Các giảng viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với chuyên môn giỏi luôn hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đo đạc. Nhà trường cũng tạo điều kiện sử dụng các thiết bị có sẵn tại trường cũng như luôn thông báo về những chương trình trao đổi và học bổng, tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Với tiềm năng mạnh mẽ về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, ĐHQGHN tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà nghiên cứu phát huy tối đa khả năng nghiên cứu, sáng tạo, đẩy mạnh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ra ngoài xã hội”.

Nghiên cứu sinh giành học bổng Sylff với nghiên cứu tìm ra vật liệu làm mát bề mặt không tiêu hao năng lượng

Quỹ học bổng lãnh đạo trẻ Ryoichi Sasakawa (Sylff) là sáng kiến hợp tác của Quỹ Nippon, nhà tài trợ và Quỹ Nghiên cứu Chính sách Tokyo, đơn vị quản lý chương trình. Sylff được lấy cảm hứng từ tầm nhìn của Ryoichi Sasakawa, nhà từ thiện và chủ tịch sáng lập của Quỹ Nippon và được khởi xướng vào năm 1987 để hỗ trợ những sinh viên xuất sắc có tiềm năng lãnh đạo cao theo đuổi nghiên cứu sau đại học về khoa học xã hội và nhân văn. Tại Việt Nam, ĐHQGHN và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh vinh dự là 2 trong 69 trường đại học danh tiếng từ 44 quốc gia trên thế giới nhận sự hỗ trợ của Quỹ Nippon làm quỹ học bổng bồi dưỡng các tài năng trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Theo VNU.

Là một trong số ít sinh viên đạt điểm GPA toàn khóa 3.53, tốt nghiệp thủ khoa đầu ra ngành Khoa học Vật liệu, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Đinh Thế Nam cũng là một “thợ săn học bổng” chính hiệu.

Cơ duyên đặc biệt với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Yêu thích các môn tự nhiên, trong thời gian đăng kí nguyện vọng xét tuyển đại học, Đinh Thế Nam luôn băn khoăn về việc chọn trường học cho mình. Khi ấy, chị gái của Nam - cựu sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có khuyên Nam chọn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Theo lời chị thì Trường ĐHKHTN rất tốt, lại được trang bị nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại, đội ngũ thầy cô đều là giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, uy tín,… và quan trọng là học phí khá thấp so với các trường khác, mà chất lượng đào tạo hàng đầu."

Thủ khoa tốt nghiệp Đinh Thế Nam: VNU-HUS chắp cánh ước mơ khoa học

Thủ khoa ngành Khoa học Vật liệu K64, Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Đinh Thế Nam

Nam bén duyên với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN từ đó. Nam thấy ngành Khoa học Vật liệu, hoàn toàn phù hợp với định hướng chuyên ngành màng mỏng bán dẫn mà em theo đuổi

Môi trường học thuật lí tưởng

Khoa Vật lý là một trong những khoa có truyền thống lâu đời của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm đào tạo. Theo học tại Khoa, Nam không chỉ được học lý thuyêt mà còn được thực hành trong hệ thống phòng thí nghiệp “đỉnh của chóp”.

Nam và nhiều sinh viên khác choáng ngợp khi được học cùng thiết bị thí nghiệm hiện đại hàng đầu thế giới như máy gia tốc, kính hiển vi điện tử quét, các hệ laser, hệ siêu máy tính, ... “Khoa và nhà trường cũng khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học từ sớm, nên chúng em cũng được tiếp cận và khai thác hệ thống nghiên cứu hiện đại này” - Nam chia sẻ.

Thủ khoa tốt nghiệp Đinh Thế Nam: VNU-HUS chắp cánh ước mơ khoa học

Sau 4 năm học tập tại trường, được sự giúp đỡ của thầy cô, Thế Nam đã hoàn thành chương trình đào tạo, sẵn sàng áp dụng kiến thức và kĩ năng cơ bản về bộ môn Toán, Vật Lý để áp dụng cho nghiên cứu khoa học. “Những kiến thức chuyên ngành được các thầy cô bộ mộn tận tình truyền đạt, giúp em dễ hiểu hơn và tập trung hơn trong mỗi giờ học. Chúng em cũng may mắn khi được học tập cùng các Giáo sư, Phó giáo sư - những “cây đa, cây đề” trong Khoa - như thầy Lê Văn Vũ, thầy Bạch Thành Công, thầy Nguyễn Quang Báu…”

Nam kể: “Nhớ lần học môn Điện và Từ, 12 giờ đêm em nhắn tin cho giảng viên để hỏi bài, nghĩ rằng sáng dậy cô sẽ trả lời, nhưng không ngờ cô vẫn đang thức. Cô đã tận tình trả lời em ngay lúc đó. Các thầy cô cũng rất vui tính, như thầy Nguyễn Hoàng Nam, thầy Hoàng Chí Hiếu luôn xen kẽ những câu chuyện, thông điệp thú vị vào bài giảng, để tiết học của sinh viên vui vẻ hơn, vừa học được kiến thức, vừa học được những kĩ năng xã hội. Các giảng viên cũng luôn khích lệ chúng em phát biểu đóng góp xây dựng bài, với phương châm học và làm việc chủ động, sáng tạo – cũng là điều đã giúp em củng cố thêm kiến thức và sự tự tin, bồi dưỡng niềm say mê nghiên cứu”.

Thủ khoa tốt nghiệp Đinh Thế Nam: VNU-HUS chắp cánh ước mơ khoa học

Triết lý trong đào tạo nhân tài của ĐHQGHN là đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên ngoại ngữ, các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp.

Ngoài các giờ học và giờ thực hành trên phòng thí nghiệm, Thế Nam cũng tham gia các Câu lạc bộ Vật lý, tham gia các hoạt động nghiên cứu học thuật như Cách mạng A+, Lab Tour. “Hằng năm, nhà trường cũng tổ chức các Hội nghị Khoa học sinh viên, là sân chơi giúp chúng em có cơ hội trình bày những nghiên cứu và giao lưu học hỏi”.

Và kết quả mà Đinh Thế Nam nhận được là vô cùng xứng đáng, khi mà GPA của bạn dần được cải thiện sau 4 năm học. Tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Ngành Khoa học Vật liệu với GPA toàn khóa 3.53, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đạt 10/10, Nam còn là “thợ săn học bổng” chính hiệu với học bổng khuyến khích học tập nhiều học kỳ liên tiếp; học bổng dành cho sinh viên tốt nghiệp loại giỏi toàn khóa; học bổng Odon Vallet năm học 2021-2022; học bổng Đào Minh Quang năm học 2021-2022. Bạn cũng là một trong 6 sinh viên xuất sắc của Khoa Vật lý nhận Giải thưởng Nguyễn Hoàng Phương năm học 2021-2022. Đinh Thế Nam cũng nhiều lần được nhận  Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong học tập và tích cực trong công tác lớp.

Không chỉ học giỏi, Thế Nam còn là một gương mặt trẻ tiêu biểu cho hoạt động ngoại khóa và Đoàn, Hội. Nam đã vinh dự được nhận danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở năm 2022; danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQGHN, cấp Thành phố Hà Nội và từng giành Giải 3 cuộc thi “Đại sứ truyền thông HUS” năm 2023.

Khi là sinh viên theo học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Nam có cơ hội nhận được nhiều loại học bổng khuyến khích học tập ngoài ngân sách đến từ cá nhân, tổ chức, … “Gia đình em cũng không thuộc diện khá giả, nên những nguồn học bổng như vậy đã giúp em và gia đình đỡ được phần nào chi phí cho học tập” - Nam bộc bạch.

Cơ hội việc làm rộng mở cho ngành Khoa học Vật liệu

“Khoảng thời gian từ năm 2021 trở về trước, bản thân Nam nhận thấy rất ít sinh viên có quan tâm tới ngành học này. Điều này cũng cho thấy, đây là một ngành học chưa được phổ biến tại Việt Nam, so với các ngành học thông thường khác”. Trên thực tế, “ma trận” các ngành học như công nghệ thông tin, kinh tế, ngân hàng, … luôn là những ngành “hot”, thu hút nhiều sinh viên theo học. Những ngành như khoa học cơ bản lại có rất ít sinh viên theo học, mặc dù khoa học cơ bản là cốt lõi của sự phát triển thế giới, đặc biệt trong thời kì công nghệ 4.0. Khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nguồn cung thấp, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng cần săn đón các sinh viên ngay khi vừa tốt nghiệp.

Thủ khoa tốt nghiệp Đinh Thế Nam: VNU-HUS chắp cánh ước mơ khoa học

Hiện nay, các sản phẩm về vật liệu dẫn thuốc, thực phẩm bổ trợ, vật liệu cho lọc nước, nhận biết về chất độc, thiết bị tiết kiệm điện, thiết bị tích điện năng pin mặt trời, … đều là sản phẩm của quá trình nghiên cứu về khoa học vật liệu. Tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu, sinh viên hoàn toàn có có hội làm việc tại các công ty, tập đoàn công nghệ cao như LG, Samsung, Canon, … và được làm việc theo đúng chuyên ngành. Mỗi năm, Khoa Vật lý đều tổ chức các chương trình hướng nghiệp và mời các tập đoàn về phỏng vấn, tuyển nhân sự trực tiếp, nên sinh viên đều có cơ hội việc làm tốt. Bên cạnh đó, các chương trình liên kết với các đại học trong nước và quốc tế của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng mở rộng, giúp sinh viên có cơ hội học cao hơn và có cơ hội du học. “Bản thân em cũng may mắn có cơ hội nhận được học bổng toàn phần từ Chính phủ Nhật Bản để theo học chương trình sau đại học tại Viện Công nghệ Tokyo. Có lẽ, điều may mắn và sáng suốt nhất mà em đã chọn là đăng kí vào trường và lựa chọn ngành học này”.

Thủ khoa đầu ra Đinh Thế Nam quan tâm và thích thú chính sách thu hút và đãi ngộ cho các nhà khoa học của ĐHQGHN hiện nay. Thế Nam mong rằng sau khi hoàn thành khóa học ở nước ngoài, Nam sẽ về nước, tiếp tục tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu, như con đường mà Thầy em PGS.TS Bùi Nguyên Quốc Trình cũng như nhiều giảng viên đã và đang đi. Đinh Thế Nam quan niệm, cống hiến cho quê hương đã là một điều tuyệt vời. Và được trưởng thành trên mảnh đất Việt Nam chắc chắn sẽ tuyệt vời hơn nữa!

Theo VNU.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

“Nếu chưa có ai nhận làm, thì mình nhận - tôi thầm nghĩ như vậy khi quyết định trở thành trưởng nhóm nghiên cứu mạnh của nhà trường” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Mai (Trưởng Bộ môn Hóa học phân tích, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, khi bắt đầu cuộc trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Vì sao tôi chọn nghề nhà giáo?

Nữ phó giáo sư sinh năm 1977 vốn là một thiếu nữ Hà thành, từng là cựu học sinh lớp chuyên tiếng Nga tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đến năm học lớp 11, cô nhận ra rằng Hóa học có nhiều điểm thú vị gắn với cuộc sống, nên dần chuyển định hướng. Mặc dù ở trên lớp vẫn học chuyên ngữ cùng các bạn, nhưng đến lúc thi đại học, cô lại chọn cả khối D và khối A.

Năm 1992, cô nữ sinh đã lựa chọn và trở thành sinh viên ngành Hóa học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi ấy, rồi cứ thế học tiếp lên thạc sĩ. Thêm một dấu mốc quan trọng nữa đối với cô chính là học bổng nghiên cứu sinh ở Hà Lan, đã mở ra cánh cửa đến với lựa chọn trở thành giảng viên Khoa Hóa học như bây giờ.

“Trong thời gian hơn 10 năm gắn bó với giảng đường rồi với phòng thí nghiệm, tôi bắt đầu có mong muốn làm giảng viên tại ở chính ngôi trường đại học đã đào tạo ra mình. Sau khi hoàn thành nghiên cứu ở Hà Lan, tôi đã được nhận về công tác tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đúng Bộ môn Hóa học Phân tích, nơi mà mình từng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp hồi đại học.

Đến nay vẫn thỉnh thoảng có người hỏi vì sao tôi chọn nghề nhà giáo? Đó cũng có thể coi là một phần “truyền thống gia đình” - vì gia đình tôi có nhiều người theo nghề này, từ ông bà, đến các bác và bố mẹ tôi, đều là những người giáo viên và giảng viên, đã phần nào truyền cảm hứng cho tôi. Thêm nữa, trong thời gian làm tốt nghiệp ở các bậc đại học và sau đại học, sự gắn kết giữa các thành viên nhóm nghiên cứu và sự nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn đã góp phần tạo thêm động lực cho quyết định theo đuổi nghề.

Trở về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên từ năm 2006, tính ra đến nay đã bước sang năm thứ 18 tôi gắn bó ở đây, mọi thứ đến rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Ngẫm lại, âu cũng là một cái duyên” - nữ giảng viên tâm sự.

Là một người có năng lượng tích cực, khi nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi luôn thấy sự lạc quan và những kỷ niệm vui nhiều hơn.

“Như khi một mình đến một đất nước xa lạ làm nghiên cứu sinh, khó khăn về sinh hoạt, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa, không phải trở ngại quá lớn, khi tôi có thể bắt nhịp trong vài tháng đầu. Về nghiên cứu, tuy cũng có nhiều lúc, không đi theo đúng những gì mình mong đợi, nhưng tôi cũng chỉ cảm thấy mệt mỏi một chút, rồi lại tập trung hơn để vượt qua...” - nữ phó giáo sư nhớ lại.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Hướng dẫn sinh viên, không có nghĩa là mình đã biết tất cả

Phó Giáo sư Phạm Thị Ngọc Mai chia sẻ: “Giảng viên trẻ khi mới đi dạy chỉ lớn hơn sinh viên vài tuổi, tuy có nhiều lúc phải hơi “gồng lên” một chút, nhưng bù lại, khoảng cách nhỏ này thì lại dễ dàng gắn kết với sinh viên, cô trò thường xuyên nói chuyện, trao đổi với nhau thân thiết”.

Theo cô Mai, trở thành giảng viên cũng là thêm một lần cô được đồng hành và trải nghiệm cùng các thế hệ sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

“Đối với những học trò mà tôi hướng dẫn nghiên cứu, tôi luôn tâm niệm là mình không chỉ là giảng viên, mà còn là một “người bạn” cùng khám phá thêm về những điều chưa biết. Bởi, khi mình hướng dẫn, không có nghĩa là mình đã biết tất cả, mà vấn đề đó vẫn đang mở ra phía trước với những kiến thức vô tận. Tức là tôi chỉ biết hơn các trò một chút, dùng chính kiến thức và kinh nghiệm của mình để hướng dẫn cho các bạn làm tốt hơn, chứ bản thân tôi cũng không thể biết trước các kết quả nghiên cứu sẽ như thế nào.

Thế nên, hướng dẫn sinh viên cũng mang lại cho tôi cảm giác hồi hộp y như bản thân làm nghiên cứu vậy. Có những lúc cả cô và trò đều thất vọng vì chưa có kết quả..., nhưng trong vai người thầy, tôi nhanh chóng động viên học trò để kiên trì đi đến thành công.

Tôi cũng lấy câu chuyện từ chính mình để chia sẻ với các em: Khi làm nghiên cứu, xác định thất bại sẽ nhiều hơn thành công. Nhất là đối với những vấn đề càng mới, thì nghiên cứu càng gian nan, càng phải dày công theo đuổi ...” - cô tâm sự.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Theo chia sẻ của nữ phó giáo sư, những giai đoạn hướng dẫn học trò hoàn thành khóa luận, luận văn và luận án tốt nghiệp thì công việc trở nên bận rộn hơn thường lệ. Sau những giờ trao đổi trực tiếp ở trường, cô trò thường xuyên phải trao đổi online đến đêm khuya, hay tranh thủ vào những ngày nghỉ cuối tuần.

“Đối với phụ nữ làm nghiên cứu, người ta thường so sánh là thiệt thòi hơn về mặt thời gian so với nam giới. Thực ra cũng đúng phần nào, vì chúng tôi không thể lúc nào cũng chỉ tập trung vào khoa học, phải phân bổ được thời gian cho gia đình để cân bằng cuộc sống. Các thầy thường thuận lợi hơn trong khoản này, chứ tôi thì không thể cả ngày cặm cụi ở phòng lab.

So với công việc văn phòng, thì giảng viên cũng có những lúc vất vả hơn, như dành hầu hết thời gian buổi tối để đọc tài liệu và chuẩn bị bài giảng hay kế hoạch nghiên cứu, bởi làm giảng viên đại học mà không học hỏi sẽ bị “cùn” mất” - cô Mai hóm hỉnh ví von.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Nữ trưởng nhóm nghiên cứu mạnh đầu tiên của trường

Năm 2023, Phó Giáo sư Phạm Thị Ngọc Mai là nữ trưởng nhóm nghiên cứu mạnh đầu tiên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong một lần chia sẻ về chủ đề Phụ nữ và kỹ năng mềm trong nghiên cứu khoa học, cô Mai từng nói: “Phụ nữ được mệnh danh là phái đẹp, nên phần lớn đều hướng tới Marylin Monroe. Phụ nữ còn được gắn mác là phái yếu, nên phần lớn đều muốn tránh xa những công việc khó khăn nặng nhọc như làm khoa học. Vậy phụ nữ có thể làm khoa học giỏi, và có thể trở thành một trưởng nhóm nghiên cứu mạnh được không ?

Câu trả lời cổ điển tất nhiên là có thể, nếu như bạn làm việc thật chăm chỉ. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện nay, nếu như vậy sẽ là chưa đủ. Người phụ nữ, đặc trưng với tính chất mềm mại uyển chuyển của nước, cũng nên sử dụng thêm một số kỹ năng mềm trong nghiên cứu khoa học như tạo dựng mạng lưới làm việc, gắn kết các thành viên, khích lệ người học say mê nghiên cứu,…”.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Nhắc đến động lực để đảm nhận vị trí của một trưởng nhóm nghiên cứu mạnh, nữ phó giáo sư nói: “Chỉ đơn giản là thấy chưa có ai nhận làm, nên tôi nhận. Tôi cũng muốn thử sức mình trong việc tập hợp các nhà khoa học có cùng định hướng chuyên môn để tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học đạt hiệu quả tốt. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 6 thành viên, đều là những thầy cô giảng viên có thành tích công bố khoa học nổi trội, đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước.

Trong quá trình chuẩn bị để hình thành nhóm nghiên cứu, tôi gặp một số khó khăn trong việc gia đình, nhưng nhờ việc sắp xếp kế hoạch hợp lý và sự chia sẻ, hỗ trợ nhiệt tình của các thành viên nhóm nên mọi việc đều suôn sẻ. Nhờ vậy, chúng tôi càng thêm tự tin với nhóm nghiên cứu của mình”.

Nữ phó giáo sư cũng tự nhận mình là một người có rất nhiều sự lạc quan: “Đó có thể là thế mạnh lớn nhất của tôi. Vì khi nhận thấy cuộc sống có những trở ngại, thì việc luôn hướng về phía trước để mỗi buổi sáng thức dậy với năng lượng tích cực, chúng ta sẽ không bị những khó khăn giữ mình lại mà luôn luôn cố gắng vượt qua và vươn lên”.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Những món quà độc đáo của sinh viên

Theo chân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Mai đi dọc hành lang Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, mới thấy cô thực sự gần gũi với sinh viên như thế nào. Không có khoảng cách quá lớn, các bạn sinh viên thoải mái nói chuyện với cô như một “người chị lớn” trong nhà.

Trên chiếc bàn nằm ngay sát cửa ra vào của cô Mai, là vô số những tấm thiệp, những món quà handmade của các thế hệ sinh viên. Cô nói: “Ở chỉ là một phần nhỏ những sự đáng yêu của các bạn sinh viên thôi, khá nhiều món tôi phải trưng ở nhà... Mỗi bạn có một ấn tượng riêng về cô giáo nên quà tặng cũng đầu tư tâm sức nhiều lắm, để ghi dấu ấn riêng tặng cô. Mỗi tấm thiệp tự tay làm lại ghi những lời chúc rất đáng yêu, ngộ nghĩnh, có bạn còn kỳ công vẽ những hình ảnh liên quan đến chuyên ngành hóa học của cô... nhân các dịp kỷ niệm: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hay sinh nhật.

Mà nhớ nhất, có lẽ là một món quà ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vô cùng độc đáo, tôi chưa được nhận bao giờ. Đó là đúng ngày lễ, các bạn nam trong lớp xếp hàng trên bục giảng để hát tặng cô”.

PGS TS Phạm Thị Ngọc Mai: Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan

Theo Giáo dục Việt Nam.

Ngày 31/8/2023 là một ngày đặc biệt với Rupasinghe Arachchige Hasara Savindi Rupasinghe – cô gái xinh đẹp đến từ đất nước Sri Lanka. Hôm nay em chính thức nhận tấm bằng cử nhân loại Giỏi - ngành Hoá học (chương trình đào tạo tiên tiến), và có thể trở về nước sau quãng thời gian học tập tại ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam: Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.

Cô gái Sri Lanka và tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi ở ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên R.A. Hasara Savindi Rupasinghe tại Phòng truyền thống Nhà trường, ngày 31/8/2023.

4 năm trước, với kết quả cao trong kì thi đại học, Savindi trúng tuyển vào một trong những trường đại học tốt nhất ở Sri Lanka. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi nhập học, biết thông tin về chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam – Sri Lanka với học bổng toàn phần dành cho sinh viên đại học, Savindi không ngần ngại đăng ký, bởi đã từ lâu, em có ước mơ du học.

Được lựa chọn tham gia chương trình học bổng ngành Khoa học tự nhiên tại Việt Nam, Savindi tiếp tục tìm hiểu về các Trường đại học ở Việt Nam và quyết định đăng ký theo học Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, ngành Hoá tiên tiến vì “Trường ĐHKHTN là một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam với các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng cao; ngành Hoá tiên tiến được giảng dạy bằng tiếng Anh ở hầu hết các học phần”.

Sau khi hoàn thành các thủ tục giấy tờ, Savindi nhận được thư trúng tuyển của Trường ĐHKHTN. Thời điểm đó, mặc dù chưa đến Việt Nam nhưng Savindi đã được các thầy cô giáo của Trường và Khoa Hóa học giúp đỡ hoàn thành các thủ tục giấy tờ để chuẩn bị nhập học và đăng ký ở tại Ký túc xá của Trường. Tháng 1/2020, Savindi đến Việt Nam, được sắp xếp ở trong Ký túc xá Mễ Trì.

 Do nhập học muộn một học kỳ (ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19), Savindi chỉ có ba năm rưỡi để hoàn thành chương trình học. Trong đợt bùng phát Covid, Savindi phải ở Ký túc xá trong vài tháng mà không được đến trường. Bên cạnh đó, Savindi còn gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Tuy nhiên em cho biết “không cảm thấy căng thẳng bởi luôn nhận được sự hỗ trợ từ các thầy cô và bạn học”.

Cô gái Sri Lanka và tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi ở ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam

Savindi trong ngày nhận bằng tốt nghiệp.

Do một số học phần được giảng dạy bằng tiếng Việt, trong khi vốn tiếng Việt của Savindi còn hạn chế, nên các thầy cô đã hỗ trợ dịch hoặc cung cấp bài giảng bằng tiếng Anh. Các bạn cùng lớp, cùng khoa, cùng phòng thí nghiệm và cả các bạn ở các khoa khác giúp đỡ em trong việc gửi thông báo của trường, giúp dịch thuật và mọi vấn đề dù nhỏ nhất. “Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn học mà em có thể hoàn thành tất cả các môn học như các bạn sinh viên khác trong lớp, hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn. Em rất biết ơn và sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ này” – Savindi bày tỏ.

PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Hường, giảng viên Khoa Hoá học, đồng thời là người hướng dẫn nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Savindi cho biết: “Savindi là một trong những sinh viên nước ngoài xuất sắc nhất. Em chăm chỉ, tự giác, làm việc độc lập và có sự tương tác tốt với giáo viên. Mặc dù Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc đi lại và nghiên cứu, nhưng nhờ sự chủ động, Savindi đã hoàn thành tốt đề tài của mình”.

Cô gái Sri Lanka và tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi ở ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam

Savindi trong ngày bảo vệ khoá luận tốt nghiệp.

Trước ngày trở về nước, Savindi chia sẻ: “Đất nước Việt Nam rất đẹp, con người Việt Nam tốt bụng. Lựa chọn du học ở Việt Nam là một quyết định đúng đắn của em!”.

Cô gái Sri Lanka và tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi ở ngôi trường đại học hàng đầu về Khoa học tự nhiên của Việt Nam

Savindi và một người bạn, người em sinh viên Trường ĐHKHTN chụp hình kỷ niệm.

Dự định của Savindi là đi làm công ty ở Sri Lanka trong hai năm, tìm kiếm cơ hội du học, học lên thạc sĩ.

Câu chuyện của Savindi là động lực và sự cổ vũ cho các bạn nước ngoài muốn du học đến Việt Nam nói chung và Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói riêng. Bằng sự nỗ lực của bản thân, tình yêu thương và sự giúp đỡ của tất cả thầy cô, bạn bè, các bạn sẽ vượt qua tất cả và đạt được ước mơ của mình!

Những ngày này, trong khi các bạn cùng khoá đang chuẩn bị bước vào năm học mới thì em Đỗ Minh Ngọc, lớp K65 Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao) đã có quyết định tốt nghiệp đại học và đang chuẩn bị học tiếp lên thạc sĩ. Em đã hoàn thành chương trình cử nhân khoa học ngành Công nghệ Sinh học của Trường ĐHKHTN chỉ trong 3 năm với xếp hạng xuất sắc (GPA 3.63/4).

Do dịch bệnh Covid 19 nên tháng 10/2020, các tân sinh viên K65 Trường ĐHKHTN mới chính thức nhập học và Ngọc cũng trong số đó. Ngay khi chính thức trở thành sinh viên Trường ĐHKHTN, Ngọc đã xác định cho mình một tâm thế học tập nghiêm túc, quyết tâm dành học bổng như là một phần thưởng hữu ích sau mỗi kỳ học tập.

Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm

Sinh viên Đỗ Minh Ngọc.

“Em tận dụng tối đa thời gian học tập trên lớp, ghi chép bài chi tiết, đầy đủ; gần như em không nghỉ buổi học nào. Em không ghi bài vào vở đóng sẵn mà ghi vào vở dạng giấy rời; khi hết môn, em dập ghim lại là có thể thành ngay đề cương. Vì tận dụng tối đa thời gian trên lớp nên khi về nhà, mỗi ngày em chỉ cần khoảng 1 tiếng để ôn bài” – Ngọc chia sẻ.

Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm

Một cuốn vở ghi chép của Ngọc.

Các môn đại cương vốn là “nỗi ám ảnh” của không ít sinh viên, nhưng với Ngọc, “em thấy các môn đại cương là môn dễ được điểm cao. Ví dụ như Giải tích, Đại số tuyến tính - là các môn có lý thuyết, có công thức, mình áp dụng vào là được”. Điểm mấu chốt để đạt điểm A ở các môn này, theo Ngọc là: tập trung nghe giảng và ghi chép, ngày nào cũng về làm bài tập, tập hợp các đề và giải lần lượt. Ngọc còn đặc biệt thích thú học các môn đại cương vì “làm được bài A thì lại giải được bài B, do các bài có liên quan đến nhau, từ dễ đến khó. Nó như một thách thức nhưng cứ tuần tự như vậy, việc giải được bài đem lại cho em sự phấn khích. Hơn nữa, thầy giáo dạy môn Giải tích hay khuyến khích điểm cộng khi làm được bài tập về nhà khó, vì vậy em càng hứng thú”!

Đến khi học môn chuyên ngành, tưởng như với kinh nghiệm và thành tích học sinh giỏi môn Sinh học, Ngọc sẽ dễ dàng vượt qua. Nhưng thực tế không phải vậy, Ngọc đã gặp khó với hai môn chuyên ngành, trong đó có môn “Nhập môn Công nghệ Sinh học”. Môn học này theo Ngọc thách thức ở chỗ “các đáp án cứ nửa đúng, nửa sai đòi hỏi sinh viên phải nắm rất chắc kiến thức. Tuy vậy, những môn càng khó nên em phải càng cố gắng hết sức”.

Nhằm rèn luyện kỹ năng chuyên môn và có thêm kiến thức thực tế, từ năm thứ hai, Ngọc xin vào nhóm nghiên cứu của TS. Lê Thị Hồng Nhung, bộ môn Hóa Sinh và Sinh học phân tử, khoa Sinh học để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Kiến thức thu được từ thực hành nghiên cứu theo em là rất quý giá và hữu ích, bổ sung cho việc học chuyên ngành. Ngoài ra, thời gian làm việc trên lab còn giúp em rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên trì – đức tính cần phải có của người làm khoa học.

Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm

Đỗ Minh Ngọc và các bạn trong đợt thực tập tại Viện Công nghệ Phacogen của lớp Công nghệ Sinh học Chất lượng cao

Bí quyết để đạt kết quả học tập tốt, theo Ngọc, cần phải chú ý điểm thường xuyên, điểm giữa kỳ, tích cực khi làm việc nhóm. Nhiều bạn coi nhẹ các điểm thường xuyên, điểm đánh giá giữa kỳ, các điểm bài tập, thuyết trình,… vì nghĩ nó không quan trọng, nhưng thực tế, nó rất quan trọng, có lúc là “cứu cánh” khi điểm thi cuối kỳ hơi thấp một chút. Hơn nữa, khi các điểm thành phần cao, lúc thi cuối kỳ cũng đỡ bị áp lực. 

Để có thể kết thúc thời gian học tập 4 năm đại học trong 3 năm, Ngọc tìm hiểu khung chương trình của các anh chị khóa trước và lên kế hoạch cho mình. Trong khi một học kỳ trung bình các bạn học 16-18 tín chỉ thì Ngọc đăng ký học hơn 20 tín chỉ, thậm chí có học kỳ Ngọc đăng ký gần 30 tín chỉ. “Em không cảm thấy áp lực. Học nhiều môn em còn thấy thuận lợi bởi các môn có liên quan tới nhau. Thực tế, ngoài những lúc học, em vẫn đi chơi, đi ăn với bạn, vẫn “cày phim” đều” – Ngọc cười chia sẻ.

Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm

Đỗ Minh Ngọc và các bạn trong cuộc thi Olympic Sinh học 2022- CLB Sinh học HUS

Nhận xét về Ngọc, TS. Lê Thị Hồng Nhung, bộ môn Hóa Sinh và Sinh học phân tử, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN cho biết: Ngọc thông minh, chăm chỉ, có tinh thần học tập chủ động và rất quyết tâm trong học tập. Không chỉ vậy, em còn có định hướng rõ ràng, có kế hoạch, có mục tiêu. Vì vậy em đã hoàn thành chương trình cử nhân Công nghệ Sinh học với xếp hạng xuất sắc chỉ trong 3 năm.

Tốt nghiệp sớm 1 năm, Ngọc cũng có chút bâng khuâng. Nhưng em không dành thời gian “gap year” mà học luôn thạc sĩ bởi nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ Sinh học. Tranh thủ thời gian học lên cao để có kiến thức chuyên sâu hơn trước khi chính thức đi làm là một cách “đón đầu chủ động”. Ngọc cho là như vậy.

Nữ sinh Trường ĐHKHTN tốt nghiệp đại học xuất sắc chỉ trong 3 năm

Đỗ Minh Ngọc (áo đen) và người chị thân thiết Nguyễn Diễm Quỳnh, K64 Công nghệ Sinh học.

Thông tin thêm về Đỗ Minh Ngọc

-Cựu học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

-Giải Ba cấp Quận môn Sinh học (lớp 9)

-Giải Ba cấp thành phố Hà Nội môn Sinh học (lớp 12)

-Đạt học bổng khuyến khích học tập trong 4 kỳ.

-Khen thưởng sinh viên xuất sắc năm học 2020-2021, 2022-2023.

Vượt qua nỗi thất vọng về bản thân khi trượt nguyện vọng 1, 4 năm sau, Lê Đức Quân (Đại học Khoa học Tự nhiên) xuất sắc giành học bổng toàn phần thạc sĩ tại Canada.

Từ nỗi thất vọng khi trượt nguyện vọng 1 đến học bổng du học toàn phần

Lê Đức Quân nhận học bổng thạc sĩ toàn phần chuyên ngành Hoá phân tích từ Đại học York (Canada). Ảnh: NVCC.

Lê Đức Quân hiện là sinh viên năm 4 ngành Hóa dược, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối tháng 6, Quân mới chính thức tốt nghiệp. Nhưng ngay từ tháng 5, nam sinh đã nhận thông báo trúng tuyển học bổng thạc sĩ toàn phần chuyên ngành Hóa phân tích từ Đại học York (Canada).

“Sáng sớm hôm đó, mình kiểm tra email khi vừa thức dậy. Nhìn thấy thông báo trúng tuyển sớm từ giáo sư, mình tỉnh cả ngủ, vỡ òa sung sướng, hạnh phúc và tự hào vô cùng", Quân chia sẻ.

Từng trượt nguyện vọng 1 vì chủ quan

Những năm học phổ thông, Quân nhiều năm đạt học sinh giỏi. Tuy nhiên, trong kỳ thi đại học năm 2019, Quân lại thiếu một chút điểm để đỗ nguyện vọng 1 vào Đại học Dược Hà Nội.

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, nam sinh cho biết trong thời gian ôn tập, cậu đều đạt kết quả tốt trong các kỳ thi thử, nhất là bài thi môn Hóa.

Điều đó khiến Quân tự tin quá mức, cậu bỏ qua môn Hóa và dành hầu hết thời gian cuối cùng để ôn tập các môn còn lại.

“Thế nhưng, với sự chủ quan đó, mình đã bỏ lỡ cơ hội đỗ nguyện vọng 1. Điểm bài thi môn Hóa học thậm chí còn thấp hơn điểm của 2 môn còn lại trong tổ hợp A00”, Quân chia sẻ.

Buồn, chán nản và thất vọng về bản thân là những gì Quân trải qua trong suốt khoảng thời gian sau đó. Chỉ đến khi đọc được câu chuyện Tái ông thất mã, nam sinh mới nhận ra khi cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Thời điểm đó, cậu quyết định nộp hồ sơ vào ngành Hóa dược, Đại học Khoa học Tự nhiên, để thực hiện ước mơ trở thành nhà khoa học.

Quân cho biết ngay từ nhỏ, cậu đã nhen nhóm ước mơ này để sáng chế ra loại thuốc chữa căn bệnh ung thư vòm họng của bố. Thế nhưng, bố đã mất khi cậu 16 tuổi, điều này càng thôi thúc cậu thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác.

Quả ngọt sau những nỗ lực

Tại Đại học Khoa học Tự nhiên, mỗi sinh viên đều phải lựa chọn một chuyên ngành để tham gia nghiên cứu khoa học. Để tiến nhanh đến ước mơ, Quân theo đuổi ngành Hóa phân tích, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường.

Những ngày đầu, chưa có kinh nghiệm, chân tay lóng ngóng, cộng thêm việc chưa tối ưu được thời gian, kết quả nghiên cứu của Quân thường không thuận lợi.

Dần dần, nam sinh sợ việc phải lên phòng thí nghiệm, sợ làm hỏng hóa chất hoặc thiết bị. Thế nhưng, sau thời gian tự tìm hiểu và có hướng dẫn của phó giáo sư, Quân tự tin và dần thu lại kết quả khả quan.

Mọi chuyện tưởng chừng thuận lợi, thế nhưng, nam sinh lại gặp khó khăn khi Covid-19 chặn đứng việc lên phòng thí nghiệm của sinh viên. May mắn, nhận được sự hỗ trợ của phó giáo sư, Quân được làm quen với môi trường phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, đồng thời được thực tập tại Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia.

Đến tận cuối năm 3, Quân mới được quay trở lại phòng thí nghiệm của trường. Nam sinh bắt đầu hăng say hơn với việc nghiên cứu.

“Mình dành hầu hết thời gian rảnh ở phòng thí nghiệm, hơn 20 giờ/tuần. Mỗi khi phát hiện ra điều gì mới mẻ, mình lại cảm thấy sung sướng, hạnh phúc bởi có những nghiên cứu phải thực hiện cả năm mới có kết quả", Quân kể.

Dù việc học và nghiên cứu chiếm nhiều thời gian, Quân vẫn tranh thủ đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập bởi từ khi bố mất, mẹ là trụ cột trong nhà. Mọi gánh nặng tài chính đều phụ thuộc vào tiền lương giáo viên của mẹ.

“Mình đi làm gia sư ngay từ năm nhất. Bên cạnh đó, nhờ có học bổng từ nhà trường và doanh nghiệp, mình có số vốn nhỏ để đầu tư vào một số kênh tài chính. Nhờ vậy, mình có thể tự lo học phí hệ chất lượng cao cũng như phụ giúp mẹ một số khoản nhỏ trong nhà", Quân chia sẻ.

Mọi nỗ lực của Quân được đền đáp khi cậu giành giải ba cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu của cậu cũng được xuất bản trên tạp chí khoa học uy tín và hội nghị khoa học quốc tế. Không những thế, khóa luận tốt nghiệp của Quân cũng đạt 9,7/10 điểm. Cuối tháng 6, Quân sẽ tốt nghiệp loại giỏi với GPA 3.5/4.

Từ nỗi thất vọng khi trượt nguyện vọng 1 đến học bổng du học toàn phần

Bốn năm đại học, Quân theo đuổi ngành Hóa phân tích, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường. Ảnh: NVCC.

Chọn học thạc sĩ tại Canada

Để theo đuổi con đường nghiên cứu, Quân lựa chọn học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Cơ duyên với Đại học York (Canada) đến với Quân cũng rất tình cờ.

Tháng 2, nam sinh có cơ hội tham gia hội thảo khoa học của GS Hóa học Sergey Krylov (Đại học York) và biết đến các học bổng của trường.

“Sau hội thảo, mình được dẫn giáo sư đi tham quan các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Nhờ đó, mình có cơ hội chia sẻ với giáo sư về nguyện vọng du học và được giáo sư động viên nộp hồ sơ vào trường", Quân nói.

Sau hôm đó, trở về nhà, Quân nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ và gửi đến GS Sergey Krylov. Chỉ khoảng một tuần sau, nam sinh nhận thư mời phỏng vấn, đáp ứng được các yêu cầu và được nhận vào nhóm nghiên cứu.

Từ bước đà này, Quân tiếp tục nộp hồ sơ xin học bổng toàn phần (trị giá 1,5 tỷ đồng/2 năm học) và nhận được sự đồng ý của nhà trường.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, Quân cho biết vì nộp hồ sơ qua giáo sư, điều quan trọng, sinh viên phải thể hiện cho giáo sư thấy bản thân là người xứng đáng được trao cơ hội. Để làm được điều đó, Quân cho rằng quá trình 4 năm đại học chính là sự chuẩn bị tốt nhất.

Theo đó, bảng điểm là thứ đầu tiên giáo sư và bộ phận tuyển sinh nhìn vào và đánh giá. Tiếp đó, sinh viên phải thể hiện sự quyết tâm và định hướng cá nhân rõ ràng. Theo Quân, thư giới thiệu cũng là yếu tố quan trọng giúp mình nhận thông báo trúng tuyển.

“Bộ phận tuyển sinh yêu cầu 2 lá thư giới thiệu từ các thầy cô mình từng làm việc cùng. Đây hoàn toàn là bí mật giữa giáo sư tại Đại học York và Đại học Khoa học Tự nhiên. Vì vậy, đó là những đánh giá công tâm nhất", Quân chia sẻ.

Theo Tri thức trực tuyến.

Tháng 9 tới, với học bổng danh giá nhất châu Âu - Erasmus Mundus - Ngân Hà (sinh viên năm 4, Đại học Khoa học Tự nhiên) sẽ sang Pháp du học thạc sĩ tại Đại học Paris Saclay.

Giành học bổng thạc sĩ châu Âu khi chưa tốt nghiệp đại học

Nguyễn Như Ngân Hà hiện là sinh viên năm cuối, lớp Tài năng Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Hồi tháng 2, khi nộp hồ sơ chương trình học bổng Erasmus Mundus, Nguyễn Như Ngân Hà nhận thông báo sẽ có kết quả vào ngày 27/3. Thế nhưng, đến ngày hẹn, dù ngóng đợi từ sáng sớm, nữ sinh vẫn không nhận được bất kỳ email nào từ ban tổ chức.

Hụt hẫng, lo lắng là những cảm xúc Hà trải qua. Hai ngày sau, mọi thứ vẫn vậy, cô vẫn không nhận được thông tin gì dù liên tục kiểm tra hộp thư đến.

“Phải đến ngày 30/3, mình mới nhận được thư chấp nhận của chương trình. Lúc đó, mình vui lắm, thở phào nhẹ nhõm vì mọi nỗ lực và cố gắng suốt gần 4 năm đã được đền đáp", Hà chia sẻ.

Từng chỉ coi du học là một lựa chọn

Nguyễn Như Ngân Hà hiện là sinh viên năm cuối, lớp Tài năng Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, Hà cho biết khi bắt đầu học năm nhất, nữ sinh chưa định hướng rõ ràng việc đi du học. Thời điểm đó, cô chỉ coi du học là một lựa chọn thay vì đặt mục tiêu cụ thể.

“Nghĩa là, nếu cơ hội đến, mình sẽ đi du học. Nếu không, mình vẫn tiếp tục học và làm việc ở Việt Nam”, Hà chia sẻ.

Thế nhưng, dần dần, cuối năm nhất, du học trở thành mục tiêu mà Hà đặt quyết tâm phải đạt được. Lý giải điều này, Hà cho biết du học thạc sĩ sẽ là cơ hội lớn để cô tiếp cận với môi trường học tập quốc tế cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để cô trải nghiệm môi trường mới với các nền văn hóa khác nhau.

Bên cạnh đó, dưới dự chỉ dẫn, động viên của PGS.TS Mạc Đình Hùng (Đại học Khoa học Tự nhiên) và gia đình, bạn bè, Hà được tiếp thêm động lực để hướng tới mục tiêu du học.

Ngay sau đó, việc đầu tiên Hà làm là xác định rõ định hướng nghiên cứu và nguyện vọng của bản thân. Sau đó, nữ sinh mới bắt đầu tìm kiếm và tìm hiểu về các chương trình và học bổng du học thạc sĩ.

“Mình mất một năm để xác định bản thân cũng như quyết định nộp hồ sơ tới chương trình nào. Ban đầu, mình nhắm tới học bổng Chính phủ Pháp và một số chương trình khác. Nhưng cuối cùng, mình quyết định gửi hồ sơ đến chương trình SERP+ của học bổng Erasmus Mundus. Đây là lựa chọn phù hợp nhất ở thời điểm đó", Hà nói.

Nữ sinh cho biết SERP+ là chương trình liên ngành về Hóa - Lý và Khoa học vật liệu, đặc biệt là vật liệu nano.

Được biết, Erasmus Mundus (EM) là học bổng danh giá do Ủy ban châu Âu tài trợ, tạo điều kiện cho sinh viên sống và học tập trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa. Điều này đúng với định hướng và mong muốn của của Hà khi lựa chọn chương trình thạc sĩ.

Bên cạnh đó, với mức học bổng 44.150 euro (tương đương 1,1 tỷ đồng) cho 2 năm học, Hà sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt, di chuyển, bảo hiểm…

Giành học bổng thạc sĩ châu Âu khi chưa tốt nghiệp đại học

Ngân Hà tập trung vào thế mạnh học thuật trong hồ sơ du học. Ảnh: NVCC.

Chiến thuật giành học bổng dù không có lợi thế IELTS

Hà đánh giá EM là học bổng mang tính cạnh tranh cao do chấp nhận hồ sơ của ứng viên ở bất kỳ ngành nào, từ bất kỳ nước nào trong và ngoài Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, EM cũng một học bổng merit-based (học bổng tài năng, chú trọng vào thành tích học tập). Vì vậy, các ứng viên phải có thành tích học tập tốt, đòi hỏi phải chuẩn bị trong thời gian dài.

Do vậy, khi xác định rõ mục tiêu học bổng, Hà chỉ mất 3 tháng để làm hồ sơ, nhưng những nội dung đưa vào trong đó là gần 4 năm cố gắng của nữ sinh.

Bên cạnh đó, đánh giá điểm IELTS không phải thế mạnh, Hà lên chiến thuật, tập trung vào các yếu tố khác liên quan đến học thuật.

“Các yếu tố liên quan đến học thuật rất quan trọng, là yếu tố ghi điểm lớn. Vì vậy, mình phải chuẩn bị từ sớm và đường dài", Hà nói.

Thời điểm nộp hồ sơ, GPA của Hà ở mức 3.73/4. Nữ sinh có kinh nghiệm nghiên cứu và các giải thưởng về nghiên cứu khoa học. Cô cũng có một công bố khoa học trên tạp chí quốc tế Organic Chemistry Frontiers, đây là điểm cộng rất lớn trong bộ hồ sơ xin học bổng. Những điều này đều được thể hiện trong CV, thư động lực và thư giới thiệu của Hà, là minh chứng cho năng lực của cô.

Bài luận cũng là yếu tố được Hà chú tâm. Nữ sinh mất gần một tháng để hoàn thành. Trong đó, cô nhấn mạnh về kinh nghiệm nghiên cứu, cùng các thành tích, giải thưởng đã nhận. Hà cũng nêu rõ mục tiêu, định hướng của bản thân ở hiện tại và tương lai.

Chia sẻ về yếu tố hoạt động ngoại khóa, nữ sinh đánh giá EM hướng đến giao lưu văn hóa, sinh viên có cơ hội học tập tại ít nhất hai đại học ở 2 quốc gia châu Âu. Chính vì vậy, nếu có cơ hội, Hà khuyên ứng viên nên tham gia các chương trình trao đổi quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hà chú trọng tham gia các hoạt động trong nước như Trường hè Khoa học Việt Nam, câu lạc bộ học thuật tại trường…

Gần 4 năm chuẩn bị và 1,5 tháng chờ đợi, cuối cùng, Ngân Hà đã nhận quả ngọt là thư trúng tuyển học bổng dù cuối tháng 6, cô mới tốt nghiệp đại học loại xuất sắc (GPA 3.77/4). Tháng 9 tới, nữ sinh sẽ bắt đầu học kỳ đầu tiên tại Đại học Paris Saclay ở Pháp. Ở kỳ tiếp theo, cô chọn tới Ba Lan, theo học tại Đại học Adam Mickiewicz.

Một số thành tích Ngân Hà đạt được trong quá trình học đại học:

  • Giải nhì giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2022;
  • Giải nhất hội nghị Nghiên cứu Khoa học cấp trường năm 2022;
  • Giải nhì báo cáo hay tại hội nghị Nghiên cứu Khoa học cấp trường năm 2022;
  • Giải Nhất hội nghị Nghiên cứu Khoa học cấp Khoa năm 2022;
  • Đồng tác giả bài báo “Direct access to 2-aryl-3-cyanothiophenes by a base-catalyzed one-pot two-step three-component reaction of chalcones benzoylacetonitriles and elemental sulfur”, tạp chí quốc tế Organic Chemistry Frontiers (ISI Q1; IF 5.281), ngày 18/4/2022;
  • Học bổng Hóa chất Đức Giang cho sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2020-2021, 2021-2022;
  • Học bổng Nitori cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc năm học 2019-2020;
  • Học bổng khuyến khích học tập của Đại học Khoa học Tự nhiên dành cho sinh viên xuất sắc cho tất cả kỳ học;
  • Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở năm 2022;
  • Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2022.

Theo Tri thức trực tuyến.

Là thủ khoa đầu vào khóa QH.2019 chương trình cử nhân Khoa học tài năng Vật Lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Trần Thị Y Vân - sinh viên năm thứ tư, vẫn đang nỗ lực từng ngày để có thể theo đuổi đam mê của mình. Nữ sinh ngành Vật lý đã chia sẻ những kinh nghiệm học tập của bản thân giúp cải thiện điểm số và bí quyết công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý

Trần Thị Y Vân sinh năm 2001, là cựu học sinh lớp chuyên Lý tại Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Ngay từ khi học cấp 2, Y Vân đã từng đoạt giải Nhì kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý cấp thành phố Hà Nội. Cô bạn còn xuất sắc đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 12 năm liên tục.

Y Vân chia sẻ: “Ban đầu khi mới học lên THCS, mình nhận ra Vật lý là môn mới nên khá hứng thú. Khi theo học thì thấy Vật lý rất hay và là môn học có thể áp dụng vào thực tế”. Cô bạn cũng cho biết thêm: “Đã từng có lúc mình rất phân vân trong việc chọn ngành học và muốn rẽ ngang sang lĩnh vực Kinh tế, nhưng sau thời gian dài suy nghĩ thì mình nhận ra lợi thế của bản thân khi theo học Vật lý đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ từ gia đình nên mình đã lựa chọn ngành này là đích đến”.

Y Vân nói thêm, ngành học này không chỉ đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ học tập, tìm tòi thêm các tài liệu mà sinh viên cũng phải có đam mê và niềm yêu thích với Vật lý mới có thể theo đuổi hết mình.

“Bằng sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giảng viên Khoa Vật lý - các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành, mình đã đạt được những kết quả hiện tại” - Nữ sinh chia sẻ.

Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý

Sau những giờ học tập trên giảng đường, cô gái thường dành thời gian đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm hay tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học. “Bản thân mình đã trưởng thành hơn nhiều nhờ việc tham gia các hoạt động đó” - Trần Thị Y Vân cho biết.

Cô nàng rất sợ cảm giác tiếc nuối, vì vậy, cô luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành công việc, thử thách một cách tốt nhất. “Mình nghĩ rằng chính nhờ nỗi sợ ấy mà bản thân mình mạnh mẽ hơn để trở thành một Y Vân như bây giờ. Mình cũng nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, được trao cơ hội để thử sức với những điều mới mẻ, từ đó mình khám phá ra những thế mạnh mới của bản thân và có thể phát triển nó”, Y Vân chia sẻ.

Y Vân cho hay, kết quả học tập bạn có được xuất phát từ thói quen học tập tốt. “Khi đã thiết lập được lịch trình cho bản thân, chúng ta sẽ có thêm thời gian để tham gia nghiên cứu khoa học hay các cuộc thi. Trong môi trường đại học, kết quả học tập tốt còn giúp mình xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai”, 10x cho biết. Y Vân cũng nói thêm, thói quen học tập cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, làm việc sau này. Nếu xây dựng được thói quen tốt thì bản thân sẽ có lối sống kỷ luật hơn.

Bật mí bí quyết học tốt, Y Vân cho rằng điều này không quá khó. Mỗi người chỉ cần nghiêm khắc hơn với bản thân mình, tập trung nghe giảng hơn hay dành nhiều thời gian hơn để ôn thi là đã có thể đạt kết quả tốt hơn. “Đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất mới tiếp xúc với môi trường đại học chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ và những điều hấp dẫn hơn xung quanh, quãng thời gian này, các bạn nên học cách quản lý thời gian để không quá sa đà vào những việc khác mà sao nhãng việc học tập của bản thân”, Y Vân đưa ra lời khuyên.

Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý

Cũng theo nữ sinh này, ngoài việc học tập trên giảng đường và tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội thì việc tham gia nghiên cứu khoa học cũng là một trong những điều kiện để đánh giá kết quả học tập cuối khóa. Vì vậy, các bạn cần phải phân chia thời gian hợp lý để có thể tham gia các hoạt động kể trên, điều này sẽ giúp các bạn phát triển một cách toàn diện nhất.

Với cá nhân Y Vân, quãng thời gian là sinh viên năm thứ nhất, cô nàng không tham gia nghiên cứu khoa học nhiều mà tập trung làm quen với cách học và môi trường đại học, học thêm các kỹ năng mềm, làm quen và xây dựng các mối quan hệ mới. Hết năm thứ nhất, khi bản thân đã quen và tìm ra phương pháp học tập phù hợp, cô nàng dành nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học. Nữ sinh cho biết sẽ tận dụng những khoảng thời gian trống trong năm học để tập trung cho nghiên cứu và sẽ học nhiều hơn trước các kỳ thi. Điều này giúp Y Vân duy trì được kết quả học tập và cũng trưởng thành hơn trong việc nghiên cứu khoa học.

Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý

“Ngoài ra, còn một việc vô cùng quan trọng là đừng để bản thân kiệt sức với những việc đó. Mình không giỏi trong việc chịu áp lực nên luôn để cho bản thân thư giãn khi thấy cần thiết và không quá ép buộc bản thân. Khi có cơ hội, mình luôn dành tặng cho bản thân những buổi đi chơi hay du lịch để có thể nạp lại năng lượng cho những công việc sau đó. Nhờ những quãng nghỉ này, tâm trạng mình sẽ tốt lên, từ đó hiệu quả công việc cũng cao hơn”, Y Vân nói.

Bí quyết để học giỏi và thành công của nàng hotgirl ngành Vật Lý

Trong cuộc sống, Y Vân quan niệm cơ hội đến với mỗi người không nhiều. Vì vậy, khi có cơ hội làm điều gì đó, dù khó đến mấy, chúng ta hãy cố gắng thử một lần. Dù thất bại, ít nhất, mỗi người cũng đã nỗ lực vượt qua sức ì của bản thân để thực hiện nó. Ước mơ của Vân là trở thành nhà khoa học. Còn hiện tại, cô gái muốn được đến Na Uy để ngắm cực quang.

GIẢI THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA Y VÂN

Thủ khoa đầu vào K64, Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên

Giải Nhất Olympic Vật lý Sinh viên lần thứ XXIII, phần thi trắc nghiệm.

Giải Bạc cuộc thi quốc tế University Physics Competition 2021

Giải Nhì Giải thưởng Nguyễn Hoàng Phương 2022

Sinh viên xuất sắc năm học 2019-2020, 2020-2021

Sinh viên 5 tốt cấp Trường, cấp ĐHQG năm học 2019-2020

Học bổng Quỹ châu Á ADF năm 2019, 2020, 2021, 2022

Học bổng Odon Vallet năm 2021, 2022

Học bổng Đào Minh Quang 2019

Chứng chỉ Tình nguyện viên quốc tế

Giải “Thiết kế ấn tượng” của thi HUS Racing 2020

NGHIÊN CỨU

Tác giả chính của 1 bài báo trên tạp chí Q2

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Câu lạc bộ Vật lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Trưởng ban Truyền thông Câu lạc bộ Vật lý Gen anpha

Câu lạc bộ Sinh viên Tự nguyện - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Phó ban Truyền thông CLB Sinh viên Tự nguyện Nhiệm kỳ 7.

Theo VNU.

Với điểm tổng kết 3,95/4, Nguyễn Tiến Đạt, sinh viên K62 Tài năng Hoá học là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Quê ở Thanh Hoá, Nguyễn Tiến Đạt vốn là cựu học sinh chuyên Hoá của Trường THPT Chuyên Lam Sơn.

Những năm cấp 2, Đạt đã có niềm yêu thích các môn Khoa học tự nhiên đặc biệt đam mê môn Hoá. Những bài học về hợp chất xung quanh cuộc sống trở nên thú vị khiến Đạt tò mò, say sưa tìm hiểu. Đạt từng đoạt giải Nhất thành phố Thanh Hoá và giải Nhì cấp tỉnh môn Hoá học.

Lên cấp 3, Tiến Đạt tiếp tục đoạt giải Nhì thi học sinh giỏi quốc gia môn Hoá học năm 2017.

Thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2021 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đạt điểm GPA 3,95/4

Nguyễn Tiến Đạt là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: NVCC

Từ nỗi sợ tiếng Anh đến 7.0 IELTS, giành nhiều học bổng

Quyết định chọn vào thẳng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, nam sinh Thanh Hoá cho rằng đây là một trong những ngôi trường có lịch sử lâu đời với nhiều thành tích cũng như có các giảng viên đầu ngành lĩnh vực Hoá học.

Dù vậy ở năm đầu tiên đại học, Đạt gặp không ít khó khăn vì sự thay đổi môi trường cũng như cách học. Đặc biệt chương trình lớp Tài năng được giảng dạy bằng tiếng Anh ít nhiều khó khăn cho một sinh viên chuyên về tự nhiên. 

Môi trường học ở lớp Tài năng với nhiều bạn rất giỏi, kiến thức chuyên sâu là động lực cho Đạt bứt phá. Nếu tiếp thu chậm, không hiểu ngay vấn đề, Đạt không ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn. 

Theo Đạt, thu hút nhất chính là những giờ thực hành. Hoá là môn học thực nghiệm nên thời gian thực hành sẽ giúp hiểu bài nhanh và cụ thể hoá các bài học lý thuyết. Đầu năm thứ 2, Tiến Đạt xin đi thực tập tại phòng thí nghiệm với các giảng viên trong trường. Nam sinh làm những công việc đơn giản nhất như xử lý mẫu phản ứng đến tham gia các đề tài nghiên cứu của phòng thí nghiệm.

Hai môn Hoá học hữu cơ và Hoá học vô cơ được Đạt yêu thích nhất vì nội dung học liên quan đến khoa học về nguyên tố, liên kết phân tử, về hợp chất xung quanh, nhờ đó giải thích được quy trình trong tự nhiên hay tìm ra những hợp chất mới. Bên cạnh đó môn Hoá lý, Phân tích,… rất quan trọng để trang bị kiến thức, phương pháp đo, phương pháp làm thí nghiệm.

Để đạt điểm cao trong các kỳ thi, theo Đạt cần có sự chủ động, không để dồn ứ hay ôn thi nhồi nhét vào cuối kỳ. Ngoài ra, tăng cường tìm tài liệu, đọc sách báo, nghiên cứu khoa học để mở mang kiến thức và duy trì việc học tiếng Anh.

Từ nỗi sợ tiếng Anh, Đạt đã yêu thích và xác định tiếng Anh không còn là môn học mà là công cụ tiếp cận những tri thức tiên tiến. Các tài liệu nước ngoài giúp Đạt phát triển kỹ năng đọc – viết, qua đó học được từ mới, cách hành văn và cách viết như thế nào. Mỗi ngày, Đạt nghe một bài tiếng Anh để rèn luyện phản xạ.

Đến thời điểm ra trường, Tiến Đạt đã đạt 7.0 IELTS.

Thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2021 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đạt điểm GPA 3,95/4

Năm thứ 3, Đạt tham gia trao đổi sinh viên tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Với Đạt đây là khoảng thời gian quý giá để tích luỹ kiến thức vì được nghiên cứu trong môi trường học đại học nước ngoài, được tiếp cận với các nhóm nghiên cứu mới, các giảng viên nước ngoài.

Với nỗ lực của mình, Đạt giành nhiều học bổng như học bổng Odon Vallet 2019, UOP Honeywell 2019, hay học bổng của Mitsubishi UFJ 2020…, giành giải Ba nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2020.

Nhiều lần thất bại khi làm khóa luận tốt nghiệp

Theo Đạt, đề tài tốn nhiều công sức nhất chính là khoá luận. Nam sinh nghiên cứu về “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất nickel dithiocarbamate chứa vòng anthracene”. Với đề tài này, Đạt mất 1 năm ròng rã làm hết thí nghiệm này sang thí nghiệm khác, tổng hợp chất từ nhiều chất khác nhau, trong đó có nhiều chất mới chưa có quy trình cụ thể.

Nam sinh trải qua vài thất bại khi nghiên cứu đề tài này.

Thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2021 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đạt điểm GPA 3,95/4

Mỗi lần sai Đạt đều ghi chép cẩn thận vào sổ. Với đặc thù ngành Hoá không phải lúc nào cũng sẵn chất để thực hiện, vì vậy Đạt luôn tận dụng thời gian ở phòng thí nghiệm. Những thất bại giúp Đạt tích luỹ kiến thức, trau dồi thêm các phản ứng tương tự ở các tạp chí quốc tế. Đầu năm thứ 4, Đạt thu thập xong số liệu và dành kỳ 2 để viết khoá luận tốt nghiệp.

Sau nhiều lần chỉnh sửa, Tiến Đạt nhận được 9,7 điểm khóa luận tốt nghiệp và trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) với điểm GPA đạt 3,95/4.

Nam thủ khoa nhìn nhận, Hoá học còn nhiều vấn đề mới, chưa được khám phá. Đây sẽ là động lực để Đạt bước tiếp chặng đường dài phía trước. Hiện tại Tiến Đạt đã nộp hồ sơ du học và đang chờ đợi kết quả từ các trường. Cậu hi vọng có cơ hội sang nước ngoài để nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Theo Vietnamnet.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN