Công nghệ bán dẫn là một trong những lĩnh vực cốt lõi của ngành công nghiệp điện tử, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất vi mạch (chip), cảm biến, thiết bị điện tử và công nghệ số. Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Bán dẫn trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về vật liệu bán dẫn, thiết kế vi mạch, quy trình chế tạo chip và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, ô tô thông minh và thiết bị di động.
Năm 2025, Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN bắt đầu tuyển sinh Chương trình đào tạo Công nghệ Bán dẫn, đào tạo hệ cử nhân chính quy, với 140 chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển là A00, A01, A02, C01, C02, B00, D07.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
Công nghệ bán dẫn là xương sống của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và AI bùng nổ, nhu cầu về chất bán dẫn ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực: Điện tử và viễn thông, ô tô thông minh và xe điện, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán hiệu năng cao và Internet vạn vật (IoT) và thành phố thông minh.
Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao đang trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp này. Vì vậy, việc đào tạo Cử nhân Công nghệ Bán dẫn không chỉ cấp thiết mà còn mang tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - khoa học - công nghệ của quốc gia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực lớn về công nghệ bán dẫn ngày càng lớn và ở Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng. Theo nhiều báo cáo, ngành công nghiệp bán dẫn đang đối mặt với tình trạng khát nhân lực trên phạm vi toàn cầu. Các tập đoàn công nghệ lớn như Micron, Intel, Samsung, TSMC, Qualcomm, … đều cần một đội ngũ kỹ sư bán dẫn có chuyên môn sâu để phục vụ sản xuất và nghiên cứu phát triển (R&D).
Tại Việt Nam, chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút đầu tư từ các “ông lớn” như TSMC, Samsung, Intel, Amkor, … Nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng gấp 3-4 lần trong thập kỷ tới, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ bài bản về thiết kế vi mạch, chế tạo bán dẫn và kiểm định chất lượng sản phẩm.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp bán dẫn, nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tạo cơ hội thực hành và việc làm cho sinh viên; đồng thời chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Ngoài ra, các trường đại học có thể mở rộng chương trình đào tạo, kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực thực tiễn. Việc phát triển mạnh của khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo dẫn tới nhu cầu ngày càng cao về CPU hiệu năng cao và GPU, cũng như các vật liệu bán dẫn, công nghệ bán dẫn và nguồn nhân lực chế tạo chip bán dẫn.
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Đào tạo và Công tác Sinh viên, ĐHQGHN cho biết: việc ĐHQGHN giao cho Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên mở Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Bán dẫn không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp bách, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là cơ hội để các trường đại học tiên phong đào tạo đội ngũ chuyên gia bán dẫn, phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên công nghệ số.
Chương trình đào tạo hệ cử nhân công nghệ bán dẫn được chia làm ba định hướng: Công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn và IC; Công nghệ đóng gói và kiểm thử linh kiện bán dẫn; Công nghệ vật liệu bán dẫn.
“Với mục tiêu trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng và chuyên sâu của công nghệ bán dẫn, sinh viên ĐHQGHN sau tốt nghiệp có thể tự tin áp dụng vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sáng tạo khởi nghiệp và hội nhập quốc tế”, PGS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Lợi thế của chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là cơ sở đào tạo đại học nhiều kinh nghiệm nhất và lớn nhất tại Việt Nam về Công nghệ Bán dẫn. Năm 1947, transistor, thiết bị bán dẫn, đầu tiên trên thế giới được phát minh tại Bell labs, Hoa kỳ. Năm 1962, Trường ĐH Khoa học tự nhiên là nơi chế tạo ra chiếc transistor đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình đào tạo Công nghệ bán dẫn được xây dựng trên kinh nghiệm và thành quả của ngành Khoa học vật liệu (50 năm kinh nghiệm) cũng như chương trình đào tạo liên thông với các chương trình sau đại học Công nghệ Bán dẫn của nước ngoài (Chương trình thạc sĩ Công nghệ bán dẫn, liên kết NYCU – Đài Loan từ năm 2020). Là một đại học nghiên cứu hàng đầu, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại, mà nổi bật trong đó là cụm hệ thống thiết bị phòng sạch, có khả năng trong chế tạo chip bán dẫn.
Hệ thống phòng thí nghiệm sạch của Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN được trang bị thiết bị hiện đại, tiên tiến
Chương trình Cử nhân Công nghệ Bán dẫn được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và chuyên sâu về: Vật liệu bán dẫn: Tìm hiểu về silicon, gallium nitride và các vật liệu tiên tiến. Thiết kế vi mạch (IC Design): Nắm vững kỹ thuật thiết kế và tối ưu hóa vi mạch số và tương tự. Công nghệ chế tạo bán dẫn: Học về quy trình sản xuất chip từ wafer đến sản phẩm cuối cùng. Hệ thống vi điện tử và cảm biến: Ứng dụng trong điện thoại, ô tô, y tế và Internet vạn vật (IoT). Kỹ thuật quang tử và linh kiện nano: Phát triển công nghệ mới trong ngành điện tử. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia các dự án nghiên cứu và thực tập tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.
Trưởng Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN GS.TS Nguyễn Thế Toàn cho biết: sinh viên theo học Chương trình cử nhân công nghệ bán dẫn sẽ được đào tạo bài bản, sinh viên có nền tảng kiến thức lý thuyết vững vàng và kỹ năng thực hành thành thạo để làm việc tại các vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn như chế tạo; thiết kế, đóng gói và kiểm chuẩn của các linh kiện bán dẫn tích hợp (IC); phát triển vật liệu mới nhằm nâng cao chất lượng của linh kiện, thiết bị. Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học; có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và các lĩnh vực liên quan; thích ứng cao với các đòi hỏi của thị trường lao động.
Ngoài đào tạo chuyên môn, sinh viên sẽ được tôi luyện các kỹ năng mềm như thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và có trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng giao tiếp, quản lý, làm việc nhóm và năng lực ngoại ngữ tốt để làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hoá, đa quốc gia. Sinh viên sẽ được tiếp xúc và làm quen với năng lực nghiên cứu khoa học từ năm nhất, tự học và cập nhật các kiến thức, công nghệ mới; có tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tư duy khách quan, các kỹ năng nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Có khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng đạt được vào trong thực tế sản xuất nhằm cải tiến chất lượng quy trình, sản phẩm.
Ngoài ra, Khoa đã phối hợp chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp công nghệ để sinh viên có cơ hội thực tập, nghiên cứu và làm việc thực tế, nâng cao năng lực cạnh tranh khi ra trường.
Sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn trong nước và trên thế giới. Chương trình đào tạo trang bị cho người học những phẩm chất cá nhân, các kỹ năng cần thiết, đạo đức nghề nghiệp để làm việc trong môi trường quốc tế và đa văn hóa, tư duy đổi mới và tinh thần khởi nghiệp. Sinh viên có các kiến thức chuyên sâu về công nghệ bán dẫn, các kỹ năng thực hành cần thiết để vận dụng vào giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và các lĩnh vực liên quan.
Để thu hút được người học chất lượng, Khoa Vật lý nói riêng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói chung có nhiều chính sách để thu hút và hỗ trợ học sinh giỏi tham gia vào chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn. Sinh viên có cơ hội nhận học bổng có giá trị từ nhiều Quỹ học bổng (trị giá >10 tỉ). Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các khóa thực tập tại các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức.
TS. Hoàng Chí Hiếu, Phó Khoa Vật lý cho biết: Khoa Vật lý là đơn vị nghiên cứu trọng điểm có cơ sở hạ tầng phòng sạch duy nhất tại ĐHQGHN, có trang thiết bị phù hợp để chế tạo vật liệu và linh kiện bán dẫn. Phòng thí nghiệm Khoa Vật lý là một cơ sở nghiên cứu và thực hành hiện đại, phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong ngành vật lý và các lĩnh vực liên quan. Với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, phòng thí nghiệm là nơi giúp sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tiếp cận với các thí nghiệm thực tiễn, từ vật lý cơ bản đến các ứng dụng công nghệ cao.
Phòng thí nghiệm được tổ chức thành nhiều nhóm chuyên môn như vật lý lý thuyết, vật lý chất rắn, vật lý ứng dụng, quang học - quang phổ, vật lý hạt nhân và vật lý y sinh. Các nghiên cứu tại đây không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn có tính ứng dụng cao trong khoa học và công nghệ.
Với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học giàu kinh nghiệm và mạng lưới hợp tác rộng rãi trong và ngoài nước, Phòng thí nghiệm Khoa Vật lý là một địa chỉ tin cậy cho những ai đam mê nghiên cứu và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của khoa học vật lý tại Việt Nam. Khoa đang không ngừng nghỉ chuyển hoá những nghiên cứu cơ bản thành những sản phẩm khoa học công nghệ cao mũi nhọn của chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn. Khoa luôn thu hút được những nhà khoa học và sinh viên ưu tú và họ luôn đong đầy ngọn lửa đam mê khoa học.
Cơ hội việc làm rộng mở vươn tầm quốc tế
Ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho cử nhân công nghệ bán dẫn. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty sản xuất chip và thiết bị bán dẫn lớn như: (Intel, Samsung, TSMC, GlobalFoundries, Foxconn…); các tập đoàn công nghệ điện tử (Apple, Qualcomm, NVIDIA, Sony…); viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm về vật liệu, vi mạch và công nghệ nano; doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ cao và IoT; hoặc giảng dạy tại các trường đại học. Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội để tiếp cận học bổng để tiếp tục học thạc sĩ/ tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Mỹ).
Nhu cầu nhân lực công nghiệp chip đang khan hiếm nhân lực trình độ cao trên toàn cầu với mức lương hấp dẫn, sinh viên sau tốt nghiệp có lợi thế để cạnh tranh ở các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Chương trình cử nhân công nghệ bán dẫn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là một lựa chọn cho những ai yêu thích công nghệ, sáng tạo và muốn tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thông tin tuyển sinh: https://vatly.com.vn/dao-tao-dai-hoc/
Theo VNU.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chúc mừng và thông báo tới các thí sinh trúng tuyển chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với Trường Đại học Quốc gia Yang Ming Chiao Tung, Trung Quốc (NYCU) năm 2024, bậc đào tạo thạc sĩ ngành Vật lý, chuyên ngành Công nghệ bán dẫn do Trường NYCU cấp bằng như sau:
1. Lịch nhận Giấy báo trúng tuyển: ngày 18/9/2024 tại Phòng Đào tạo (Phòng 404 nhà T1), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) trong giờ hành chính.
2. Lịch nhập học trực tiếp: ngày 18/9/2024 tại Phòng Chính trị và Công tác sinh viên (Phòng 320 nhà T1), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) trong giờ hành chính.
3. Nhà trường gửi kèm theo đây các thông tin:
- Danh sách thí sinh trúng tuyển
- Mẫu Sơ yếu lý lịch
4. Để hoàn thành thủ tục nhập học, thí sinh cần chuẩn giấy tờ và kinh phí như sau:
- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu gửi kèm), có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công tác.
- Kinh phí học tập: đối với học viên không nhận được 100% học bổng (học phí và phí ghi danh) từ Trường NYCU, học phí tạm thu là 2000 USD (tương ứng với 1/4 kinh phí học tập cho toàn khoá học). Học phí đóng bằng Việt Nam đồng, áp dụng tỷ giá quy đổi ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thu học phí.
Việc đào tạo ngành Địa chất học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã có sự chuyển dịch, chú trọng vấn đề thực hành, định hướng nghề nghiệp.
Địa chất học là một trong những ngành thuộc nhóm Khoa học cơ bản với truyền thống đào tạo lâu đời. Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị giảng dạy ngành này gần 60 năm nay.
Có khả năng cạnh tranh với những ngành học mới
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, Phó trưởng khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Địa chất học là ngành đào tạo truyền thống của nhà trường bắt đầu từ năm 1966, tính đến nay là 58 năm.
Đúng như tên gọi, đối tượng nghiên cứu của ngành Địa chất học là phía dưới của bề mặt Trái Đất, tập trung vào thành phần của các loại đá, những quá trình liên quan để thành tạo các loại khoáng sản, các loại hình thiên tai...
Còn với các ngành như Địa lý, Môi trường hay Khí tượng sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng, sinh vật, các hiện tượng xảy ra ở khí quyển, môi trường phát sinh từ bề mặt Trái Đất.
Hiện tại, ngành Địa chất của khoa đang tập trung đào tạo ba chuyên ngành là Địa chất học, Ngọc học – Đá quý, Công nghệ Địa kỹ thuật – Địa chất Môi trường."
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, Phó trưởng khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh: Hồng Linh)
Mặc dù là ngành học quan trọng nhưng số lượng sinh viên lựa chọn ngành Địa chất học đang có xu hướng giảm.
Lý giải nguyên nhân về thực tế này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Thành, Trưởng khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, ngành Địa chất học từng thu hút khá đông sinh viên. Ngoài khoa Địa chất của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội còn có các khoa liên quan đến địa chất của một số trường như Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội...
Nhiều năm gần đây, không ít ngành nghề mới được hình thành ở cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với khả năng thu hút thí sinh cao nên sự quan tâm của các em dành cho ngành khoa học cơ bản nói chung và Địa chất học nói riêng có phần giảm.
"Bên cạnh đó, còn do quan niệm cố hữu khi nghĩ học ngành Địa chất học phải đi vào rừng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để tìm tài nguyên cho đất nước. Bản chất ban đầu như vậy nên thí sinh có phần e ngại, muốn chọn ngành học khác có cảm giác đỡ vất vả hơn.
Ngoài ra, các em có ít thông tin về ngành Địa chất học nên phần nào khó mường tượng mình sẽ học những gì, cơ hội việc làm ra sao", thầy Thành chia sẻ.
Thực tế, ngành Địa chất học có nhu cầu nhân lực lớn và cơ hội việc làm ngày càng rộng mở.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng thông tin: "Trước đây, sinh viên tốt nghiệp ngành Địa chất học thường hướng đến các cơ quan, tổ chức nhà nước như các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất, Cục Địa chất và Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra còn có các đơn vị quản lý khác tại địa phương.
Gần đây, xu thế lựa chọn làm việc trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản ngày càng tăng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể quan tâm đến việc tìm kiếm học bổng sau đại học để du học ở nước ngoài".
Một số công việc sinh viên ngành Địa chất học có thể đảm nhận là chuyên gia trong lĩnh vực điều tra, khảo sát địa chất, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản; chuyên viên đánh giá chất lượng khoáng sản; chuyên viên kiểm định đá quý; chuyên gia đánh giá tác động môi trường, quản lý và giảm nhẹ tai biến địa chất...
Địa chất học có ảnh hưởng đến các ngành học khác
Khi nhắc đến Địa chất học, nhiều người thường thu hẹp phạm vi chỉ xoay quanh khoáng sản, hầm mỏ. Thực tế, Địa chất học còn mang tính liên ngành với những ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành học khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Thành nói: "Địa chất học không đơn thuần chỉ là kiến thức về địa chất mà còn áp dụng các khoa học khác mang tính liên ngành.
Ví dụ khi nghiên cứu về trượt lở, động đất có liên quan đến kiến thức Toán học, Vật lý; khi nghiên cứu về địa chất môi trường, khoáng sản liên quan đến Hóa học hay việc nghiên cứu về lịch sử phát triển của Trái Đất phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò khoáng sản liên quan đến Sinh vật..."
Ngoài ra, Địa chất học còn phục vụ cho ngành giao thông, xây dựng, thủy lợi, đặc biệt là du lịch. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Thành nói thêm: "Tiềm năng to lớn của đất nước về các cảnh quan địa chất, địa mạo đòi hỏi các nhà địa chất tìm ra những khu vực mới thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Gần đây nhất là Công viên địa chất Lạng Sơn, trước đó là Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn..."
Bạn Nguyễn Phạm Gia Linh, sinh viên hệ Chất lượng cao ngành Địa chất học thực hành trong phòng thí nghiệm (ảnh: Hồng Linh)
Nguyễn Phạm Gia Linh, sinh viên K66 ngành Địa chất học (chương trình chất lượng cao) chia sẻ: "Em luôn thắc mắc về nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên như điều gì gây ra động đất, sóng thần nên khi tìm hiểu về ngành Địa chất học em cảm thấy rất thích thú. Ngành học này lý giải cho em tất cả những điều trên.
So với tưởng tượng ban đầu của em, việc học tại khoa vượt ngoài mong đợi. Khi nhắc đến Địa chất học người ta thường nghĩ đến làm việc trong các mỏ khoáng sản, dầu khí thay vì các tai biến và các hiện tượng tự nhiên mang tính liên ngành trong khi Địa chất học giải quyết được hầu hết những điều này".
Tích cực đổi mới chương trình đào tạo
Khung chương trình đào tạo của ngành Địa chất học nhiều lần được điều chỉnh trong suốt 58 năm giảng dạy để phù hợp với những kiến thức mới, nhu cầu của xã hội, yêu cầu từ thị trường lao động cũng như người học.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng cho biết: “Với khung chương trình được thay đổi gần nhất là năm 2023, bên cạnh việc duy trì đào tạo khối kiến thức truyền thống về địa chất, các khối kiến thức vệ tinh để phục vụ chuyên môn đã có sự khác biệt.
Mức độ khó liên quan đến các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, kiến thức khoa học tự nhiên cơ bản quá hàn lâm được nhà trường cho phép giảm thiểu, giản lược để phù hợp hơn với sinh viên xét tuyển đầu vào với các môn như Tiếng Anh, Địa lý, Sinh học đồng thời giúp các bạn cảm thấy ngành học hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, khoa hướng đến tăng thời lượng thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế và thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp”.
Nói thêm về việc áp dụng thực hành trong chương trình đào tạo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng chia sẻ: “Các môn học hiện nay được thiết kế giờ thực hành nhiều hơn trước. Những học phần liên quan đến tin học, bản đồ thời lượng thực hành chiếm khoảng 70%.
Ví dụ, kỳ nghỉ hè sau năm thứ nhất các bạn sẽ đi thực tập ngoài trời môn Địa chất học đại cương.
Sinh viên được ứng dụng những kiến thức cơ bản về địa chất đồng thời quan sát những hiện tượng thực tế để bắt đầu làm quen với ngành nghề, xây dựng tinh thần yêu thích ngành học.
Đến năm thứ ba, khi các bạn đã tiếp thu những kiến thức chuyên sâu sẽ có kỳ thực tập khác giúp sinh viên ứng dụng để giải quyết vấn đề cụ thể.
Ngoài ra trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp sinh viên cũng được đến các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực địa chất từ sản xuất đến nghiên cứu để hỗ trợ các bạn tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, vì truyền thống đào tạo của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là đào tạo Khoa học cơ bản nên một số đơn vị quan ngại các bạn thiếu kỹ năng thực hành nhưng đôi khi đó chỉ là quan niệm.
Sinh viên của ngành Địa chất học nói riêng và sinh viên của nhà trường nói chung còn có lợi thế về kiến thức chuyên sâu.
Thời gian đầu các em có thể chưa kịp vận dụng những kiến thức đã học vào công việc nhưng sau một thời gian sinh viên sẽ có ưu thế đối với các đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực để từ đó bật lên, chiếm lĩnh những vị trí quan trọng ở trong trong cơ quan, tổ chức.
Nhiều nguồn học bổng hỗ trợ sinh viên
Không chỉ có được một chương trình học tập cập nhật, sinh viên theo học ngành Địa chất học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội còn nhận nhiều hỗ trợ về học bổng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng cho biết, đối với các nguồn hỗ trợ, Đại học Quốc gia Hà Nội có chính sách về trợ cấp cho sinh viên các ngành Khoa học cơ bản và Địa chất học là một trong số ngành đó.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng có học bổng thường kỳ cho sinh viên. Ngoài ra khoa có thêm học bổng từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, ví dụ như Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang.
Về học bổng nước ngoài, hàng chục quỹ học bổng đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tổ chức trao mỗi kỳ cho sinh viên các ngành trong trường. Khoa Địa chất sẽ lựa chọn sinh viên xuất sắc nhất để giới thiệu đến các quỹ học bổng này.
Sinh viên ngành Địa chất học nhận học bổng từ Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Ảnh: website nhà trường)
Bạn Nguyễn Phạm Gia Linh chia sẻ: "Theo học ngành Địa chất học, chúng em có cơ hội được nhận rất nhiều loại học bổng như học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, khoa Địa chất học cũng như các doanh nghiệp ưu tiên cho các ngành Khoa học cơ bản.
Số tiền học bổng này hỗ trợ rất nhiều cho em trong quá trình học tập để chi trả học phí”.
Theo thông tin được đăng tải trên website của Khoa Địa chất, trong năm học 2022 - 2023, Khoa có 52 lượt sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh nhận học bổng từ các quỹ trong và ngoài ngân sách nhà nước với tổng số tiền xấp xỉ 760 triệu đồng.
Ngoài ra, các bạn sinh viên còn nhận được sự hỗ trợ sát sao từ phía thầy cô, có sự kết nối mật thiết giữa sinh viên và cựu sinh viên.
Bạn Phan Uyên Trinh, sinh viên K67 Địa chất học cho biết: "Khi mới lên đại học, em bị “ngợp” kiến thức vì phải chuyển đổi cách học ở bậc trung học phổ thông nhưng nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, các anh chị khóa trên nên bản thân đã thích ứng, làm quen với môi trường, từ đó học tập hiệu quả hơn.
Khi đi học không thể tránh được những giây phút mình cảm thấy mệt mỏi nhưng bằng niềm yêu thích với ngành cùng sự hỗ trợ của thầy cô, em thường nhanh chóng sốc lại tinh thần và cố gắng để không chỉ hoàn thành chương trình đại học mà còn chuẩn bị cho việc học cao hơn".
Sinh viên ngành Địa chất học cần chuẩn bị gì để tạo ưu thế?
Là cựu sinh viên K57 ngành Địa chất học, Thạc sĩ Đào Trung Hoàn, hiện đang làm việc tại Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng Địa chất thuộc Cục Địa chất Việt Nam bày tỏ: “Khi ra trường tôi áp dụng được rất nhiều kiến thức chuyên ngành, liên ngành vào công việc.
Bên cạnh đó chương trình học của ngành còn đào tạo những kiến thức về thực tế, thực hành. Kỹ năng này giúp tôi có thể nhận định chính xác hơn vấn đề cũng như không bỡ ngỡ khi làm công tác trong phòng thí nghiệm”.
Thạc sĩ Đào Trung Hoàn (ngoài cùng bên trái) cùng Tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, bạn Nguyễn Phạm Gia Linh, bạn Phan Uyên Trinh (ảnh: Hồng Linh)
Thạc sĩ Đào Trung Hoàn chia sẻ thêm những lời khuyên để giúp các bạn sinh viên có được lợi thế sau khi ra trường. Ngay từ khi đi học các bạn sinh viên nên chủ động tham gia công tác nghiên cứu khoa học cùng thầy cô.
Điều này có thể bắt đầu từ những bước sơ khai như chuẩn bị mẫu rồi dần dần học thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên sâu, phương pháp sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại để phân tích mẫu.
Đến năm thứ ba, thứ tư, các bạn cũng có thể xem xét thực tập ở một số những cơ quan, đơn vị, công ty làm về địa chất hoặc thực tập ở viện nghiên cứu.
"Thực tế, khi đi làm tôi nhận thấy đang thiếu hụt nhân sự trong ngành Địa chất học. Không phải thị trường không tuyển dụng mà đang không có sự kết nối giữa nhà tuyển dụng và người tìm kiếm việc làm.
Ngoài ra, các bạn cũng nên chủ động nâng cao kiến thức về ngoại ngữ để cập nhật các tài liệu quốc tế cũng như kỹ năng tin học.
Với ngành Địa chất học, chúng ta cần tiếp cận với các cơ sở dữ liệu, sử dụng phần mềm chuyên dụng liên quan đến viễn thám, dựng mô hình 3D. Trong thời đại công nghệ số kỹ năng này là yêu cầu bắt buộc".
Thạc sĩ Trần Quốc Hoàn cho rằng, sinh viên nên chủ động tìm hiểu về chuyên ngành, các chương trình học bổng, xu hướng ngành nghề trong vòng 5, 6 năm tới để xây dựng lộ trình cho tương lai.
Chuẩn bị trước về hồ sơ xin việc, nhờ tư vấn của các thầy cô, các anh chị khóa trên để biết nâng cao điểm mạnh trong hồ sơ và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại cũng là điều cần thiết.
Cuối cùng, các bạn nên chuẩn bị tâm lý không ngại thay đổi, không ngại tự học. Nếu bản thân không theo kịp, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế đào thải.
Theo Giáo dục Việt Nam.
Ngành Sinh dược học tập trung vào giai đoạn sớm quá trình nghiên cứu khoa học, thiết kế, đánh giá tính an toàn, hiệu quả của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trước những thách thức đến từ biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm, thực phẩm không an toàn... con người càng đặc biệt lưu tâm đến vấn đề sức khỏe. Theo đó, ngành công nghiệp dược phẩm cũng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực ở trình độ cao.
Đứng trước yêu cầu trên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao cho khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đào tạo thí điểm ngành Sinh dược học từ năm 2023, đây là ngành học có tính liên ngành giữa Dược học, Sinh học và Hóa học. Hiện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng là đơn vị duy nhất đào tạo ngành này trên cả nước.
Ngành đào tạo thí điểm nhiều tiềm năng
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải, Trưởng khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Ngày 26/5/2023, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định số 1812/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sinh dược học và giao cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thí điểm đào tạo.
Theo lộ trình, sau hai năm đào tạo, khoa Sinh học sẽ đề nghị Nhà trường tổ chức hội thảo sơ kết đánh giá kết quả tuyển sinh và đào tạo ngành thí điểm này.
Từ đó tiến đến hội thảo đánh giá toàn diện công tác đào tạo ngành mới Sinh dược học sau khi có ít nhất một khóa tốt nghiệp, để có cơ sở đề nghị được đưa ngành Sinh dược học chính thức trở thành ngành đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành".
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải, Trưởng khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh: NVCC)
Sau năm đầu tiên đào tạo ngành Sinh dược học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải cho biết : "Trong năm đầu tiên, sinh viên tất cả các chương trình thuộc ba ngành đào tạo của khoa Sinh học (Sinh học, Công nghệ Sinh học và Sinh dược học) đều chủ yếu học tập các học phần thuộc các khối kiến thức sau: Khối kiến thức chung (của toàn bộ Đại học Quốc gia Hà Nội), khối kiến thức theo lĩnh vực (của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) và khối kiến thức theo khối ngành (các học phần liên quan đến Toán, Vật Lý, Hóa học phù hợp và cần thiết nhất đối với sinh viên của Khoa Sinh học).
Về các kiến thức nhóm ngành khoa học sự sống, hiện các sinh viên ngành Sinh dược học K68 đã tiếp cận các học phần Vi sinh vật học, Sinh học tế bào, Động vật không xương sống và ứng dụng.
Trong năm học 2024 - 2025, sinh viên ngành Sinh dược học tiếp tục hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành để hoàn thiện khung kiến thức cơ bản và bắt đầu tiếp cận đến các học phần thuộc kiến thức ngành để tìm hiểu chuyên sâu về ngành Sinh dược học.
Tuy thời gian đào tạo chưa nhiều và là khóa đầu tiên của chương trình đào tạo ngành mới nhưng sinh viên ngành Sinh dược học luôn phát huy tinh thần tự giác học tập và tìm tòi kiến thức, thể hiện sự yêu thích và hào hứng với ngành học có tính liên ngành cao và tiềm năng ứng dụng thực tiễn to lớn".
Chia sẻ về lý do chọn học ngành Sinh dược học, bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm, K68 Sinh dược học cho biết: “Sinh dược học là ngành khoa học nghiên cứu về cách các phân tử sinh học có thể được thiết kế, sản xuất và sử dụng làm thuốc.
Trong điều kiện ngành công nghiệp dược ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng tân dược thì đây chắc chắn là ngành có tương lai rộng mở.
Mặt khác, trình độ và chất lượng giảng dạy của giảng viên ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được đảm bảo uy tín qua nhiều thế hệ nên em và gia đình rất yên tâm”.
Thanh Tâm nói thêm: “Trong năm học đầu tiên, em được học rất nhiều kiến thức mới. Ngoài những tài liệu sẵn có còn được hướng dẫn thêm từ tài liệu chuyên môn của nước ngoài, học hỏi những bài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
Các môn học đều được đưa vào áp dụng thực tế, chất lượng phòng thí nghiệm của trường được đầu tư hiện đại, đáp ứng đủ điều kiện để sinh viên tiến hành nghiên cứu. Nhà trường và khoa cũng thường xuyên mở những workshop, talkshow liên quan đến chuyên ngành giải đáp thắc mắc cho sinh viên”.
Sinh viên ngành Sinh dược học được học gì, làm gì?
Có thể nhiều học sinh sẽ bỡ ngỡ khi nghe đến ngành Sinh dược học và quen thuộc hơn với ngành Công nghệ sinh học.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải cho hay: “Cả hai ngành học trên đều hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm và các sản phẩm khác phục vụ nâng cao chất lượng sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người.
Ngành Sinh dược học tập trung vào giai đoạn sớm quá trình nghiên cứu khoa học, tìm kiếm, thiết kế, phát triển, thử nghiệm các chất hay các liệu pháp điều trị, đánh giá được tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Do đó tập trung nhiều hơn vào các đối tượng, sản phẩm liên quan đến dược liệu và phát triển thuốc.
Trong khi đó, Công nghệ sinh học là ngành bao quát các lĩnh vực rộng hơn, khai thác tất cả các kiến thức liên quan đến các cơ thể sống và các quá trình sống nhằm phát triển sản phẩm, công nghệ phục vụ cuộc sống.
Bởi vậy, có thể nói Công nghệ sinh học tập trung nhiều vào giai đoạn sau của các quy trình tạo ra sản phẩm, công nghệ".
Sinh viên khoa Sinh học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp (ảnh: NTCC)
Là ngành thí điểm mới bắt đầu giảng dạy từ năm 2023, khung chương trình đào tạo của ngành Sinh dược học có nhiều điểm mới nổi bật so với các học phần đặc thù và chuyên đề riêng biệt.
Nói rõ hơn về điều này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải chia sẻ: "Trong khung chương trình đào tạo của ngành Sinh dược học, sinh viên được học những học phần cung cấp kiến thức nền về khoa học tự nhiên và khoa học sự sống, là một nét đặc trưng của các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Đặc biệt sinh viên được tiếp cận những học phần đặc thù của khối kiến thức ngành và chuyên ngành như: Hóa sinh học các hợp chất có hoạt tính sinh học, Bào chế và sinh dược học đại cương, Dược lý học đại cương, Hóa dược, Tin sinh dược và Thiết kế thuốc, Cây thuốc và nấm dược liệu, Động vật dược liệu, Vi sinh vật học dược phẩm…
Đây là những học phần đặc thù để sinh viên ngành Sinh dược học được trang bị các kiến thức đặc trưng của ngành, đáp ứng niềm yêu thích của sinh viên với lĩnh vực sinh dược học và phục vụ cho việc làm tương lai của sinh viên".
Thầy Hải nói thêm: "Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo ngành Sinh dược học là sinh viên được tiếp thu những học phần giúp hiểu biết sâu sắc về các cơ chế, quá trình sinh học liên quan đến dược liệu.
Điều này giúp sinh viên khi ra trường có thể thực hiện những công việc đặc thù như nghiên cứu, phát triển thuốc; nghiên cứu, đánh giá cơ chế tác động hay các đặc tính dược lý học của các loại thuốc; xây dựng, cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất thuốc…
Đây là những mảng công việc đặc biệt mà sinh viên các trường khác có thể không có thế mạnh bằng”.
Nói về cơ hội việc làm dành cho sinh viên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải chia sẻ: "Sinh viên theo học ngành Sinh dược học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực.
Ví dụ như đảm nhiệm các vị trí quản lý nhà nước liên quan đến sinh dược học, làm việc tại các bệnh viện, viện nghiên cứu trong lĩnh vực y dược với tư cách cán bộ nghiên cứu hoặc kỹ thuật viên; hoặc tại các công ty doanh nghiệp lĩnh vực dược với tư cách cán bộ nghiên cứu phát triển, cán bộ quản lý sản xuất, nhân viên kinh doanh...”
Mức học phí thấp với một ngành học hấp dẫn
Theo đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024, mức học phí của ngành Sinh dược học là 1.523.000/tháng, ở mức thấp so với các ngành khác trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải nói: "Vì Sinh dược học đang là ngành đào tạo thí điểm nên học phí ở mức tương đối thấp. Với một ngành học hấp dẫn như vậy, có thể nói đây là lợi thế cho các sinh viên quan tâm, say mê muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Sinh dược học còn có cơ hội nhận nhiều học bổng khuyến khích học tập của Nhà nước, Nhà trường và các đơn vị tài trợ.
Sinh viên Sinh dược học được tham gia thực tập ở một số đơn vị sản xuất thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước.
Ngoài ra, những sinh viên xuất sắc sẽ được ưu tiên thực tập hè, thực tập ngắn hạn ở một số viện nghiên cứu, trường đại học mà khoa Sinh học có quan hệ hợp tác ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Úc…".
Giảng viên và sinh viên khoa Sinh học tại phòng thí nghiệm của khoa (ảnh: NTCC)
Bên cạnh đó, kế hoạch thành lập Bộ môn Sinh dược học cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của sinh viên.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải nói thêm: "Đề án thành lập Bộ môn Sinh dược học đã được thảo luận ở khoa Sinh học, được Hội đồng Khoa học Đào tạo và Ban lãnh đạo Khoa thông qua. Đề án đã được nộp lên Nhà trường và đang trong giai đoạn xem xét.
Bộ môn Sinh dược học dự kiến sẽ quy tụ các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyên sâu về sinh dược học, tập trung thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sinh dược học và giảng dạy các học phần đặc thù sinh dược học.
Sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc với các chuyên gia hàng đầu về sinh dược học và tham gia thực hiện các đề tài, dự án có giá trị cao".
Sinh viên có những thuận lợi và thách thức nào?
Nói về thách thức, thuận lợi khi theo học ngành Sinh dược học tại khoa, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải chia sẻ: “Thách thức lớn nhất khi học ngành Sinh dược học tại khoa có lẽ liên quan đến sự mới mẻ của ngành này tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và khoa Sinh học.
Sinh viên có thể chưa có nhiều thông tin từ các khóa học trước để tham khảo cũng như chưa có các cựu sinh viên để có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các sinh viên khóa mới.
Còn thuận lợi lớn nhất chính là sở trường về khoa học cơ bản, đào tạo sâu về khoa học sự sống song song với đào tạo về nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học của khoa Sinh học, làm nền tảng cho việc học tập của sinh viên trong lĩnh vực sinh dược học, tạo ra sự khác biệt của sinh viên khi theo học ngành này, so với sinh viên thuần túy chỉ học về Dược học, Sinh học hoặc Hóa học.”
Là thủ khoa đầu vào ngành Sinh dược học, bạn Lê Đình Hiếu nói: “Trong quá trình học tập, đối với hầu hết các sinh viên năm nhất điều khó khăn đó là tự học và tự nghiên cứu tài liệu, bởi học tập ở môi trường đại học đề cao tính tự giác.
Giảng viên chỉ là người định hướng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để sinh viên có thể các giải quyết vấn đề thực tế. Còn lại, phần lớn sinh viên sẽ phải tự học lại và nghiên cứu thêm tài liệu bên ngoài để có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Trong tương lai, em muốn trở thành một nghiên cứu sinh chuyên về Sinh dược hoặc có thể đi làm ở những công ty liên quan đến Sinh dược hay trở thành giảng viên để tiếp tục đào tạo những thế hệ sau này theo đuổi ngành học trên.
Để thực hiện hóa mục tiêu đã đặt ra, trước tiên, em cần phải trang bị kỹ càng kiến thức chuyên sâu về ngành học, đồng thời chuẩn bị cho bản thân về các kỹ năng thực hành bằng việc thực tập tại phòng thí nghiệm của trường, thực tập tại các công ty...”
Bạn Lê Đình Hiếu (bên trái), thủ khoa đầu vào ngành Sinh dược học và Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Hải (bên phải) (ảnh: website khoa Sinh học)
Bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm bày tỏ: “Trong suốt quá trình học tập tại trường, điều gây khó khăn nhất đối với em đó là học từ những tài liệu tiếng nước ngoài. Vì đây là ngành học mới nên tài liệu tiếng Việt chưa có nhiều, muốn tìm hiểu sâu hơn cần chủ động tìm tài liệu của nhà nghiên cứu nước ngoài.
Một phần nữa là do vốn từ tiếng Anh của em chưa đủ để hiểu được hết các ngôn ngữ chuyên ngành nên quá trình học có phần vất vả hơn các bạn. Nhận thấy đó là sự thiếu sót của bản thân nên ngoài thời gian học tập trên lớp, em dành ra thời gian rảnh mỗi ngày tầm 15 - 20 phút để bổ sung vốn từ.
Bên cạnh việc tự học, em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các giảng viên bộ môn. Các thầy, cô rất thoải mái trong việc trả lời những thắc mắc của sinh viên, sẵn sàng cung cấp thêm tài liệu học tập cho các bạn có ham muốn tìm hiểu sâu hơn về bài giảng.
Về dự định tương lai, em hướng tới bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm sinh dược học, hoặc tham gia tư vấn thiết kế, đào tạo, phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các công ty và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành hoặc các trường đại học.
Cả hai mục tiêu đều liên quan đến chuyên ngành nên trước mắt, em sẽ cố gắng trau dồi cho bản thân nguồn kiến thức chuyên môn nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó sẽ tích cực hoạt động và tham gia các sự kiện, cuộc thi để có thể được tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn”.
Theo Giáo dục Việt Nam.
Ngành Hải dương học góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu và quản lý biển. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam với vùng lãnh hải rộng lớn, đây chính là lợi thế để phát triển các ngành nghề về nghiên cứu, quản lý biển.
Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Hải dương học tập trung vào nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu các quy luật biến động các quá trình vật lý, hóa học và sinh học – sinh thái biển.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn, tuy nhiên, những năm gần đây ngành Hải dương học lại khó thu hút thí sinh đăng ký học. Một trong những nguyên nhân là do nhiều thí sinh chưa hiểu đúng về tầm quan trọng và cơ hội việc làm của ngành học này.
Ngành Hải dương học góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu và quản lý biển tại Việt Nam
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt - Trưởng bộ môn Khoa học và Công nghệ Biển - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Hải dương học là ngành tương đối mở, có thể liên kết với các ngành khác. Chính vì vậy, sinh viên theo học ngành Hải dương học được cung cấp những kiến thức rất đa dạng.
Cụ thể, sinh viên được học các kiến thức về vật lý biển, hóa học biển, sinh học và sinh thái biển, các kiến thức liên quan đến các quá trình thủy động lực học (sóng, thủy triều, dòng biển,...).
Bên cạnh đó, để đáp ứng tốt yêu cầu của ngành học cũng như công việc sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên còn được trau dồi thêm những kỹ năng thực tế khác.
“Nếu chỉ nói về kiến thức là chưa đủ, mà sinh viên cần phải có nhiều kỹ năng khác. Ví dụ, để giải quyết các bài toán về Hải dương học, sinh viên cần có kỹ năng lập trình tính toán, sử dụng các phần mềm và công cụ hiện đại như hệ thống máy tính.
Sinh viên ngành Hải dương học không chỉ được cung cấp kiến thức theo đúng khung chương trình đào tạo mà còn được trang bị những kỹ năng về khoa học máy tính, kỹ năng phân tích và xử lý số liệu, kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng sử dụng các mô hình - mô phỏng,...”, thầy Đạt chia sẻ.

Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt - Trưởng bộ môn Khoa học và Công nghệ Biển, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thúy Quỳnh
Để học tốt ngành Hải dương học, sinh viên cần có kiến thức nền tảng về Toán, Vật lý, tư duy tổng hợp chắc chắn để bao quát và giải quyết được toàn diện vấn đề.
Ngoài trang bị các kiến thức, kỹ năng làm việc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chú trọng đến hoạt động thực tập, thực tế của sinh viên, tạo điều kiện để các bạn sinh viên có nhiều cơ hội “học đi đôi với hành”.
“Thực tập, thực tế là một trong những nội dung rất quan trọng với sinh viên, bởi trải nghiệm ngoài thực tế và tại cơ quan chuyên môn sẽ giúp các em được cọ xát nhiều hơn, hình dung được công việc thực tế.
Để tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội quan sát, thực tập thì ngoài các đối tác truyền thống như Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Địa lý, chúng tôi cũng mở rộng các đối tác mà sinh viên có thể đến thực tập như: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty Cổ phần Tư vấn và Kỹ thuật Hạ tầng Giao thông – CEOTIC.
Những cơ quan vừa có tính quản lý nhà nước vừa có tính chuyên môn sẽ là nơi rất tiềm năng để sinh viên thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm”, thầy Đạt nhấn mạnh.
Bạn Phan Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên K66 ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chia sẻ: “Khi mới vào học ngành này, bản thân em cảm thấy khá choáng ngợp vì ngành Hải dương học có nhiều kiến thức chuyên sâu.
Tuy nhiên sau một thời gian học tập và được các thầy cô đồng hành thì em đã thích nghi được và thấy hứng thú hơn khi hiểu rõ đại dương đóng vai trò quan trọng như thế nào trên Trái Đất.
Đây cũng là lý do em muốn được học chuyên sâu và tìm hiểu thêm kiến thức về ngành học này. Nhờ các chuyến đi thực tế, thực tập, em được tiếp xúc và làm quen với việc sử dụng máy móc, thiết bị liên quan đến ngành học có thể ứng dụng được sau khi ra trường”.
Chia sẻ về thế mạnh trong công tác đào tạo, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt cho hay, có thể khẳng định một trong những thế mạnh lớn của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung và của ngành Hải dương học nói riêng đó là nhà trường có truyền thống đào tạo cơ bản và chuyên sâu hàng đầu Việt Nam.

Sinh viên ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đi thực tập trên biển. Ảnh: NTCC
“Ngành Hải dương học tự hào là ngành đào tạo góp phần trực tiếp và rất quan trọng trong công tác nghiên cứu và quản lý biển tại Việt Nam.
Với truyền thống đào tạo đã gần 60 năm, qua nhiều thế hệ cán bộ giảng viên, chúng tôi đã đào tạo rất nhiều cử nhân khoa học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Phần lớn trong số họ đã và đang trực tiếp làm việc tại các cơ quan chuyên môn liên quan tới biển trên khắp đất nước ở cả lĩnh vực quản lý và nghiên cứu khoa học biển. Chính điều đó đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, góp phần bảo vệ an ninh - quốc phòng của Tổ quốc trên biển”, thầy Đạt thông tin.
Với thế hệ cán bộ giảng dạy đi trước là các giáo sư đầu ngành về nghiên cứu biển tại Việt Nam như Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đức Tố; cố Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Ưu và nhiều thầy cô khác; đội ngũ cán bộ giảng viên hiện nay của Bộ môn Khoa học công nghệ biển là sự kết hợp và tiếp nối giữa các thầy cô nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao và các giảng viên trẻ đã được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy và giải quyết những bài toán lớn cho vùng biển Việt Nam. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên bộ môn, khoa và nhà trường luôn không ngừng đổi mới, cập nhật nội dung giảng dạy để theo kịp xu hướng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Biến thách thức thành cơ hội để đổi mới ngành học, nâng cao chất lượng
Theo Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, thực trạng diễn ra trong những năm gần đây cho thấy, sự quan tâm của các thí sinh thường hướng về những ngành học “hot”, xã hội có nhiều thông tin. Điều này dẫn đến những thách thức không nhỏ đối với nhóm ngành Khoa học Trái Đất, trong đó có ngành Hải dương học.
“Khó khăn trong công tác tuyển sinh đặt ra nhiều thách thức trong công tác đào tạo ngành Hải dương học. Nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy những cơ hội từ trong thách thức đó.
Chúng tôi có cơ hội nhìn lại mình, thay đổi và cập nhật tốt hơn, đa dạng hóa các nội dung giảng dạy phù hợp với thực tiễn công việc để giúp các sinh viên được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu công việc sau này”, thầy Đạt cho biết.
Theo thầy Đạt, giữa những thách thức cạnh tranh với các ngành học đang "hot", các thầy cô bộ môn Hải dương học luôn cố gắng cập nhật các phương pháp giảng dạy, phương pháp tiếp cận cũng như giảm tải những kiến thức mang nặng tính hàn lâm, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực kế cận đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho lĩnh vực biển của đất nước.
Trong những năm gần đây, ngành Hải dương học nhận được sự quan tâm đặc biệt đến từ nhà trường cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hàng năm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đều tham gia ngày hội tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh ở các địa phương, các trường trung học phổ thông và có sự tham gia của cán bộ Khoa, giảng viên Bộ môn nhằm thông tin rộng rãi đến các thí sinh.
Bên cạnh đó, công tác quảng bá ngành học cũng được đẩy mạnh trên các kênh truyền thông, mạng xã hội của trường.
Sinh viên theo học ngành Hải dương học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ được thụ hưởng truyền thống đào tạo lâu đời của nhà trường mà còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của đội ngũ giảng viên cả về mặt vật chất và tinh thần.
Để khuyến khích các sinh viên nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, nhà trường cùng Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học luôn cố gắng để mang lại nhiều chính sách, học bổng hỗ trợ cho các em. Mỗi khóa học, sẽ có 05 suất học bổng cho sinh viên của ngành với tổng giá trị cao nhất lên tới 140 triệu đồng/sinh viên/khóa và số suất học bổng hàng năm do hiệu trưởng quyết định tùy thuộc vào số lượng và chất lượng hồ sơ ứng tuyển.
Bên cạnh đó, từ năm học 2022 -2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai thí điểm các suất học bổng cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Trong đó, sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được cấp học bổng 9 ngành học bao gồm: Tài năng Toán học, Tài năng Vật lý, Tài năng Hóa học, Tài năng Sinh học, Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Tài nguyên và môi trường nước, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân và Hải dương học.
Ngoài ra, sinh viên được ưu tiên xét và nhận các học bổng khác, có mức hỗ trợ cao hơn của Đại học Quốc gia Hà Nội nếu đáp ứng yêu cầu; sinh viên được nhận tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học, được phân công nhà khoa học đỡ đầu, tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình học…
Học ngành Hải dương học không chỉ làm công việc nghiên cứu
Theo Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt, với tính chất là ngành học tương đối mở và tầm quan trọng của Hải dương học đối với sự phát triển trong lĩnh vực biển của đất nước, sinh viên tốt nghiệp ngành này có nhiều cơ hội việc làm ở các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức, công ty tư nhân.
Trước đây nhiều người vẫn nghĩ học các ngành khoa học, nghiên cứu cơ bản thì chỉ làm về nghiên cứu. Điều này đúng nhưng chưa phản ánh đầy đủ về cơ hội vị trí việc làm của ngành này. Với ngành Hải dương học, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chuyên sâu là một mảng rất quan trọng, nếu sinh viên có đam mê nghiên cứu thì hoàn toàn có thể tiếp tục theo đuổi.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về biển như: Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc một số tổ chức phi chính phủ, các công ty thiết kế - tư vấn về công trình biển.
Thầy Đạt cũng cho biết thêm, hiện nay những công việc liên quan đến khảo sát trên biển là lĩnh vực tương đối “khát” nhân lực, đặc biệt là những nhân lực có trình độ chuyên môn, hiểu biết về cơ chế hoạt động máy móc thiết bị, hiểu biết về các chế độ thủy động lực của vùng biển.
Đam mê công việc nghiên cứu, ngay sau khi tốt nghiệp, chị Lê Thị Thanh Huệ (cựu sinh viên K60 ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã ở lại trường làm việc với vị trí nghiên cứu viên tại Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường.
Trước những định kiến về ngành Hải dương học rất vất vả, đặc thù công việc không phù hợp với nữ giới, chị Huệ cho hay: “Việc đi khảo sát ngoài biển chỉ là một phần của công việc, bên cạnh đó ngành này cũng rất cần những người làm việc tại cơ quan để xử lý các công việc chuyên môn như viết báo cáo, phân tích, xử lý kết quả, chạy mô hình mô phỏng, dự báo,... Những công việc này rất phù hợp với nữ giới”.
Anh Trần Quang Hưng (cựu sinh viên ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội) cho biết, ngay sau khi tốt nghiệp anh đã tìm được công việc phù hợp. Hiện tại anh đang làm việc cho một đơn vị tư nhân với chuyên môn khảo sát, phân tích số liệu và nghiên cứu môi trường biển.
“Mong muốn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bám biển cùng ngư dân và sự thích thú với khoa học tự nhiên đã đưa tôi đến với ngành Hải dương học.
Đây cũng là lý do khiến tôi quyết định theo học và từ đó quyết tâm làm việc trong ngành. Được góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bằng khoa học công nghệ là niềm vui, niềm vinh dự của tôi”, anh Hưng chia sẻ về lý do lựa chọn ngành Hải dương học.

Anh Trần Quang Hưng (cựu sinh viên ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội). Ảnh: NVCC
Anh Trần Quang Hưng cũng cho biết thêm, nhìn chung, Hải dương học là một ngành nhiều thử thách, yêu cầu phải nắm chắc cả lý thuyết và ứng dụng.
Đồng thời, ngành học này cũng đòi hỏi phải liên tục cải tiến, nâng cao năng suất và cập nhật kiến thức, từ việc chuẩn bị máy móc đến lập trình tính toán, so sánh phân tích, đưa ra nhận định có cơ sở, viết bài,...
Người làm trong lĩnh vực Hải dương học cần làm chủ nhiều kỹ năng cùng với lượng kiến thức chuyên môn lớn. Điều này đặt ra yêu cầu các bạn sinh viên theo học nếu muốn theo đuổi ngành nghề phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên kiến thức và trải nghiệm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bên cạnh đó, phẩm chất trung thực là quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất đối với người làm khoa học biển. Nguyên nhân là bởi kết quả nghiên cứu khoa học biển thường có vẻ bề ngoài “khiêm nhường” nhưng lại có vai trò cốt lõi, thậm chí "sống còn" đối với các sản phẩm công trình biển hoặc các chính sách quy hoạch vùng biển và ven biển của các cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy người làm khoa học biển cần trung thực và nhẫn nại với những việc mình đang làm.
Theo Giáo dục Việt Nam.
GS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên các thí sinh nên mạnh dạn đặt nguyện vọng ở ngành, trường yêu thích và phù hợp nhất.
Điểm chuẩn ngành “hot” tăng từ 0,25 đến 0,5 điểm
Sáng 20/7, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra dự báo điểm chuẩn năm 2024.
Các thí sinh được các thầy cô Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) tư vấn tuyển sinh sáng 20/7 tại ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo nhận định của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 khá tương đồng so với năm 2023.
Mặc dù phổ điểm của một số môn có đôi chút dịch về phía điểm cao, nhưng theo dự đoán điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển, điểm chuẩn đại học năm 2024 các ngành của Trường không có nhiều thay đổi so với năm 2023.
Các ngành “hot” thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính và Thông tin; Khoa học dữ liệu; Kỹ thuật điện tử tin học và các ngành thuộc khối Sinh học, Hóa học, khoa học công nghệ thực phẩm nhận được sự quan tâm cao của xã hội, thu hút nhiều thí sinh đăng kí vẫn sẽ có điểm chuẩn cao, có thể tăng 0,25 đến 0,5 điểm so với năm ngoái.
Cụ thể, dự báo điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính và Thông tin; Khoa học dữ liệu dao động ở mức từ 34,0 – 35,5 điểm (thang điểm 40). Năm 2023, điểm chuẩn hai ngành này lần lượt là 34,7 và 34,85.
Chi tiết dự báo điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Ngành Toán học dự báo điểm chuẩn khoảng từ 33,0-34,0 điểm. Ngành Toán Tin, dự báo điểm chuẩn cũng từ mức 33,5-35,0 điểm. Các ngành này đều theo thang điểm 40. Năm 2023, điểm chuẩn ngành Toán học là 33,4 điểm, ngành Toán Tin là 34,25 điểm.
Dự báo điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 24-25.5 điểm. Ngành Sinh học, từ 22.5-24 điểm. Năm 2023, điểm chuẩn những ngành này lần lượt là 24,6 và 23,0 điểm (thang điểm 30).
Các ngành học còn lại về cơ bản điểm chuẩn có thể giữ nguyên như năm 2023, từ 20 điểm.
4 lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển
Tại thời điểm này, thí sinh đang đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho đến trước 17h 00 ngày 30/7/2024.
GS.TSKH.Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, GS.TSKH.Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, có 4 điểm mà ông muốn các thí sinh lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển để có được kết quả tốt nhất.
Trường hợp 1, nếu thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm vào một ngành và trường ưng ý (phù hợp năng lực, sở thích, học phí chấp nhận được) thì thí sinh hãy đặt nguyện vọng 1 vào ngành đó và đợi nhập học.
Trường hợp 2, nếu thí sinh đã trúng tuyển sớm, nhưng chưa thực sự ưng ý với ngành đã trúng tuyển, điểm thi THPT tốt (so với điểm chuẩn 2023, phổ điểm 2024 và dự báo điểm chuẩn 2024) thì vẫn mạnh dạn để các ngành, trường mong muốn nhất ở nguyện vọng 1, nguyện vọng 2. Tiếp theo nên đặt nguyện vọng vào ngành đã trúng tuyển sớm mà thí sinh hài lòng nhất.
Trường hợp 3, nếu thí sinh đã trúng tuyển sớm, nhưng kết quả thi THPT không thực sự tốt thì hãy làm như trường hợp 1 với ngành ưng ý nhất trong số các ngành đã trúng tuyển sớm và đợi nhập học.
Trường hợp cuối cùng, nếu chưa trúng tuyển sớm thì căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT và dự báo điểm chuẩn, thí sinh nên lựa chọn các ngành, trường mình mong muốn, có khả năng trúng tuyển và sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng lưu ý thêm, so với 5-10 năm trước, hiện tại, thí sinh còn phải tìm hiểu kỹ về học phí, cân đối với điều kiện kinh tế của gia đình. Nếu ngành, trường tốt nhưng học phí vượt khả năng của gia đình thì nên cân nhắc và so sánh.
“Tuy nhiên, không có lời khuyên tuyệt đối. Có những trường tốt, ra trường cơ hội việc làm và thu nhập sẽ tốt hơn, cũng đáng đầu tư. Nhưng cũng có những trường hợp ngành/trường tốt (chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm) mà học phí vừa phải. Và quan trọng nhất, vẫn là năng lực và sự phấn đấu trong quá trình học tập”, GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho hay.
GS Vũ Hoàng Linh cũng lưu ý, ngành yêu thích được hiểu là ngành thí sinh thích (chứ không phải bố mẹ yêu thích) và có khả năng theo học, cộng cơ hội trúng tuyển (năng lực, học phí, điểm thi gần hoặc vượt điểm chuẩn dự kiến).
Nhiều thí sinh lo ngại về vấn đề điểm mấp mé so với dự báo điểm chuẩn, hoặc điểm chuẩn những năm trước cũng vẫn nên mạnh dạn đăng ký ngành mình yêu thích.
Một vấn đề nữa, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thực tế, có trường hợp thí sinh đã có đủ hết các điều kiện nhưng phân vân không biết chọn trường nào. Đơn giản nhất, là để thí sinh tự tìm hiểu (thông tin về trường, tư vấn của thầy cô, bạn) và tự quyết định thứ tự.
“Chẳng hạn, cùng là Công nghệ thông tin, hoặc cùng Kế toán tài chính nhưng phân vân giữa các trường chất lượng và uy tín ngang nhau, thì nhiều khi một yếu tố phụ sẽ giúp thí sinh tự quyết định. Thực ra, quyết thế nào cũng được, cái chính vẫn là quá trình học tập ở đại học và phấn đấu của bản thân sinh viên khi vào trường”, GS Vũ Hoàng Linh nhấn mạnh.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho hay, ngoài thế mạnh là các ngành đào tạo khoa học cơ bản (Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học), các ngành về định hướng ứng dụng (Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu, Kĩ thuật điện tử và tin học, Khoa học vật liệu, Công nghệ Sinh học, công nghệ kĩ thuật hóa học, Hóa dược, Khoa học và công nghệ thực phẩm..) của Trường đều thu hút được thí sinh quan tâm. Những ngành này có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều sinh viên tốt nghiệp, được nhận các học bổng uy tín du học sau đại học, số còn lại, phần lớn có việc làm đúng chuyên ngành trong các doanh nghiệp. |
Theo Tri thức và Cuộc sống.
[VOV2] - Khoa học cơ bản là nền móng vững chắc của ngôi nhà, từ đó có thể kiến tạo nhiều phong cách kiến trúc phù hợp với mọi yêu cầu, sở thích. Sinh viên Trường ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội) không chỉ học để có việc làm mà còn có khả năng phát triển tương lai.
Một ngôi nhà muốn bền vững phải có nền móng thực sự vững chắc – Với nền móng ấy bạn có thể kiến tạo rất nhiều phong cách kiến trúc phù hợp với mọi yêu cầu, sở thích. Điều này được ví như những kiến thức cơ bản bạn có được nếu bạn là sinh viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Là sinh viên các ngành của Khoa Toán-Cơ-Tin học, khi ra trường bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Công nghệ thông tin, Phân tích dữ liệu tài chính và đánh giá rủi ro, logistic … Là sinh viên Khoa Vật lý hay Khoa Hóa học, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để trở thành chuyên gia thiện chiến trong lĩnh vực chuyên môn nhưng bạn cũng sẽ đủ năng lực và tư duy sáng tạo để cạnh tranh với những đối thủ học đúng chuyên ngành công nghệ bán dẫn hay thiết kế vi mạch, sản xuất chip,..
Nếu bạn thật sự đam mê khoa học tự nhiên thì việc chọn Trường ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội) là bạn đã chọn đúng môi trường học tập, nghiên cứu mà ở đó những người thầy, người bạn sẽ đồng hành cùng bạn và giúp bạn tỏa sáng thực sự. Từ những thí sinh ưu tú có bề dày thành tích học tập trong những năm học phổ thông đến những chàng trai nghèo ở vùng xa xôi hẻo lánh mang trong mình tình yêu với khoa học cơ bản và mong muốn được khám phá, được chinh phục tự nhiên - bạn đều có cơ hội thành công khi học tập ở môi trường này.
Học gì đúng với đam mê, sở trường để có việc làm là ước mơ khát vọng chính đáng của mỗi thí sinh nhưng học gì để có thể phát triển bản thân tối đa trong nhiều môi trường khác biệt là điều chưa phải thí sinh nào cũng nghĩ đến. Diễn đàn VOV2 lúc 11h00 ngày 24/4 với sự tham gia của 3 vị khách mời :
- GS Lê Thanh Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
- PGS Phạm Nguyên Hải - GV cao cấp Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
- TS Đỗ Thanh Hà – Phó trưởng khoa Toán – Cơ – Tin học
GS Lê Thanh Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội (thứ nhất từ phải sang)
PGS Phạm Nguyên Hải - GV cao cấp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội (thứ hai từ phải sang)
TS Đỗ Thanh Hà – Phó trưởng khoa Toán – Cơ – Tin học (thứ tư từ trái sang)
Các khách mời đến từ trường ĐHKHTN - ĐHQGHN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ngành đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao không chỉ thú vị khi theo học mà còn có nhiều cơ hội việc làm và có khả năng phát triển tiềm năng tương lai.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên VOV2 96,5 và livestream trên trang fanpage VOV2 cuộc sống muôn màu. Hotline: 02438565566 và 02438265656.
Ngày 5/6/2024, Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) đã công kết quả Bảng xếp hạng đại học thế giới QS World University Rankings 2025 (QS WUR 2025). Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có sự gia tăng mạnh mẽ lên vị trí trong nhóm 851-900 các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo tiêu chí xếp hạng của QS WUR (so với lần xếp hạng trước là nhóm 951-1000).
Kết quả xếp hạng năm nay có đóng góp lớn từ chất lượng và ảnh hưởng của người học tốt nghiệp ĐHQGHN, trong đó các tiêu chí Kết quả tuyển dụng được xếp hạng 202 thế giới và Uy tín tuyển dụng được xếp hạng 472 thế giới.
Trong kỳ xếp hạng lần này, QS WUR 2025 đã xếp hạng cho 1503 cơ sở giáo dục đại học (có 21 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng) trong tổng số 5.663 cơ sở giáo dục đại học tham gia từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ.
ĐHQGHN tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm 900 trường đại học hàng đầu thế giới theo kết quả xếp hạng mới nhất của bảng QS WUR 2025 (Nguồn: QS)
Đối với các tiêu chí xếp hạng của QS WUR 2025, ĐHQGHN tiếp tục được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng khi 2 tiêu chí có mức điểm cao nhất là Uy tín tuyển dụng (xếp hạng 472 thế giới – 18,7 điểm) và Kết quả tuyển dụng (xếp hạng 202 thế giới – 60,1 điểm, tăng 49,3 điểm so với kỳ xếp hạng trước). Đặc biệt, tiêu chí Kết quả tuyển dụng (Employment Outcomes) của ĐHQGHN được xếp ở vị trí 202 thế giới (gia tăng 197 bậc so với lần xếp hạng trước) – cũng là vị trí xếp hạng cao nhất ở Việt Nam, thể hiện vị thế của ĐHQGHN về chất lượng người học tốt nghiệp. Tiêu chí Kết quả tuyển dụng được đánh giá thông qua 2 chỉ số là Tác động của cựu sinh viên và Chỉ số việc làm của người học tốt nghiệp. Trong đó, chỉ số Tác động của cựu sinh viên được tính toán thông qua đo lường thành tích xuất sắc và ảnh hưởng của cựu người học (các giải thưởng quốc tế như Nobel, UNESCO; là thành viên hội đồng quản trị của các công ty trên 38 sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu; có mặt trong danh sách Forbes và Time; là lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ toàn cầu quan trọng và giữ vị trí quan trọng trong chính phủ quốc gia).
Trong kỳ xếp hạng QS WUR 2025, ngoài 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng kỳ trước, Việt Nam có thêm 1 đơn vị được xếp hạng là Đại học Huế.
QS WUR 2025 là lần thứ 2 QS sử dụng bộ tiêu chí mới gồm 9 tiêu chí và không có sự thay đổi trọng số so với kỳ xếp hạng trước.
Tiêu chí xếp hạng đại học thế giới của tổ chức QS
Tiêu chí xếp hạng
|
Trọng số
|
Uy tín học thuật
|
30%
|
Uy tín tuyển dụng
|
15%
|
Tỷ lệ cán bộ khoa học/người học
|
10%
|
Số trích dẫn/cán bộ khoa học
|
20%
|
Tỷ lệ cán bộ khoa học quốc tế
|
5%
|
Tỷ lệ người học quốc tế
|
5%
|
Mạng lưới nghiên cứu quốc tế
|
5%
|
Tỷ lệ có việc làm của người học tốt nghiệp
|
5%
|
Phát triển bền vững
|
5%
|
Trong khu vực Đông Nam Á, đã có 84 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng tại Bảng xếp hạng QS WUR 2025, trong đó, Malaysia là quốc gia Đông Nam Á có nhiều cơ sở giáo dục được xếp hạng nhất (28), tiếp theo là Indonesia (26), Thái Lan (13), Việt Nam (6), Phillipines (5), Singapore (4) và Brunei (2). Tuy chỉ có 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhưng Singapore vẫn cho thấy vị thế hàng đầu khi có 2 cơ sở giáo dục đại học trong nhóm 20 thế giới (Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng thứ 8 và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) đứng thứ 15.
Trong top 10 thế giới, các cơ sở giáo dục của Anh và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì vị thế với việc mỗi quốc gia đều có 4 CSGDĐH nằm trong top 10. Cụ thể, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giữ vững vị trí số 1 trong 12 năm liên tiếp và Trường Đại học Imperial giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng QS WUR.
Trước đó, vào tháng 5/2024, ĐHQGHN gia tăng chỉ số tiêu chí quốc tế hóa và môi trường nghiên cứu trong Bảng xếp hạng đại học trẻ thế giới 2024 (Times Higher Education Young University Rankings 2024 - THE YUR 2024). ĐHQGHN với tiêu chí Giảng dạy (26,6 điểm – tăng 2,9 điểm so với kỳ xếp hạng THE YUR 2023 – xếp top 1 Việt Nam) – qua đó, duy trì vị thế hàng đầu trong hoạt động đào tạo Việt Nam. Ngoài ra, ĐHQGHN còn có sự gia tăng ở 2 nhóm tiêu chí khác là Môi trường nghiên cứu (15,7 điểm – tăng 2,2 điểm so với kỳ xếp hạng trước) và Quốc tế hóa (48,9 điểm – tăng 3,4 điểm so với kỳ xếp hạng trước – đây cũng là nhóm tiêu chí có điểm cao nhất của ĐHQGHN).
Chứng nhận kết quả xếp hạng thuộc nhóm 851-900 cơ sở giáo dục đại học của ĐHQGHN
Theo VNU.
Công nghệ sinh học hiện trở thành một lĩnh vực quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, nông nghiệp và môi trường.
Sinh viên và giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên kiểm tra mẫu nuôi cấy mô thực vật.
Từ ngành học này cũng như các ngành học liên quan đến khoa học sự sống đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Học tập cũng cần có “chiến thuật”
Theo Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, đến năm 2025, nước ta sẽ cần ít nhất 35.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Thế nhưng, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, do đó cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học chất lượng cao là rất lớn.
Nguyễn Linh Giang, sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Em chọn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học ngoài thỏa mãn điều kiện là được ứng dụng những kiến thức từ môn Sinh học mình đam mê, em còn xét đến các yếu tố như đầu ra, việc làm, nhu cầu của xã hội và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Với ngành học này, em được biết ngoài điều kiện được làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ sở y tế, em có thể làm tại doanh nghiệp hay phát triển các ý tưởng nghiên cứu của mình để khởi nghiệp, vì vậy cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai rất rộng mở”.
Chính vì xác định ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường, Linh Giang đã chuẩn bị cho mình một tâm thế học tập rất nghiêm túc.
Để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình học, Linh Giang ưu tiên hoàn thành sớm các môn đại cương từ năm thứ nhất đến hết kỳ I năm hai. Sau đó, nữ sinh sẽ căn cứ vào năng lực của mình tập trung nghiên cứu một lĩnh vực chuyên sâu.
“Từ năm thứ ba, em chủ động tìm đến các phòng thí nghiệm để nghiên cứu cũng như xin đi kiến tập, thực tập tại các cơ sở nhằm giúp bản thân có cơ hội nắm bắt được xu thế phát triển của ngành mình học”, Linh Giang cho biết. |
Với những kinh nghiệm thực tế mà bản thân đã trải qua, PGS.TS Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra lời khuyên: “Trong quá trình học, sinh viên phải xác định nắm vững kiến thức chuyên môn cơ bản của khoa học tự nhiên và khoa học sự sống để làm cơ sở tiếp nhận những kiến thức, kỹ thuật chuyên sâu của lĩnh vực công nghệ sinh học.
Bên cạnh đó, các bạn nên tham gia vào dự án nghiên cứu và công việc liên quan đến ngành học mình theo đuổi, nhằm tích luỹ kinh nghiệm thực tế, phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, cách làm việc nhóm, xây dựng thương hiệu cá nhân. Có được nền móng đó rồi, các em sẽ thiết lập mạng lưới các mối quan hệ sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như đáp ứng được các yêu cầu vị trí việc làm mà mình đảm nhận”.
Không những vậy, theo PGS.TS Nguyễn Thành Nam, sinh viên cần xác định tinh thần liên tục học hỏi, học tập suốt đời để cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh, không ngừng của khoa học nói chung và khoa học về công nghệ sinh học nói riêng.
Ảnh minh họa ITN.
Chủ động nắm bắt thời cơ
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học sẽ có cơ hội làm việc trong nhiều môi trường hiện đại như nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại viện nghiên cứu, hoặc tại công ty công nghệ sinh học, dược phẩm, các cơ sở y tế liên quan đến công tác kiểm định chất lượng, phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ…
“Đồng thời, các bạn có thể khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học trong các lĩnh vực như ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học với dòng thực phẩm chức năng, dược phẩm, công nghệ tế bào gốc, công nghệ gen, chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, thủy sản…”, PGS.TS Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Dược Thiên Phúc cho biết: “Sinh viên để có cơ hội việc làm tốt, khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn cần xác định rõ con đường đi cho bản thân.
Để làm được điều đó, quá trình học cần tập trung nghiên cứu, cập nhật các công nghệ sinh học ứng dụng mới của thế giới như công nghệ gen, tế bào, vi sinh, hóa sinh, chế biến sau thu hoạch… chú trọng học đi đôi với hành, dành nhiều thời gian đến phòng thí nghiệm thực hiện những nghiên cứu nhỏ”.
Bà Hồng cũng lưu ý thêm, một trong những kỹ năng mà người học ngành này cần đặc biệt chú trọng, đó chính là thực hành để ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế trong lĩnh vực mình theo đuổi cũng như rèn luyện, đào sâu tư duy về nghề nghiệp.
Khi mới ra trường, các bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực hơn so với quá trình học đại học. Vì vậy, bạn cần kiên trì theo đuổi mục tiêu bản thân đưa ra cũng như tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ để theo kịp với tiến bộ của nước ngoài cũng như áp dụng vào thực tiễn sản xuất cho phù hợp với mô hình tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bạn phải nắm bắt xu hướng của thị trường để đưa ra sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp. Bạn là người chăm chỉ, chịu khó, cầu thị, ham học hỏi thì ở bất kỳ môi trường nào bạn cũng có thể làm việc hiệu quả và phát triển được.
“Nguồn nhân lực đối với lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng từ khoa học sự sống (sinh học) nói chung và công nghệ sinh học nói riêng đang được quan tâm trên toàn thế giới. Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Công nghệ sinh học bắt đầu đào tạo từ năm 1996 và đây là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam đào tạo ngành học này”. - PGS.TS Nguyễn Thành Nam |
Theo GD&TĐ.
Quyết định số 1543/QĐ – BGDĐT về quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên ngành Toán học, vừa được Bộ GD&ĐT ban hành sẽ thu hút và thúc đẩy phát triển nhân lực ngành Toán - lĩnh vực quan trọng thiết yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Toán học có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mặt của đời sống đặc biệt toán học giữ vị trí "rường cột" trong việc phát triển khoa học công nghệ yếu tố thiết yếu làm nên thành công của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng Toán học vào các lĩnh vực Khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa... đem lại những giá trị to lớn đã chứng minh, khẳng đinh vai trò, vị thế của Toán học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nhân lực ngành Toán còn rất thiếu cần có chính sách thiết thực, cụ thể để thu hút thí sinh có năng lực theo học ngành Toán. Nghị quyết 1543/QĐ – BGDĐT về quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học, thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030 (Chương trình Toán) là một giải pháp nhằm giải quyết bài toán về nhân lực cho lĩnh vực Toán học.
PGS.TS Lê Công Trình - Thành viên ban điều hành Chương trình Toán, Trưởng khoa Toán và Thống kê Trường Đại học Quy Nhơn cho hay: Ngày 22/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2200/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình Toán giai đoạn 2021-2030 là “Hỗ trợ đào tạo tài năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán”. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp này của Chương trình Toán giai đoạn mới, ngày 01/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1543/QĐ-BGDĐT về Quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030.
Mục đích của Quy chế này nhằm thu hút và nâng cao chất lượng sinh viên ngành Toán học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng Toán học.
Chương trình Toán đã thực hiện cấp học bổng cho các học sinh THPT chuyên Toán và sinh viên đại học ngành Toán học (bao gồm cả Sư phạm Toán), số suất cho học sinh chuyên Toán là 300 suất/năm và cho sinh viên giỏi ngành Toán học là 200 suất/ năm. Mức học bổng vào thời điểm năm học 2019-2020 là hơn 20 triệu đồng/1 năm học.
Trong giai đoạn 2021-2030, Chương trình Toán chỉ xét cấp học bổng đối với sinh viên theo học các chương trình đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học thuộc ngành Toán học nhằm tuyển chọn các sinh viên xuất sắc để đào tạo thành các giảng viên toán và nghiên cứu viên toán giỏi cho các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học. Số lượng học bổng cấp tối đa 150 suất học bổng/năm. Mức học bổng năm học 2023-2024 có thể lên tới trên 36 triệu đồng/1 năm học.
PGS.TS Lê Công Trình nhấn mạnh: Quy chế xét, cấp học bổng này sẽ khích lệ, hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính cho các em sinh viên giỏi ngành Toán học, tạo động lực cho các em sinh viên ngành Toán học nỗ lực trong học tập đạt kết quả xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành Toán học, thu hút thêm nhiều học sinh giỏi đăng ký theo học các ngành Toán học. Qua đó góp phần tăng quy mô đào tạo các ngành Toán học của các trường đại học trong cả nước. Nhận được học bổng hỗ trợ học tập, các em sinh viên ngành Toán học sẽ yên tâm tập trung học tập và nghiên cứu khoa học, nuôi dưỡng niềm đam mê Toán học cho các em, góp phần đào tạo nhân tài trong lĩnh vực Toán học của đất nước.
Việc cấp học bổng cho sinh viên giỏi ngành Toán học là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình Toán, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tăng quy mô đào tạo trình độ đại học ngành Toán học ở các cơ sở giáo dục trong cả nước. Trong gần 10 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chủ trương hoàn thiện và nâng cấp các trường chuyên, chính sách trọng dụng nhân tài. Nhiều trường chuyên, trường trọng điểm đã được các địa phương đầu tư, nâng cấp. Học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học…
Một số trường đại học triển khai mạnh mẽ các chương trình đào tạo cử nhân tài năng như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM; Chương trình kỹ sư tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội, ... Phần lớn các sinh viên giỏi từ các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng từ các cơ sở giáo dục nói trên đều được nhận được học bổng từ Chương trình Toán. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN là nơi đầu tiên xây dựng Hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng (CNKHTN). Đây là một mô hình đào tạo rất thành công và sau đó đã được nhân rộng ở một số trường đại học khác trong cả nước.
Các sinh viên tốt nghiệp hệ CNKHTN đã trở thành các nhà khoa học trụ cột ở Viện Toán học (Viện Hàn lâm KH&CN VN) và các trường đại học trên cả nước. Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, Hệ CNKHTN cũng là một chương trình đào tạo có uy tín lớn. Nhiều giảng viên trụ cột ở các trường đại học của Thành phố Hồ Chí Minh là các cựu sinh viên của Hệ CNKHTN. Nhiều người đã trở thành các nhà toán học nổi tiếng, hiện đang làm việc ở trong nước và nước ngoài.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy số lượng và chất lượng sinh viên các ngành Toán ở Việt Nam đang có chiều hướng giảm mạnh. Thực tế, đây cũng là tình trạng chung của khu vực và thế giới, khi khoa học cơ bản không còn hấp dẫn đối với số đông học sinh và phụ huynh. Với chính sách cấp học bổng của Chương trình Toán, học sinh, sinh viên giỏi ngành Toán đã nhận được các khoản hỗ trợ tài chính cần thiết, giúp các em yên tâm dành toàn bộ thời gian cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, có điều kiện tài chính để có thể trang bị các kỹ năng mềm cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh, để vừa có kết quả học tập và nghiên cứu tốt, vừa chuẩn bị được hành trang tốt cho việc xin việc, xin học tiếp trình độ cao hơn ở trong và ngoài nước sau khi tốt nghiệp. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Toán học tại các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, điều này còn góp phần thu hút thêm nhiều em học sinh giỏi Toán ở các trường chuyên, các trường THPT trong cả nước, đặc biệt là học sinh giỏi Toán ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn đăng ký theo học các ngành Toán, qua đó góp phần tăng quy mô sinh viên các ngành Toán học tại các cơ sở giáo dục trong cả nước.
PGS.TS Lê Minh Hà - Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phân tích: Quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học áp dụng đối với sinh viên theo học các chương trình đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học thuộc ngành Toán học (mã ngành: 74601) theo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, bao gồm các ngành: Toán học, Khoa học tính toán, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng, Toán cơ, Toán tin.
Số lượng học bổng cấp cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030 tối đa 150 suất học bổng/năm. Học bổng được xét theo năm học và được chia thành hai đợt xét, cấp học bổng tương ứng với từng học kỳ. Mỗi học kỳ cấp học bổng không quá 05 (năm) tháng, mỗi năm cấp học bổng không quá 10 tháng. Mỗi sinh viên được xét, cấp số lượng học bổng tối đa không quá 08 học kỳ.
Trước ngày 31/10 hằng năm, hội đồng xét, cấp học bổng tổ chức họp và lựa chọn sinh viên đủ tiêu chí cấp học bổng học kỳ 1. Trước ngày 31/3 hằng năm, hội đồng xét, cấp học bổng tổ chức họp và lựa chọn sinh viên đủ tiêu chí cấp học bổng học kỳ 2.
Theo Thạc sỹ Võ Đức Cẩm Hải – Phó trưởng Khoa Toán – Tin, Trường ĐHKHTN-ĐHQG TP Hồ Chí Minh, thực tế thì việc thu hút sinh viên vào học các ngành khoa học cơ bản nói chung, toán học nói riêng từ sau thời kỳ đổi mới gặp nhiều khó khăn hơn trước. Một mặt, sự mở rộng của nền kinh tế tạo ra nhu cầu nhân lực cho nhiều ngành nghề mới. Người học vì thế có nhiều lựa chọn hơn trong lộ trình học tập. Mặt khác, bản thân nền kinh tế cũng chưa phát triển đủ mạnh. Chúng ta vẫn dựa chủ yếu vào nhân công lao động giá rẻ mà chưa chú trọng đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Vì thế nhu cầu nhân lực có trình độ cao chưa nhiều.
Các chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu nhìn chung vẫn ở mức thấp. Vì vậy một điều dễ hiểu là người học sẽ đắn đo nhiều hơn khi lựa chọn theo học ngành Toán cũng như nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản khác.
Chúng ta cần một chiến lược dài hạn để duy trì chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với nhiều công nghệ lõi dựa trên nền tảng toán học sâu sắc, việc duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực ngành toán lại càng trở nên cấp bách. Chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trong đó vai trò điều tiết và định hướng chiến lược của nhà nước rất quan trọng. Một trong những giải pháp hiệu quả để thu hút được sinh viên theo học ngành toán là tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho người học các ngành Toán và khoa học cơ bản để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường và nền kinh tế tri thức.
Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu phát triển, đồng thời có các chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đổi mới sáng tạo, tạo nên thị trường lao động phong phú hơn cho nhân lực chất lượng cao.
PGS.TS. Phó Đức Tài - Trưởng Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Từ năm 2012 đến 2020, Ban Điều hành Chương trình đều đặn tổ chức xét chọn và trao học bổng cho các học sinh, sinh viên, đã có 15 kỳ xét cấp học bổng với kinh phí hơn 51 tỷ đồng được cấp cho 2.223 lượt sinh viên ngành Toán và 3908 lượt học sinh THPT chuyên toán, mỗi suất học bổng trị giá từ 7,35 triệu đến 10,43 triệu đồng/1 học kỳ.
Việc cấp học bổng cho sinh viên đã góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng sinh viên, học viên sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) ngành Toán từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán. Qua 15 kỳ xét cấp học bổng, có gần 240 sinh viên của Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN được trao học bổng, hầu hết các em tiếp tục học sau đại học và nhiều em đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và là nguồn nhân lực trẻ quý giá cho ngành Toán. Trong giai đoạn 2021-2030, việc tiếp tục trao học bổng là rất cần thiết vì các ngành khoa học cơ bản vẫn rất cần thu hút nhân lực chất lượng cao.
Những năm gần đây, thị trường việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Toán ngày càng phong phú. Không như trước đây, sinh viên tốt nghiệp ra chỉ làm một số công việc truyền thống như giảng viên, giáo viên, nhà nghiên cứu, thì nay các công việc cần đến Toán ứng dụng đã xuất hiện. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực mũi nhọn trong KHCN như AI, khoa học dữ liệu, Fintech, mật mã và an toàn thông tin, … cần nhiều chuyên gia có nền tảng toán học tốt.
GS Vũ Hoàng Linh - Hiệu trưởng trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho biết: Việc Chính phủ và Bộ GD-ĐT phê duyệt và triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 thể hiện đường lối sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh phát triển nền khoa học – công nghệ của Việt Nam nói chung và ngành toán học nói riêng khi toán học có những ảnh hưởng quan trọng đến các lĩnh vực trọng điểm trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2011-2020 đã đạt được một số kết quả đáng kể và chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và nghiên cứu toán học, đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ các nhà toán học đạt trình độ quốc tế và triển khai các đề tài, dự án ứng dụng toán học trong công nghiệp; chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. Việc có một chương trình học bổng sẽ thu hút các sinh viên xuất sắc theo đuổi đam mê của mình.
Đại hội Hội Toán học Việt Nam lần thứ IX tháng 8 năm 2023 đã đưa ra Nghị quyết về những phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ 2023-2028, bám sát kế hoạch và các hoạt động của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh việc cấp học bổng khuyến khích sinh viên ngành Toán, chúng tôi cũng rất mong muốn Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục ủng hộ các hoạt động chuyên môn của Hội như kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc, hoạt động đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn toán ở các trường đại học…
Theo VOV2.
Chiều ngày 22/8/2023, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN đã chính thức công bố điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Cụ thể như sau:
TT
|
Mã xét tuyển
|
Tên ngành
|
Tổ hợp
|
Điểm chuẩn
|
1
|
QHT01
|
Toán học
|
A00; A01; D07; D08
|
33.4
|
2
|
QHT02
|
Toán tin
|
A00; A01; D07; D08
|
34.25
|
3
|
QHT98
|
Khoa học máy tính và thông tin*
|
A00; A01; D07; D08
|
34.7
|
4
|
QHT93
|
Khoa học dữ liệu
|
A00; A01; D07; D08
|
34.85
|
5
|
QHT03
|
Vật lý học
|
A00; A01; B00; C01
|
24.2
|
6
|
QHT04
|
Khoa học vật liệu
|
A00; A01; B00; C01
|
22.75
|
7
|
QHT05
|
Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
|
A00; A01; B00; C01
|
21.3
|
8
|
QHT94
|
Kỹ thuật điện tử và tin học*
|
A00; A01; B00; C01
|
25.65
|
9
|
QHT06
|
Hoá học
|
A00; B00; D07
|
23.65
|
10
|
QHT07
|
Công nghệ kỹ thuật hoá học
|
A00; B00; D07
|
23.25
|
11
|
QHT43
|
Hoá dược
|
A00; B00; D07
|
24.6
|
12
|
QHT08
|
Sinh học
|
A00; A02; B00; B08
|
23
|
13
|
QHT81
|
Sinh dược học*
|
A00; A02; B00; B08
|
23
|
14
|
QHT09
|
Công nghệ sinh học
|
A00; A02; B00; B08
|
24.05
|
15
|
QHT10
|
Địa lý tự nhiên
|
A00; A01; B00; D10
|
20.3
|
16
|
QHT91
|
Khoa học thông tin địa không gian*
|
A00; A01; B00; D10
|
20.4
|
17
|
QHT12
|
Quản lý đất đai
|
A00; A01; B00; D10
|
20.9
|
18
|
QHT95
|
Quản lý phát triển đô thị và bất động sản*
|
A00; A01; B00; D10
|
22.45
|
19
|
QHT13
|
Khoa học môi trường
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
20
|
QHT82
|
Môi trường, Sức khỏe và An toàn*
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
21
|
QHT15
|
Công nghệ kỹ thuật môi trường
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
22
|
QHT96
|
Khoa học và công nghệ thực phẩm*
|
A00; A01; B00; D07
|
24.35
|
23
|
QHT16
|
Khí tượng và khí hậu học
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
24
|
QHT17
|
Hải dương học
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
25
|
QHT92
|
Tài nguyên và môi trường nước*
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
26
|
QHT18
|
Địa chất học
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
27
|
QHT20
|
Quản lý tài nguyên và môi trường
|
A00; A01; B00; D07
|
21
|
28
|
QHT97
|
Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường*
|
A00; A01; B00; D07
|
20
|
Điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) là tổng điểm của 3 bài thi (theo tổ hợp tương ứng) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) và áp dụng cho tất cả các tổ hợp của ngành. Riêng với 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin(*), Khoa học dữ liệu: Điểm chuẩn tính theo thang điểm 40 là tổng Điểm môn Toán (nhân hệ số 2) cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã quy sang thang điểm 40).
Trường sẽ gửi Giấy báo thí sinh trúng tuyển qua địa chỉ email thí sinh đăng ký và bản chính thức (có dấu đỏ) sẽ phát cho thí sinh khi nhập học trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Sinh viên phải nộp đầy đủ hồ sơ (bản cứng) khi nhập học. Thí sinh kiểm tra hộp thư điện tử (email) gồm cả mục Spam để nhận thông báo từ Nhà trường.
Sinh viên sẽ học tập chính thức theo thời khóa biểu từ ngày 11/9/2022 (thứ Hai).
Nhà trường sẽ gửi kế hoạch học tập, thời khóa biểu, hướng dẫn một số vấn đề cần lưu ý qua email của sinh viên. Do vậy, sinh viên lưu ý cần kiểm tra email thường xuyên và theo dõi thông tin trên các trang truyền thông chính thức của nhà trường
Các vấn đề phát sinh thí sinh liên hệ để được hỗ trợ:
- Điện thoại: Phòng Đào tạo: (024)38585279
- Hotline: 0886074527.
Link tra cứu tại đây
Xem hướng dẫn thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển tại đây.
Với nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao về nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng, khả năng nghiên cứu cơ bản và thực hiện các kỹ thuật phân tích của lĩnh vực Sinh dược học trong mối tương quan liên ngành của khoa học sự sống và dược học, hóa dược, sức khỏe, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN thí điểm đào tạo bậc cử nhân ngành Sinh dược học từ năm học 2023-2024.
Từ năm 2023, một ngành mới toanh sẽ được Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đào tạo ở trình độ ĐH, với dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu. Đó là ngành sinh dược học.
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành chương trình đào tạo trình độ ĐH ngành sinh dược học, và giao Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tổ chức đào tạo thí điểm ngành này. Theo đó, từ năm 2023, sinh dược học sẽ là ngành mới lần đầu tiên được tuyển sinh.
Giảng viên bộ môn vi sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội hướng dẫn sinh viên sử dụng thiết bị
Vì đây là ngành đào tạo thí điểm, do ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng, nên chưa có mã số tuyển sinh chính thức trong danh mục mã ngành do Bộ GD-ĐT ban hành. Theo đề xuất của ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành sinh dược học có mã ngành là 7429001QTD.
ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, đề án mở ngành đào tạo sinh dược học xuất phát từ thực tế về nhu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu cơ bản và thực hiện các kỹ thuật phân tích của lĩnh vực sinh dược học, nhằm phát triển các nguồn dược liệu, dược phẩm mới và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng; có năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào thực tiễn nghề nghiệp. Việc mở mã ngành còn xuất phát từ năng lực đào tạo, chiến lược phát triển và tầm nhìn của Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đầu vào tuyển sinh của ngành này sẽ xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp: A00 (toán, lý, hóa), A02 (toán, lý, sinh), B00 (toán, hóa, sinh), B08 (toán, sinh, tiếng Anh).
Ngoài ra, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ dùng các phương thức khác theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm đầu tiên tuyển sinh dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.
Cũng theo ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành sinh dược học là chương trình đào tạo liên ngành, đòi hỏi không chỉ sự kết hợp các kiến thức đơn ngành về sinh học và dược học đơn thuần, mà còn có 20 học phần tích hợp khác.
Sinh viên tốt nghiệp ngành sinh dược học sẽ đạt trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu khoa học sinh dược và các lĩnh vực có liên quan với vai trò như: chuyên viên phân tích sinh dược học, nghiên cứu viên lĩnh vực sinh dược học, nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm sinh dược học, nhân viên tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật sử dụng các thiết bị, hệ thống sản xuất thuộc lĩnh vực sinh dược học, tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển thuốc, tham gia tư vấn thiết kế, đào tạo, phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các công ty và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường ĐH.
Ngoài ra, người được đào tạo ngành này khi tốt nghiệp còn có khả năng tham gia giảng dạy sinh dược học, sinh học, công nghệ sinh học và các ngành liên quan ở các cơ sở giáo dục; làm việc ở các cơ quan quản lý các cấp và cơ sở sản xuất có liên quan đến sinh dược học.
Theo Thanh Niên.
Năm 2023, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên đào tạo ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn.
Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định số 1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 5/5 về việc ban hành và giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm trình độ đại học ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Chương trình Môi trường, Sức khỏe và An toàn có mã số đào tạo 7859003QTD, do khoa Môi trường trực tiếp phụ trách. Năm 2023, ngành tuyển sinh 50 chỉ tiêu, thời gian đào tạo là 4,5 năm và cấp bằng kỹ sư.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khải - Trưởng khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, việc mở ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường lao động Việt Nam về nhân lực có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động.
“Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều có nhu cầu nhân sự tại các vị trí về đảm bảo môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất; về bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo an toàn lao động.
Bởi nếu hạn chế được các thiệt hại do hoạt động sản xuất gây ra đối với người lao động, kiểm soát được ô nhiễm môi trường, và giảm thiểu được các rủi ro về an toàn lao động thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn về cho doanh nghiệp.
Trong quá trình khảo sát, điều tra và đánh giá nhu cầu của thị trường, chúng tôi nhận thấy các tập đoàn công nghiệp trong các lĩnh vực như: năng lượng, điện tử, hóa chất, xi măng, thép… đều dành sự quan tâm lớn đến nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động”, thầy Khải chia sẻ.
Sinh viên khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong phòng thí nghiệm hiện đại.
Khung chương trình của ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và chuyên sâu để áp dụng trong các công việc liên quan đến: quản lý môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động; kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc, giám sát, kiểm soát và đánh giá các rủi ro (rủi ro về hóa chất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường,…), an toàn trong lao động; quản lý sức khỏe nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong các hoạt động sản xuất; an toàn vệ sinh công trường, nhà xưởng sản xuất; an toàn vệ sinh thực phẩm của người lao động;…
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Khải cho biết thêm, ngành học này phù hợp với những bạn trẻ quan tâm đến các vấn đề môi trường, yêu thích các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và an toàn lao động.
Khung chương trình của ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn được thiết kế nhằm phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cũng như sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp công nghiệp như: Dịch tễ học sức khỏe môi trường - nghề nghiệp; Hệ thống thông tin môi trường, an toàn và sức khỏe; Giáo dục, truyền thông về môi trường, an toàn và sức khỏe; An toàn phóng xạ; An toàn sinh học; An toàn điện, hóa chất; Sản xuất và quản lý doanh nghiệp bền vững…
Các kỹ sư ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… hoặc công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh môi trường.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm, doanh nghiệp tư vấn về lĩnh vực môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.
Đây là ngành học thứ 5 mà Đại học Quốc gia Hà Nội mở mới trong mùa tuyển sinh 2023. Trước đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo mở các ngành đào tạo: Cử nhân Thiết kế sáng tạo của Khoa Các khoa học liên ngành; Cử nhân Văn hóa truyền thông đa quốc gia của Trường Đại học Ngoại ngữ; Kỹ sư Công nghệ thực phẩm, sức khỏe và kỹ sư Kỹ thuật công nghệ cơ điện tử của Trường Đại học Việt Nhật.
Theo Tạp chí điện tử GDVN.
Trong danh sách đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic quốc tế, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên góp mặt 13 học sinh tại tất cả các đội tuyển.
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên gặp mặt học sinh tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2023
Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT và các nhà trường về việc tập huấn các đội tuyển tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2023.
Trong tổng số 37 học sinh được triệu tập vào các đội tuyển Olympic năm nay, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp tục đóng góp nhiều thành viên nhất với 13 học sinh, có mặt tại tất cả các đội tuyển và chiếm hơn 1/3 thành viên của các đội tuyển.
Cụ thể, tại đội tuyển Toán có 1 học sinh là Phạm Việt Hưng. Việt Hưng là người từng giành huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2022.
Đội tuyển Vật lý có 2 học sinh là Võ Hoàng Hải và Vũ Ngô Hoàng Dương. Võ Hoàng Hải từng đạt huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2022 khi mới học lớp 10. Trước đó, Hải cũng đã giành huy chương Đồng Olympia Vật lý châu Á.
Vũ Ngô Hoàng Dương từng giành huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế quốc tế phân tán IdPhO 2020, huy chương Vàng Olympic Quốc tế Zhautykov 2022, huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á 2022 và huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế 2022,
Đội tuyển Hóa học có 1 học sinh là Nguyễn Mạnh Khôi. Khôi là người 2 năm liên tiếp giành giải Nhất môn Hóa học tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Đội tuyển Sinh học có 2 học sinh là Nguyễn Tiến Lộc và Trần Phạm Mạnh.
Đặc biệt, trong số 15 học sinh dự thi Olympic Tin học châu Á, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có 7 học sinh vượt qua vòng tuyển chọn với điểm số cao nhất là Nguyễn Ngọc Đăng Khoa, Nguyễn Quang Minh, Trần Xuân Bách, Hoàng Ngọc Bảo Khuê, Phạm Quốc Hùng, Phạm Công Minh, Nguyễn Tuấn Linh.
Trong số này, Trần Xuân Bách là người từng đạt huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế năm 2022 và huy chương Vàng Olympic Tin học châu Á năm 2022. Năm 2021, Xuân Bách cũng đã giành huy chương Đồng Olympic Tin học châu Á khi mới học lớp 10.
Tính đến thời điểm tháng 5/2023, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã sở hữu 275 huy chương Olympic quốc tế và khu vực các môn Toán học, Tin học, Hóa học, Vật lý và Sinh học. Trong đó có 221 huy chương Olympic quốc tế (69 huy chương Vàng, 81 huy chương Bạc, 71 huy chương Đồng) và 54 huy chương Olympic Châu Á - Thái Bình Dương. |
Theo GD&TĐ.
ĐHQGHN vừa ban hành thông báo số 2495/TB-ĐHQGHN về Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 của ĐHQGHN đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Công văn số 2598/BGDĐT-GDĐH ngày 20 tháng 6 năm 2022 về hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT là 20 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, chưa nhân hệ số).
ĐHQGHN đề nghị: Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên), các đơn vị đào tạo đại học thông báo điểm ngưỡng theo ngành/nhóm ngành đào tạo (tối thiểu bằng điểm ngưỡng do ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT quy định); Báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN điểm ngưỡng của đơn vị trước ngày 31 tháng 7 năm 2022, đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị, Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và nhập dữ liệu vào trang nghiệp vụ theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Chi tiết thông báo số 2495/TB-ĐHQGHN
Năm 2022, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xét tuyển đại học chính quy với các phương thức xét tuyển cơ bản tương tự như năm 2021
Trường tuyển sinh đại học chính quy 27 ngành với 3 chương trình đào tạo: Chương trình chuẩn, Chương trình chất lượng cao với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo, chương trình tiên tiến.
Ngoài ra, Trường còn tuyển sinh các chương trình đặc biệt như: Chương trình cử nhân khoa học tài năng; Chương trình chuẩn quốc tế; Chương trình chất lượng cao với học phí ưu đãi như chương trình chuẩn ở các ngành thuộc khối Khoa học Trái đất.
Theo thống kê, năm nay có khoảng 15 phương thức tuyển sinh và tất cả các trường đều sử dụng từ 2 phương thức xét tuyển trở lên. Vậy thí sinh nên lựa chọn phương thức nào để "chắc suất" vào đại học?
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Ảnh: Hải Nguyễn
"Mạnh về phương thức nào thì chủ động lựa chọn phương thức đó"
Chia sẻ với Lao Động, GS.TS Lê Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - cho biết, hầu hết các trường đại học hiện nay đều đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Đó là một thuận lợi để thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngôi trường mà mình mơ ước.
Theo GS Sơn, việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh không ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của thí sinh. Về cơ bản, phương thức xét tuyển chủ đạo của các trường vẫn dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, các bạn thí sinh có năng lực ở khía cạnh nào hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển ở khía cạnh đó.
"Ví dụ như thí sinh có sự đầu tư và đạt điểm cao ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì lựa chọn đó là tiền đề đăng ký nguyện vọng. Nếu thí sinh có các tiêu chí đáp ứng quy định xét tuyển thẳng của trường cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mạnh dạn đăng ký. Nếu có thành tích nổi trội, đạt các giải thưởng hoặc có năng lực chuyên biệt (có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ hoặc học vấn như SAT, A-Level) thì thí sinh có ưu thế khi đăng ký xét tuyển qua hồ sơ thành tích/ học lực.
Bên cạnh đó, việc tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực cũng tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho thí sinh" - GS Sơn đưa ra lời khuyên.
GS.TS Lê Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, với cách thức xét tuyển như hiện nay, thí sinh nên đặt ngành, trường yêu thích ở nguyện vọng 1. Các nguyện vọng sau là ngành và trường vừa tầm với năng lực cá nhân để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.
Lời khuyên dành cho thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực
GS.TS Lê Thanh Sơn cho biết, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tiến hành từ năm 2015 và quay trở lại vào năm 2021. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên năm 2021 chỉ có khoảng 1000 thí sinh tham dự, năm nay có đến 70.000 thí sinh tham dự.
Theo đó, bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội có sự khác biệt là đánh giá năng lực dựa trên 3 khối kiến thức: Thứ nhất là tư duy định lượng toán học; Thứ hai là tư duy định tính văn học và ngôn ngữ; Thứ ba là tư duy khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Theo đó, để có thể thi tốt kỳ thi này thí sinh cần học vững kiến thức phổ thông cơ bản được trang bị từ năm lớp 10 đến lớp 12. Bên cạnh đó, có thể làm thử các bài thi mẫu để hình dung về thời gian, số câu hỏi và các nội dung kiến thức liên quan. Với thí sinh học chuẩn theo kiến thức của chương trình phổ thông sẽ làm tốt bài thi.
Theo Lao Động.
Cứ mỗi kỳ tuyển sinh đến, hàng nghìn từ khóa "hot" về ngành nghề được các học sinh tìm kiếm. Tuy nhiên, một số ngành học có vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước, rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao như địa chất, môi trường, khoa học sự sống,... lại không nhận được sự quan tâm của các thí sinh.
Theo GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, nếu chọn ngành chỉ theo xu hướng ngành hot mà không tính đến các yếu tố khác như năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội thì sẽ mang tới nhiều rủi ro về cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Những ngày này, nhiều học sinh phổ thông quan tâm tới Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thường xuyên gửi câu hỏi về trường đề nghị giải đáp các thắc mắc liên quan đến tuyển sinh đại học năm 2022. Nhằm giúp các em hiểu rõ về phương thức xét tuyển đại học của Nhà trường cũng như các thông tin liên quan, bộ phận truyền thông của trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN.
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN.
-Thưa thầy, năm 2022, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN có những phương thức xét tuyển đại học như thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Năm 2022, Trường ĐHKHTN xét tuyển đại học chính quy với các phương thức xét tuyển cơ bản tương tự như năm 2021, cụ thể như sau:
(1) Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022 theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng;
(2) Xét tuyển thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo (CTĐT);
(3) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;
(4) Xét tuyển theo phương thức khác (chứng chỉ SAT, A-LEVEL, ACT, IELTS,...).
- Nhiều học sinh và phụ huynh đang chờ đợi đề án tuyển sinh chính thức của Trường. Dự kiến khi nào Trường công bố đề án chính thức?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của Trường ĐHKHTN dự kiến sẽ được công bố trong tháng 03/2022. Thí sinh có thể theo dõi các thông tin tuyển sinh của Nhà trường tại website http://hus.vnu.edu.vn/ hoặc http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHTN (ngoài cùng, bên phải) đang tư vấn cho các em học sinh về các ngành đào tạo của Trường ĐHKHTN.
- Thầy có thể cho biết tỉ lệ xét tuyển đối với từng phương thức tuyển sinh của Nhà trường? Đâu là phương thức xét tuyển chính?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 cho các CTĐT của Trường ĐHKHTN là 1.650. Hiện nay Trường ĐHKHTN dự kiến tỉ lệ chỉ tiêu đối với từng phương thức tuyển sinh 2022 như sau:
+ Dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, dự bị dân tộc, sinh viên quốc tế và các phương thức xét tuyển khác như SAT, A-level, IELTS, ACT,…
+ Khoảng 15%-20% tổng chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN.
+ Khoảng 70%-80% chỉ tiêu còn lại dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với các tổ hợp bài thi phù hợp.
Tỷ lệ này sẽ có thể thay đổi nhỏ tùy theo từng chương trình đào tạo và phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký theo các phương thức xét tuyển khác nhau.
- Thưa thầy, nhiều thí sinh quan tâm Trường có xét tuyển học bạ không?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Trường ĐHKHTN không xét tuyển riêng bằng học bạ. Kết quả học tập trong học bạ THPT chỉ được sử dụng với một số trường hợp xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như: học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Địa lí; học sinh các Trường THPT thuộc ĐHQGHN. Các đối tượng này phải đạt điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) từ 8,0 trở lên. Điều này sẽ được quy định chi tiết và thông báo công khai tới thí sinh trong đề án tuyển sinh. Thí sinh có thể tham khảo đề án tuyển sinh năm 2021 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Nhà trường.
- Với phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì sao? Trường có những quy định thế nào về phương thức xét tuyển này?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Để đăng ký xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, thí sinh cần có kết quả từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương (có trong danh mục theo quy định của ĐHQGHN) còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (trong đó bắt buộc phải có môn Toán).
Thầy trò khoa Vật lý trong giờ thực hành.
-Thưa thầy, với hình thức xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL, như năm ngoái, điểm thi ĐGNL bao nhiêu thì đủ điều kiện trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN? Trường có tổ chức thi ĐGNL trong miền Nam không?
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Về thi ĐGNL, mỗi ngành/CTĐT có điểm trúng tuyển khác nhau. Ví dụ như, năm 2021, điểm trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN qua kết quả thi ĐGNL như sau: (1). Toán tin, Máy tính và khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học (100,00 điểm); (2). Toán học, Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Hoá học (90,00 điểm); (3). Hoá học (tiên tiến), Công nghệ kỹ thuật hoá học, Hoá dược, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học và công nghệ thực phẩm (85,00); (4). Các ngành/CTĐT thuộc khối khoa học trái đất (80,00 điểm). Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19, số lượng thí sinh có thể dự thi và đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL năm 2021 khá ít nên thông tin điểm trúng tuyển nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo, không có nghĩa điểm trúng tuyển năm 2022 sẽ tương tự như vậy.
Theo kế hoạch, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN có dự kiến tổ chức thi HSA-ĐGNL vào tháng 06/2022 tại điểm thi ở Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin chi tiết về các đợt thi ĐGNL do Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức; các thí sinh có thể xem tại trang http://cet.vnu.edu.vn/home/
Năm 2022, Trường ĐHKHTN dự kiến tuyển sinh 27 ngành với 1.650 chỉ tiêu cho hệ đại học chính quy.
- Những năm trước, có những trường hợp thí sinh “khóc dở mếu dở” vì đủ điểm trúng tuyển theo tổ hợp xét tuyển nhưng không đạt tiêu chí 4 điểm tiếng Anh đối với một số CTĐT chất lượng cao. Về các tiêu chí phụ trong xét tuyển, mong thầy nhấn mạnh một số lưu ý cho thí sinh.
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Đúng là rất đáng tiếc khi chỉ vì tìm hiểu không kỹ mà thí sinh bị trượt ngành mình mong muốn, thậm chí trượt hết tất cả các ngành dù tổng điểm không hề tệ. Tôi mong muốn các em thí sinh trước khi đăng ký CTĐT nào, đặc biệt là các CTĐT chất lượng cao, hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành đó: tổ hợp xét tuyển, điều kiện phụ (nếu có), điểm chuẩn các năm trước, học phí,…
Trong kỳ tuyển sinh năm 2022, tôi xin lưu ý thí sinh một số điều sau:
- Đối với các thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2022 hay được tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế, đương nhiên còn phải được công nhận tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện trúng tuyển. Ngoài ra, đối với các CTĐT chất lượng cao theo đề án học phí tương ứng với chất lượng đào tạo (Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Máy tính và Khoa học thông tin) và CTĐT tiên tiến Hóa học, thí sinh phải đáp ứng thêm điều kiện về trình độ tiếng Anh, cụ thể:
- Đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022: có điểm thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt từ 4,0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận quy đổi theo Quy chế xét tuyển;
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2022: thí sinh phải có điểm trung bình chung môn tiếng Anh mỗi học kỳ trong 6 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên hoặc một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận quy đổi theo Quy chế xét tuyển.
Ngoài ra, một số thông tin khác liên quan đến xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển,… sẽ được cung cấp chi tiết trong Đề án tuyển sinh 2022.
-Xin trân trọng cảm ơn thầy.
Về xét tuyển theo phương thức khác (SAT, A-LEVEL, ACT, IELTS,...). Thí sinh lưu ý:
+ Trường xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;
+ Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level);
+ Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;
+ Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương kết hợp với điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển tương ứng (bắt buộc có môn Toán).
Các em có thể tìm hiểu thông tin về từng ngành đào tạo của Trường ĐHKHTN ở website http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/.
|
Tham dự hội nghị bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến có Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải, đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng, các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo – Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh của ĐHQGHN cho biết, năm 2021, ĐHQGHN tuyển được 12.272 thí sinh vào học tại 134 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học (đạt 109% so với chỉ tiêu đề ra), trong đó có 07 CTĐT mới mở, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động thời kỳ chuyển đổi số. Quy mô tuyển sinh các CTĐT chất lượng cao theo đặc thù đơn vị, CTĐT chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT cao nhất từ trước đến nay, chiếm xấp xỉ 43% so với quy mô tuyển sinh năm 2021.
Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Đình Đức trình bày báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐHQGHN
Năm qua, ĐHQGHN vẫn áp dụng các phương thức tuyển sinh ổn định như những năm trước, trong đó có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt năm 2021 ĐHQGHN bắt đầu tái khởi động lại phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT do Trung tâm Khảo thí - ĐHQGHN tổ chức.
Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đánh giá, công tác tuyển sinh đại học năm vừa qua ở ĐHQGHN được triển khai theo hướng đa dạng hóa hình thức xét tuyển hướng tới các chuẩn mực quốc tế; Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của đơn vị đào tạo; Chuyên nghiệp hóa công tác tuyển sinh ở ĐHQGHN; Hoàn thành mục tiêu tuyển được các sinh viên chất lượng và tăng tỉ lệ sinh viên các chương trình đào tạo chất lượng cao/quy mô tuyển sinh.
Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đỗ Tuấn Minh phát biểu tại hội nghị
Các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN đặc biệt chú trọng sử dụng bài thi ngoại ngữ hoặc điều kiện điểm ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết giúp thí sinh theo học tốt các CTĐT đáp ứng chuẩn đầu ra tương ứng quốc tế. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo tuyển sinh, điểm trúng tuyển thấp nhất đối với các ngành/CTĐT chuẩn là 18 điểm và điểm trúng tuyển cao nhất là 30 điểm. Nhiều thí sinh trúng tuyển đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra ngay khi nhập học. Thống kê điểm trúng tuyển của các đơn vị đào tạo theo kết quả thi tốt nghiệp THPT cho thấy, kết quả tuyển sinh đầu vào các ngành/CTĐT của ĐHQGHN hiện nay là khá tốt trong bối cảnh tuyển sinh chung của cả nước, mức điểm trúng tuyển tăng cao hơn năm 2020 phổ biến trong khoảng 2 – 5 điểm tùy từng ngành.
Năm 2021, ĐHQGHN tiếp tục ứng dụng CNTT hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và triển khai phần mềm nhập học nộp hồ sơ trực tuyến. Điều này giúp thí sinh và gia đình tiết kiệm chi phí, hạn chế đi lại; đồng thời làm giảm đáng kể hồ sơ giấy tờ cho các đơn vị tuyển sinh, tránh tình trạng thất lạc hồ sơ, tiết kiệm thời gian, nhân lực và có số liệu chính xác để có thể ra phương án xét tuyển bổ sung – nếu cần.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục Phạm Văn Thuần
Về phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, về cơ bản các phương thức tuyển sinh sẽ được giữ ổn định như năm 2021, nhưng nguyên tắc đảm bảo chất lượng đầu vào tốt luôn là tiêu chí hàng đầu. Đồng thời nhằm thu hút được nhiều thí sinh giỏi, nâng cao chất lượng đầu vào tăng cường hội nhập quốc tế, ĐHQGHN sẽ mở rộng tỷ lệ xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL, mở rộng quy mô tổ chức các kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN - dành nhiều hơn chỉ tiêu cho phương thức này để xét tuyển đại học trong năm tới.
Năm 2022, ĐHQGHN dự kiến tổ chức 16 đợt thi ĐGNL cho học sinh bậc THPT, bắt đầu từ tháng 2 -8/2022 cho khoảng 70.000 lượt thí sinh. Các trường đại học khác trên cả nước có thể tham khảo, sử dụng kết quả thi ĐGNL này để xét tuyển vào đại học năm 2022.
Đổi mới tuyển sinh theo phương thức ĐGNL ở ĐHQGHN là giải pháp mang tính đột phá và cần thiết cũng như thể hiện được vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả thi ĐGNL đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó/dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại.
Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐHQGHN là 12.500 chỉ tiêu. Trong đó, ĐHQGHN dành khoảng 10-15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL, 30% chỉ tiêu cho ĐGNL đối với các ngành/CTĐT tài năng, chất lượng cao, những ngành “hot” có điểm tuyển sinh cao trên 26 điểm.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN tiếp tục xem xét mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng cho phù hợp: Học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic HSG do ĐHQGHN tổ chức; Học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh/thành phố; Thí sinh thuộc các trường THPT chuyên ngoài ĐHQGHN có kết quả học tập loại giỏi và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của ĐHQGHN.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm hạn chế trong công tác tuyển sinh đại học chính quy: xem xét khả năng công nhận trúng tuyển sớm có điều kiện theo kết quả bài thi ĐGNL; phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành/CTĐT phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; xây dựng kế hoạch học bổng hỗ trợ học tập nhằm thu hút, “giữ chân” các thí sinh tài năng; tăng cường quảng bá tuyển sinh,…
Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải đánh giá, mặc dù phải ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tổ chức thành 2 đợt nhưng về cơ bản, công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 ở ĐHQGHN đã thành công tốt đẹp. Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải yêu cầu các đơn vị đào tạo khắc phục những tồn tại, hạn chế của kỳ tuyển sinh năm 2021 để công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 đạt được kết quả cao nhất.
Phó Giám đốc ĐHQGHN yêu cầu, các đơn vị đào tạo thực hiên nghiêm túc đúng chỉ tiêu được giao; trong đó có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các CTĐT tài năng, chất lượng cao và các CTĐT của các đơn vị được ĐHQGHN giao nhiệm vụ đưa sinh viên lên học tập tại Hòa Lạc, đồng thời giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với các CTĐT còn lại.
Để có cơ sở xem xét quyết định tỷ lệ và quy mô của các phương thức tuyển sinh đầu vào cho các năm tiếp theo, Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải giao Ban Đào tạo là đầu mối đánh giá chất lượng học tập của các thí sinh trúng tuyển bằng các cách thức khác nhau ở ĐHQGHN.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải kết luận hội nghị
Đồng tình với đề xuất của Ban Chính trị và Công tác học sinh – sinh viên về giải pháp thu hút sinh viên ưu tú, tài năng, Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải giao Ban CT&CT HSSV và các phòng/bộ phận CTSV của các đơn vị đào tạo xây dựng kế hoạch, chương trình học bổng phù hợp.
ĐHQGHN giao Trường ĐH Công nghệ thí điểm xây dựng chương trình giảng dạy về công nghệ thông tin trình độ đại học dành cho học sinh khối THPT, trước mắt triển khai thí điểm tại các trường THPT thuộc ĐHQGHN, đánh giá tính khả thi để mở rộng cho các ngành đào tạo khác.
Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải cũng yêu cầu các đơn vị đào tạo cần lưu ý gia tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Theo VNU.
Hội đồng tuyển sinh sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trân trọng thông báo lịch vào phòng thi trực tuyến của các thí sinh thi tuyển đào tạo Thạc sĩ đợt 2 năm 2021 như sau:
- Lịch vào phòng thi của các thí sinh thi cả 2 môn Cơ bản và Cơ sở (tại đây)
- Lịch vào phòng thi của các thí sinh chỉ thi môn Cơ sở (tại đây)
Hội đồng tuyển sinh đã gửi thông báo tài khoản dự thi tới email của thí sinh đã đăng ký. Nếu chưa nhận được thông tin tài khoản, thí sinh liên hệ Phòng Đào tạo Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN.
Địa chỉ: Phòng 404-406 T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 024.35578435
Email: saudaihoc@hus.edu.vn
Nhà nước cần đưa ra các biện pháp thiết thực hơn về mức đãi ngộ như đối với sinh viên các trường sư phạm…hoặc có chương trình học bổng, miễn, giảm học phí.
Việc các thí sinh theo xu hướng lựa chọn những ngành học “hot” khiến điểm chuẩn ở một số ngành năm nay tăng đột biến, dẫn tới thực trạng nhiều em có điểm thi ở mức 26, 27 nhưng vẫn không đỗ vào trường đại học nào. Trong khi đó, nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống… điểm chuẩn vẫn ở mức chỉ khoảng 6 điểm/ môn nhưng thí sinh lại không mấy mặn mà.
Ở nhóm ngành khoa học tự nhiên, như Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học, Địa chất học, Địa lý học, Khoa học môi trường, Tài nguyên và môi trường nước... rất cần những chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước lại rất trầy trật trong việc tuyển sinh. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các trường có đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản, hoặc những trường đại học đơn ngành, đào tạo ngành học đặc thù.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Nguyễn Kim Cương - Phó trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết:
“Vấn đề chính dẫn tới hiện tượng này là do nhận thức của xã hội chưa đúng so với tầm quan trọng của những khối ngành Khoa học cơ bản.
Hầu hết sinh viên tốt nghiệp những ngành này khi ra trường đều có việc làm ngay, nhưng có một số vấn đề như sau. Thứ nhất là thị trường lao động, ở những ngành khác thì rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào, nhưng với ngành Khoa học cơ bản thì tư nhân đầu tư rất ít, dẫn đến nhận thức của xã hội cũng như các bạn sinh viên không biết đến, trong khi những ngành này rất thiếu nhân lực nhưng sinh viên lại không được biết để theo học.
Tốt nghiệp những ngành này khi ra trường hầu hết làm việc trong các cơ quan nhà nước, nhưng mức thu nhập hàng tháng chưa mang tính cạnh tranh so với các ngành khác như kinh tế và công nghệ, chính vì thế sức thu hút không cao. Thứ hai, nếu để có vị trí và chỗ đứng tốt trong ngành thì sinh viên phải theo học lên cao nữa, thời gian học lâu hơn những ngành khác nên sinh viên không đủ tự tin để theo học.
Những sinh viên tốt nghiệp ngành này loại khá, giỏi thì cơ hội đi nước ngoài du học hoặc làm việc rất dễ, rất rộng mở. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ… họ cũng rất cần nguồn nhân lực ở những ngành này, họ sẵn sàng tuyển sinh và cung cấp mức học bổng cao”.
Theo Tiến sĩ Cương: “Khoa học cơ bản là những ngành khoa học nghiên cứu, khám phá các quy luật của tự nhiên và tạo ra các kiến thức mới. Các kết quả của khoa học cơ bản là tiền đề cho sự phát triển công nghệ và nghiên cứu ứng dụng. Đó chính là nòng cốt của sự phát triển bền vững của đất nước.
Hiện tại, một số trường đại học đang đào tạo các ngành Khoa học cơ bản gồm những ngành truyền thống như: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học cùng các ngành trong khối Khoa học Trái Đất như: Địa lí, Địa chất, Môi trường, Khí tượng và khí hậu học, Tài nguyên và Môi trường nước và Hải dương học.
Một nghịch lí ở nước ta hiện nay là những học sinh giỏi lại không thích thi vào các khối ngành nòng cốt cho sự phát triển bền vững đất nước như: sư phạm, luật, khoa học cơ bản, mà lại thích chọn vào trường kinh tế, công nghệ hay trường quân sự, nhìn ở góc độ nào đó thấy rất mất cân đối.
Ví dụ khoa học trái đất là ngành rất quan trọng, nó ảnh hưởng hàng ngày đến sự an toàn chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như sự phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng của đất nước. Các hiểm họa thiên tai, bão lũ, động đất… cũng có thể là thảm họa dịch bệnh nếu xảy ra mà không có hiểu biết để cảnh báo sớm. Nếu những ngành khoa học trái đất bị bỏ ngỏ thì sự đối mặt của con người với tự nhiên sẽ là một khoảng trống, đơn giản có thể hiểu là không có ai “canh gác” cho sự sống của chúng ta.
Trong tương lai, nếu tất cả sinh viên giỏi, sinh viên không muốn vào học khoa học cơ bản sẽ dẫn tới đất nước thiếu trầm trọng nguồn nhân lực kế cận, những thế hệ nghiên cứu hiện nay sẽ già đi không có ai thay thế, đó sẽ là một sự nguy hiểm cho đất nước”.
Thực tế hiện nay, mỗi năm một số nhà trường có đào tạo ngành này chỉ tuyển được trên dưới 20 sinh viên theo học, đây cũng là một vấn đề nan giải trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai, về vấn đề này Tiến sĩ Cương nói:
“Thực ra, với con số 20-30 sinh viên/ngành hàng năm cũng không phải là ít bởi thị trường lao động của những ngành này chưa thực sự rộng mở. Với 30 sinh viên ra trường hàng năm thì sẽ đảm bảo được công việc cho các em.
Nhưng theo tôi chất lượng đào tạo phải được nâng lên, và con số 30 sinh viên này cũng phải đảm bảo bởi có năm không tuyển được 20 sinh viên cho một ngành. Theo ước tính, hàng năm có khoảng 10-20% các sinh viên theo học ngành này có đủ đam mê, có khả năng ngoại ngữ tốt thường nắm bắt cơ hội ra nước ngoài học lên thạc sĩ, tiến sĩ, một phần lớn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Phần còn lại có thể làm việc tại một số công ty nước ngoài theo chuyên ngành đã được đào tạo, hoặc chuyển ngành khác tùy theo mức đãi ngộ”.
Giới thiệu cho học sinh trung học phổ thông hiểu về các ngành khoa học cơ bản. Ảnh: NVCC.
Để có thế hệ kế cận chất lượng cho những ngành này
Tiến sĩ Cương chia sẻ: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu với nhiều hiểm họa thiên tai như hiện nay, việc nghiên cứu quy luật, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại là hết sức cần thiết. Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu dự báo và cảnh báo sớm, thì thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra sẽ như thế nào?
Theo tôi ở tầm quốc gia, nhà nước cần đưa các biện pháp thiết thực hơn, có thể là về mức đãi ngộ như đối với sinh viên các trường công an, quân đội, sư phạm…hoặc có chương trình học bổng, miễn, giảm học phí. Ngoài ra các nhà nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản cũng cần có chính sách đãi ngộ phù hợp hơn, quy hoạch và sắp xếp công việc khi sinh viên ra trường, hoặc đào tạo theo các chương trình cử tuyển… để làm sao thu hút được nhiều sinh viên theo học.
Trên nhiều phương tiện truyền thông ít khi có những chương trình nói riêng về các nhà khoa học cơ bản, cũng như các nghiên cứu khoa học khiến cho xã hội thường có suy nghĩ về hình ảnh của một nhà khoa học sẽ chậm chạp, mái tóc rối bời, đeo kính cận, ít cập nhật xu thế cuộc sống… nhưng trong thực tế các nhà nghiên cứu đều rất năng động và hiện đại. Vậy nên rất cần đẩy mạnh hơn nữa về quảng bá, truyền thông, còn nếu cứ để mọi người có định kiến như vậy thì không ai hướng cho con mình theo học ngành này, sinh viên không có niềm tin về tương lai của ngành, điều đó thực sự nguy hại cho đất nước”.
Tiến sĩ Cương chia sẻ thêm: “Nói đến ngành khí tượng thủy văn là mọi người chỉ nghĩ đến dự báo thời tiết, nhưng thực ra không chỉ có vậy. Công tác dự báo thời tiết chỉ là một mảng nhỏ của ngành.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng như dự báo thời tiết cho việc điều hành bay ở ngành hàng không, cho đầu tư kinh doanh hàng hóa, bước quyết định cho việc kí kết hợp đồng kinh tế may mặc bởi cần nắm được thời tiết cuối năm thế nào, cho du lịch và các dịch vụ như lặn biển, lướt sóng, dự báo hạn hạn và tưới tiêu cho cà phê, nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy-hải sản hay vận hành các công trình thủy điện… Có thể nói “sân chơi” này rộng hơn rất nhiều.
Hầu hết các sinh viên khoa học cơ bản hiện nay ra trường với trình độ đại học đều có việc làm ngay tại các cơ quan về khí tượng, tham gia điều hành bay tại các sân bay, và các công ty tư nhân dự báo về kinh tế… với mức lương khá tốt”.
Theo Giáo dục Việt Nam
Nhằm cung cấp các thông tin về chương trình đào tạo (CTĐT), lịch trình đào tạo đồng thời hỗ trợ tư vấn, giải đáp các băn khoăn cho sinh viên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức gặp mặt sinh viên khóa QH.2021.T (K66) trúng tuyển vào các CTĐT đặc biệt năm 2021, kế hoạch như sau:
1. Gặp mặt sinh viên khóa QH.2021.T trúng tuyển các CTĐT tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (hỗ trợ kinh phí, học phí như sinh viên đại học các CTĐT chuẩn)
- Thời gian: từ 18h00 thứ Năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021
- Hình thức: trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting
https://zoom.us/j/91858684283?pwd=bXloN29PcTBmRkd2UWpuYUlLa3EyQT09
Meeting ID: 918 5868 4283; Passcode: 467226
- Thành phần:
+ Ban Giám hiệu; đại diện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các CTĐT đặc biệt, trợ lý công tác sih viên các khoa: Toán-Cơ-Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Môi trường, Địa chất, Khí tượng Thủy văn và Hải dương học; đại diện Ban Điều hành hệ Cử nhân KHTN; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp tài năng; chuẩn quốc tế; chất lượng cao.
+ 142 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT tài năng các ngành: Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học; CTĐT chuẩn quốc tế các ngành: Vật lý học, Sinh học; CTĐT chất lượng cao các ngành: Khoa học môi trường, Địa chất học, Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học.
2. Gặp mặt sinh viên khoá QH.2021.T trúng tuyển các CTĐT tiên tiến, chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) của Khoa Hóa học và Khoa Môi trường
- Thời gian: từ 18h00 thứ Sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2021
- Hình thức: trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting
https://zoom.us/j/94607461011?pwd=Z1VSMy9rdnRPVUpxOHVSY2V5Yk45QT09
Meeting ID: 946 0746 1011; Passcode: 783779
- Thành phần:
+ Ban Giám hiệu; đại điện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các chương trình đặc biệt, trợ lý công tác sinh viên các khoa: Hóa học và Môi trường; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp tiên tiến; chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo).
+ 287 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT tiên tiến ngành Hóa học; CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) các ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược và Công nghệ kĩ thuật môi trường.
3. Gặp mặt sinh viên khoá QH.2021.T trúng tuyển CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo của Khoa Toán - Cơ - Tin học, Khoa Sinh học và Trường Đại học Y Dược
- Thời gian: từ 14h00 thứ Bảy, ngày 02 tháng 10 năm 2021
- Hình thức: trực tuyến qua nền tảng Join Zoom Meeting
https://zoom.us/j/96953518048?pwd=S2RER1c3bFhadlZZUmNOb01XRTlHZz09
Meeting ID: 969 5351 8048; Passcode: 605374
- Thành phần:
+ Ban Giám hiệu; đại điện lãnh đạo, trợ lý đào tạo các chương trình đặc biệt, trợ lý công tác sinh viên các khoa: Toán-Cơ-Tin học, Sinh học, Trường Đại học Y Dược; lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên; đại diện lãnh đạo phòng Quản trị-Bảo vệ, phòng Hợp tác và phát triển; đại diện Đoàn Thanh niên Trường; Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập của các lớp chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) .
+ 264 sinh viên K66 vừa trúng tuyển vào CTĐT chất lượng cao (theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo) các ngành: Máy tính và khoa học thông tin, Công nghệ sinh học, Răng - Hàm - Mặt

Bước 1: Thí sinh đăng nhập vào địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn mục “Xác nhận nhập học” để điền các thông tin xác thực theo giao diện hướng dẫn dưới đây:

Bước 2: Thí sinh kiểm tra các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày sinh, điểm thi, tên ngành/nhóm ngành đào tạo đăng ký xét tuyển như hướng dẫn dưới đây:

Bước 3: Thí sinh bổ sung, cập nhật số điện thoại, email trên tài khoản xác nhận trực tuyến và thực hiện các bước theo hướng dẫn bên dưới. Địa chỉ email là bắt buộc phải khai báo chính xác. Thí sinh sẽ nhận được thư điện tử xác nhận thành công ngay sau khi kết thúc.

Bước 4: Thí sinh nhập Mã XÁC NHẬN NHẬP HỌC (mã vạch là 12 ký tự số được ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của thí sinh) để xác nhận nhập học trực tuyến vào ĐHQGHN.

Lưu ý: Mã xác nhận nhập học (hay mã vạch) chỉ được sử dụng duy nhất 01 lần.
Thí sinh đã sử dụng mã xác nhận nhập học vào ĐHQGHN sẽ không được phép rút/ hủy hồ sơ hay xác nhận vào bất kỳ trường đại học/cơ sở giáo dục nào khác trên cả nước trong các đợt xét tuyển năm 2021.

Bước 5: Ngay sau khi chọn “Đồng ý”, mã xác nhận nhập học của thí sinh sẽ gửi tới Hội đồng tuyển sinh (Trường/Khoa thí sinh trúng tuyển) và được đồng bộ hóa lên Hệ thống tuyển sinh của cả nước. Thí sinh không thể sử dụng mã xác nhận này để gửi tới bất kỳ trường đại học/cao đẳng nào khác. Thí sinh gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến Hội đồng tuyển sinh bằng thư chuyển phát nhanh sau khi hoàn thiện XNNH trực tuyến hoặc nộp trực tiếp khi thí sinh được đến trường.


Lưu ý: Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin cá nhân, kết quả thi, nguyện vọng đăng ký xét tuyển và xác nhập nhập học. Các Hội đồng tuyển sinh của ĐHQGHN có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển, dữ liệu đăng ký dự thi, kết quả thi tốt nghiệp THPT với hồ sơ gốc, hồ sơ nhập học của thí sinh.
Bước 6: Thí sinh đăng nhập theo địa chỉ email đã khai báo để kiểm tra thông báo XNNH trực tuyến thành công.
Chúc mừng bạn đã Xác nhận nhập học thành công vào ĐHQGHN.
Tất cả chúng ta đều quan tâm đến thời tiết bởi lẽ thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch công việc và giải trí hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động ngoài trời.
Thời tiết liên tục thay đổi, khi thì êm đẹp nhẹ nhàng, nhưng cũng có lúc dữ dội nguy hiểm gây ra dông, tố, lốc, bão, lũ lụt, nắng nóng… dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề cho con người. Nông nghiệp, hàng không dân dụng, vận tải biển, và nhiều loại hình dịch vụ khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Khí tượng và khí hậu học là gì?
Con người nói riêng và thế giới sinh vật nói chung, tồn tại và phát triển được trên Trái Đất là nhờ có môi trường sống thích hợp. Môi trường đó được quyết định bởi lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất gọi là “Khí quyển”.
Khí quyển Trái Đất được đặc trưng bởi trạng thái vật lý của nó như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió, mưa, bão, lốc, dông tố,... Do tính chất linh động rất cao của khí quyển nên trạng thái vật lý này cũng biến đổi liên tục từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm này đến thời điểm khác. Con người sống trong môi trường đó cũng luôn luôn chịu tác động của sự biến đổi này. Những biến đổi này diễn ra từng phút, từng giờ, từng ngày đến năm này qua năm khác, thập kỷ này đến thập kỷ khác, thậm chí dài hơn nữa, như hàng trăm, hàng nghìn hoặc chục nghìn, trăm nghìn năm.
Trạng thái vật lý diễn ra hàng giờ, hàng ngày của khí quyển được gọi là thời tiết. Thời tiết cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác hình thành nên trạng thái ổn định tương đối của khí quyển ở một nơi nào đó và được gọi là khí hậu. Khoa học nghiên cứu về những đặc điểm, tính chất, trạng thái vật lý của khí quyển gọi là “Khí tượng và Khí hậu học”.
Sinh viên khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học, Trường ĐHKHTN thực tập tại trạm khí tượng Hà Đông (Hà Nội)
Khí hậu được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, khi xây dựng một công trình có tuổi thọ lâu như sân bay, toà nhà cao tầng, tháp truyền hình,... người ta cần biết thông tin về điều kiện trung bình và những cực trị của khí quyển; để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn cần biết được đặc điểm thời tiết trong vài ba tháng tới, trong mùa tới,... Bên cạnh đó, một vấn đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội và các nhà khoa học đó là biến đổi khí hậu và tác động của nó đến các mặt đời sống, kinh tế, xã hội.
Trong những năm gần đây, chủ đề này đã trở thành tâm điểm cho nhiều đề tài/dự án nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo khoa học, đàm phán chính trị giữa các quốc gia bởi lẽ con người trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng, thiên tai bất thường.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiều người đã tâm huyết và lựa chọn sự nghiệp làm nhà Khí tượng và Khí hậu học để nghiên cứu, tìm hiểu những điều bí ẩn của tự nhiên, giúp ích cho xã hội.
Ưu điểm trong đào tạo ngành Khí tượng và Khí hậu học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Đào tạo ngành Khí tượng và Khí hậu học có truyền thống từ năm 1966 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Đây cũng là trung tâm đào tạo khoa học cơ bản trong lĩnh vực Khí tượng và Khí hậu học đầu tiên ở bậc đại học, sau đại học và có tiềm lực nhất cả nước với nhiều định hướng chuyên sâu như: Dự báo thời tiết và khí hậu, Mô hình hóa thời tiết và khí hậu, Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu,...
Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học trong một lần đi thực tế.
Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học được trang bị các phương pháp nghiên cứu và tính toán hiện đại, các kỹ năng tin học và lập trình cần thiết luôn tiếp cận với những phương pháp hiện đại trên thế giới. Các học phần có đầy đủ học liệu bằng tiếng Việt và nhiều tài liệu tham khảo tiếng Anh được số hóa, hệ thống máy tính mạnh nối mạng toàn cầu giúp giải quyết các bài toán dự báo hạn ngắn và hạn dài tương đối chính xác và khách quan, tạo điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.
Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học tham gia báo cáo trong Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Trường ĐHKHTN (tháng 5/2021). Do dịch bệnh Covid-19 nên Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Trong quá trình học tập sinh viên được đi thực tập tại các cơ sở quan trắc thực tế, cơ quan làm công tác dự báo nghiệp vụ, được thực hành làm các bản tin dự báo thời tiết và chạy các mô hình dự báo thời tiết/khí hậu, được rèn luyện kỹ năng viết và trình bày đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tham gia các hoạt động nhóm bổ ích, lý thú.
Sinh viên ngành Khí tượng và Khí hậu học có cơ hội nhận được nhiều loại học bổng hỗ trợ học tập từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên có thể nhận được các học bổng du học Sau đại học ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,...
Chi tiết tham khảo tại Website tuyển sinh của Trường Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN: http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn; Website của Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học: https://hmovnu.com/; Fanpage: Khoa Khí tượng Thủy văn & Hải dương học - Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN; Điện thoại Văn phòng khoa: 024-38594943.
Thế kỷ 21 đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0): công nghệ chiếm lĩnh đời sống, thế giới thực bị thế giới số xâm chiếm. Con người trong kỷ nguyên số và khoa học kỹ thuật đỉnh cao cũng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, biến đổi gen, biến chủng của virus gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc,...
Ở góc độ lao động – việc làm, theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự: Công nghệ sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện các mô hình mới, giúp giải quyết các vấn đề của thị trường lao động. Hay nói cách khác, sự phát triển của kỷ nguyên số là thách thức nhưng cũng là cơ hội để có nhiều việc làm mới - với điều kiện người lao động cần trang bị thêm những kỹ năng và kiến thức cần thiết.
Một số lĩnh vực sau đây được dự báo sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên số.
1.Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là lĩnh vực khoa học và công nghệ nghiên cứu phát triển những chiếc máy thông minh, với những phần mềm thông minh. Khái niệm AI được Alan Turing, cha đẻ của khoa học máy tính, đưa ra vào những năm 1950 cùng với câu hỏi “Máy tính có thể suy nghĩ không?” và phép thử Turing về khả năng suy nghĩ giống con người của máy. Ngày nay, nói tới AI là nói tới khả năng của máy tính trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định giống như khả năng tư duy của con người.
Ngày nay, AI có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định giống như tư duy của con người. Ảnh minh họa.
AI là một lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng vô tận. Các giới hạn của AI liên tục bị đẩy lùi với những hệ thống tính toán và lưu trữ những cơ sở dữ liệu khổng lồ, các mạng nơ-ron cực lớn trên các máy chủ mạnh.
Rất nhiều hệ thống AI đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Đầu tiên có thể kể đến các hệ thống nhận dạng và tổng hợp tiếng nói, dịch máy, các hệ thống chatbot đơn giản hoặc các hệ thống trợ lí ảo cho phép máy tính giao tiếp với con người trong môi trường đa ngữ. Kế đến là các phần mềm trong lĩnh vực thị giác máy tính, với các ứng dụng như nhận dạng ảnh, căn chỉnh hình ảnh hay xử lí màu sắc, ánh sáng, ổn định hình ảnh khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. AI là cốt lõi của các hệ thống gợi ý người dùng, hệ thống hỏi đáp thông tin. AI cũng xuất hiện trong các lĩnh vực quân sự (ví dụ như hỗ trợ ra quyết định cho máy bay không người lái), tài chính (đánh giá rủi ro), y tế (chẩn đoán bệnh), tự động hoá, trò chơi, sản xuất công nghiệp.
Với nhiều ứng dụng đa dạng liên quan tới dữ liệu, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng hay bảo hiểm, chuyên gia dữ liệu cũng nổi lên như một nghề nghiệp hấp dẫn. Nhu cầu nhân lực về phân tích dữ liệu hay khoa học dữ liệu ngày càng tăng cao. Việc đào tạo các chuyên gia dữ liệu không chỉ giới hạn các kiến thức nền tảng bao gồm Toán học, Thống kê và Khoa học máy tính, mà còn cần chú trọng tới các lĩnh vực liên quan tới dữ liệu cần phân tích. Đó có thể là các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại điện tử, các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...
Ngoài ra, AI được còn được ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: hệ thống nhúng (AI for Embedded Systems), Rô bốt (AI for Robotics), Xử lý tín hiệu (AI for Signal Processing) và Internet vạn vật (IoT) giúp các hệ thống này trở nên “thông minh” hơn. Các hệ thống IoT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ và đời sống. Đặc biệt với các hệ thống IoT có quy mô lớn hơn, thì AI thực sự là một đối tác hoàn hảo. AI là công cụ hữu hiệu giúp xử lý dữ liệu phức tạp của IoT (AI for IoT Data), các vấn đề ở biên của hệ thống IoT (AI for IoT Edge).
2. Công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến
Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là ở tất cả mọi nơi có con người. Không những thế, các thiết bị điện tử phải “thông minh”, dễ sử dụng, dễ kết nối.
Để sản xuất ra các thiết bị điện tử thông minh, nhà sáng chế và sản xuất phải giải quyết nhiều bài toán khoa học kỹ thuật đặc thù: Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn vật (IoT), Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu, Kiểm tra không phá hủy, Điện tử y sinh, sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy để thiết kế vật liệu mới, Mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, Mô phỏng y sinh và dược học, Xử lý và minh giải số liệu trong khoa học (Big data),… Trong tương lai, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử sẽ tiếp tục phát triển để phục vụ nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh nhất của con người.
Vật liệu điện tử tiên tiến là thành phần không thể thiếu để sản xuất các thiết bị thông minh. Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, các vật liệu tiên tiến ngày càng xuất hiện nhiều, từ vật liệu bán dẫn thế hệ mới đến vật liệu màng mỏng, vật liệu từ tính, vật liệu y sinh, vật liệu nano, ... Các vật liệu này là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm tối ưu phục vụ con người, trong tất cả các lĩnh vực như: điện và điện tử, máy móc hỗ trợ khám chữa bệnh, thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, năng lượng, xử lý môi trường,... Nghiên cứu, phát triển và chế tạo vật liệu tiên tiến đang là một trong những lĩnh vực hot ở thực tại cũng như trong tương lai.
3. Hóa học phân tích
Hóa học phân tích là ngành khoa học nghiên cứu xác định thành phần, cấu trúc và hàm lượng các chất. Đây được coi là “tai mắt” của các ngành khoa học khác, là “tay chân” của các lĩnh vực công nghệ sản xuất, là công cụ trong điều tra cơ bản phát triển tiềm năng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, là phương tiện cần thiết trong đánh giá chất lượng sản phẩm,…thông qua các phòng phân tích và thử nghiệm nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, an ninh năng lượng, an sinh xã hội, y tế, sức khỏe,…
Trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường gia nhập WTO, cùng các hiệp định kinh tế mới được ký kết, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam không ngừng được mở rộng xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu nhờ việc chúng ta đã có hệ thống phòng phân tích và thử nghiệm đa dạng, tăng trưởng tốt, có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia tương đối đầy đủ, hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
Sinh viên khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hành trong phòng thí nghiệm.
Điểm đáng chú ý: trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhưng ngành phân tích, thử nghiệm vẫn duy trì hoạt động tốt và tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, xuất khẩu, kiểm soát dịch bệnh.
4. Công nghệ sinh học
Đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan rất nhanh đã đặt ra thách thức chưa từng có cho các quốc gia trên thế giới. Công tác phòng chống và khống chế dịch bệnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới đến nay đạt được sự thành công nhất định do có sự đóng góp rất lớn của Công nghệ Sinh học.
Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại trong việc giải mã hệ gen đã giúp các nhà khoa học đã tìm được thủ phạm gây ra đại dịch COVID-19 chính là một loại coronavirus mới (được đặt tên là virut SARS-CoV-2). Kết quả của quá trình giải mã gen đã khẳng định virut SARS-CoV-2 này khác biệt về mặt di truyền với các coronavirus khác đã biết trước đó, như các coronavirus liên quan đến Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV).
Công nghệ Sinh học ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, góp phần khống chế dịch bệnh. Ảnh minh họa.
Công nghệ sinh học cung cấp cho chúng ta một trong những chìa khóa quan trọng để kiểm soát được bệnh dịch COVID-19; đó chính là các bộ kit phát hiện SARS-CoV-2. Nhờ việc sản xuất ra các bộ kit phát hiện nhanh và chính xác những người bị nhiễm virut SARS-CoV-2 mà chúng ta có thể cách ly sớm và ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trong các phương pháp phát hiện virut SARS-CoV-2 hiện nay thì phương pháp RT-PCR được coi là tiêu chuẩn vàng và được các chuyên gia quốc tế và trong nước ưu tiên sử dụng.
Chìa khóa quan trọng nhất có thể ngăn chặn được đại dịch COVID-19 chính là vaccine. Cho đến nay loài người đã và đang được sử dụng một số loại vaccine để phòng ngừa COVID-19 như Vaccine AstraZeneca, Vaccine Moderna, Vaccine Janssen… Việt Nam cũng đang đẩy nhanh tiến độ để sản xuất Vaccine trong nước để phục vụ cộng đồng trong việc phòng ngừa COVID-19. Để sản xuất được các loại vaccine phòng ngừa COVID-19, cần phải có kiến thức nền tảng công nghệ sinh học hiện đại. Chính nền tảng công nghệ sinh học hiện đại và mạnh mẽ sẽ đẩy nhanh tiến độ trong việc chế tạo thành công các vaccine thế hệ mới có thể tiến hóa nhanh hơn tốc độ tiến hóa của các biến thể SARS-CoV-2. Sự phát triển của công nghệ sinh học chính là chìa khóa giúp nhân loại ngăn chặn và đầy lùi COVID-19.
====================================
Trường ĐHKHTN với thế mạnh đào tạo về khoa học và công nghệ có tất cả các ngành được dự báo “hot” trong kỷ nguyên số, bao gồm: Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học Dữ liệu, Toán học, Toán Tin, Kỹ thuật điện tử và Tin học, Khoa học Vật liệu, Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Hóa học, Hóa Dược, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Sinh học, Công nghệ Sinh học.
Tại Khoa Toán - Cơ - Tin học, chương trình đào tạo liên quan tới AI ở bậc đại học và sau đại học đặc biệt nhấn mạnh tính liên ngành và việc kết nối trường/viện - nhà nước - doanh nghiệp. Sinh viên được tham gia các đề tài nghiên cứu tại Khoa theo đặt hàng của doanh nghiệp, hoặc đi thực tập thực tế ở các doanh nghiệp công nghệ ngay khi còn đang trong quá trình học tập.
Tại Khoa Vật lý, lĩnh vực công nghệ điện tử và vật liệu tiên tiến được giảng dạy chuyên sâu ở hai ngành: Kỹ thuật Điện tử và Tin học, Khoa học Vật liệu đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất lớn nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel, Canon, Nissan, Viettel, … . Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo liên quan đến AI, khoa học dữ liệu cũng đang được khoa Vật lý thực hiện và triển khai. Ngoài ra, ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân sẽ cung cấp những kiến thức về công nghệ hạt nhân, Năng lượng hạt nhân và lò phản ứng; Y học xạ trị và chẩn đoán hình ảnh: An toàn bức xạ; Điện tử hạt nhân,..- là những kiến thức đang vô cùng cần thiết cho nhân lực trong lĩnh vực các lĩnh vực năng lượng, y tế và công nghiệp đang phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua.
Ngành Hóa phân tích có bề dày truyền thống từ khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới thành lập, là cái nôi đào tạo cán bộ chuyên ngành Hóa phân tích của cả nước-giữ vai trò chủ chốt trong tất cả các lĩnh vực có liên quan như thử nghiệm, kiểm nghiệm, xét nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khoa học phân tích…, liên tục bổ sung các nhà khoa học trẻ cho các phòng phân tích và thử nghiệm góp phần làm nên sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng phân tích, thử nghiệm, đưa sản phẩm của Việt Nam đến với người tiêu dùng trên thế giới.
Đóng góp một phần vào thành công của phương pháp phát hiện nhanh SARS-CoV-2, các thầy, cô và các bạn sinh viên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội đã kết hợp với Công ty TNHH MTV Sinh Hóa Phù Sa cùng thực hiện nghiên cứu chế tạo bộ kit chuẩn đoán SARS-CoV-2. Các bạn sinh viên tham gia nhóm nghiên cứu đã có báo cáo khoa học trình bày trong hội nghị khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, năm 2021.
Hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước từ các nguồn xả thải sinh hoạt và hoạt động công nông nghiệp, suy thoái dòng chảy đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên nước cung cấp cho sự sống và các hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Không chỉ là các vấn đề của Tài nguyên nước nói riêng, dường như chúng ta đang tiêu thụ tài nguyên, khai thác dịch vụ vượt nhu cầu, thiếu các hiểu biết và hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trái Đất đang quá tải và cần được giữ gìn, bảo vệ để đảm bảo phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.
Ngành học Tài nguyên và Môi trường nước sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản tính chất hóa lý của nước, hiểu được các quá trình hình thành chất lượng nước, phân bố của nước theo vị trí địa lý và theo mùa trong thiên nhiên và những tác động của con người lên vòng tuần hoàn của nước. Những kiến thức của ngành Tài nguyên và Môi trường nước sẽ giúp chúng ta quản lý, quy hoạch tài nguyên nước, xử lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vô giá này.
Hồ thủy điện Buôn Tua Srah nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk đang cạn nước trong mùa khô. Ảnh chụp tháng 7/2020. Ảnh: Nguyễn Quang Hưng.
Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, không có nước sẽ không có sự sống. Nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể người, đóng vai trò là dung môi cho hệ thống sinh học của con người. Nước phục vụ các nhu cầu cơ bản của con người hàng ngày: để ăn uống, nấu nướng, tắm giặt, đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm mát hệ thống máy móc trong công nghiệp, …
Báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào ngày 17/6 nêu rõ, hạn hán đã gây thiệt hại kinh tế ít nhất 124 tỷ USD và ảnh hưởng tới hơn 1,5 tỉ người trên toàn thế giới từ năm 1998 đến năm 2017. Cũng theo Liên Hợp Quốc, dựa trên kịch bản lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng cao, khoảng 130 quốc gia trên thế giới có thể đối mặt với nguy cơ hạn hán lớn hơn trong thế kỷ này, khoảng 23 quốc gia khác sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch do dân số gia tăng và 38 nước vừa bị hạn hán vừa bị thiếu nước sạch.
Nước sạch rất quan trọng trong đời sống con người. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.
Việt Nam có hệ thống nước mặt gồm các sông suối, ao hồ, đất ngập nước và đại dương, trong đó nguồn nước được sử dụng vào các hoạt động hàng ngày và phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là nước sông và một phần nhỏ nước dưới đất.
Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA). Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m3. Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực.
Cơ hội phát triển sự nghiệp với sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đe dọa toàn cầu, ngành Tài nguyên và Môi trường nước nói riêng, lĩnh vực Khí tượng Thuỷ văn nói chung đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, cung cấp thông tin chi tiết cho lập kế hoạch sản xuất, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp dựa trên các thông tin dự báo khí tượng thủy văn, chủ động ứng phó, chuyển dịch thời vụ giảm thiệt hại do hạn, mặn, xử lý môi trường...
Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Tài nguyên và Môi trường nước cung cấp cho các nhà khoa học trẻ tương lai nền tảng vững vàng về khoa học tự nhiên để nắm được bản chất, quy luật của các hiện tượng tự nhiên, có khả năng tiếp cận với các công nghệ tin học hiện đại (như máy học và trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn...) để giải quyết những vấn đề và thách thức trong thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững, an ninh nguồn nước và biến đổi toàn cầu.
Sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước sau khi tốt nghiệp có thể xây dựng các hệ thống quan trắc giám sát, dự báo và cảnh báo thủy văn-tài nguyên nước, thiết kế và quy hoạch tài nguyên nước trên các quy mô khác nhau dưới tác động của tự nhiên (hiện tượng cực đoan, thiên tai) và hoạt động kinh tế xã hội (dự án, công trình) đối với cộng đồng và môi trường sinh thái.
Đặc biệt các sinh viên có năng lực và mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học sẽ được tham gia các đề tài, dự án giải quyết vấn đề thực tiễn cùng các giảng viên bộ môn và các chuyên gia quốc tế ngay khi đang học tập, có cơ hội trải nghiệm đến các vùng miền của đất nước, được tiếp xúc trực tiếp với những bài toán thực tiễn thông qua các thiết bị quan trắc hiện đại và hệ thống máy tính hiệu năng cao.
Các đợt khảo sát thực địa và thực tập ở các tổ chức, doanh nghiệp cũng là một trong những nội dung được chú trọng trong chương trình, thông qua đó giúp sinh viên trải nghiệm, hiểu sâu hơn, nắm chắc hơn kiến thức nền tảng phục vụ cho công tác chuyên môn sau này.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nước có cơ hội việc làm rất lớn không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường nhân lực quốc tế. Ngoài ra, do vấn đề tài nguyên nước mang tính toàn cầu nên cử nhân ngành Tài nguyên và Môi trường nước có thể dễ dàng được chấp nhận học bổng theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học uy tín trên thế giới.
Hiện nay, nhiều học sinh THPT thích học Hóa, có mong muốn tiếp tục theo đuổi bộ môn này ở bậc đại học. Tuy nhiên, đứng trước các ngành có tên na ná nhau cùng chương trình đào tạo đa dạng như: Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Hóa học (Chương trình đào tạo tiên tiến), Hóa Dược thì các em lại băn khoăn không biết nên chọn ngành nào. Sự khác biệt giữa các ngành trên là gì - cả về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm, học phí, học bổng - là điều các em học sinh yêu thích Hóa học quan tâm.
Về điều này, PGS.TS. Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ thông tin như sau:
Hiện nay Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đang đào tạo ba ngành học ở bậc đại học bao gồm Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Hóa học và Hóa Dược. Đối với ngành Hóa học thì bên cạnh chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn còn có thêm CTĐT Tài năng và CTĐT Tiên tiến. Hai ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học và Hóa Dược là các CTĐT chất lượng cao.
Về nội dung chương trình đào tạo, đây là các ngành gần nhau, được thiết kế với khối kiến thức cơ bản và cơ sở tương đồng nhau trong khoảng 2,5 đến 3 năm đầu với nền tảng vững chắc về hóa học. Sự khác nhau cơ bản được thể hiện ở khối kiến thức ngành và chuyên ngành ở năm thứ 3, thứ 4, cũng như hình thức đào tạo.
Sinh viên khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN đi tham quan thực tế dây chuyền sản xuất ở Nhà máy bia Hà Nội.
Ngành Hóa học được thiết kế với các môn học mang tính cơ bản, hàn lâm gồm các hướng chuyên sâu như Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý. CTĐT chuẩn là ngành truyền thống của Khoa, được sự hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (khoảng 12,7 triệu đồng/năm). CTĐT Tài năng dành cho số ít những sinh viên có năng lực vượt trội về hóa học, được tuyển chọn khi sinh viên đã trúng tuyển vào Trường ĐHKHTN, được ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN ưu tiên đầu tư, mức học phí giống CTĐT chuẩn. Bên cạnh đó, Khoa còn có CTĐT Tiên tiến hợp tác với Đại học Illinois at Urbana-Champaign (UIUC) của Hoa Kỳ từ năm 2006 theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo học chương trình này, năm đầu tiên sinh viên được học tăng cường tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành. Từ năm thứ 2 trở đi các môn chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với sự tham gia của các giáo sư đến từ Đại học UIUC và các Trường đối tác ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương C1 (bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Bên cạnh đó sinh viên CTĐT Tiên tiến cũng được ưu tiên tiếp cận các chương trình học bổng du học. Học phí của CTĐT Tiên tiến hóa học là 35 triệu đồng/năm.
Sinh viên khoa Hóa học đang thực hành trong phòng thí nghiệm.
Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học thiên về các môn học gắn liền với nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quy trình công nghệ ở các lĩnh vực chuyên sâu như Công nghệ vật liệu, Công nghệ hóa sinh thực phẩm, Kỹ thuật quá trình hóa học, Hóa môi trường, Hóa học dầu mỏ. Đây là CTĐT chất lượng cao, theo đó ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên được tăng cường kiến thức về thực tế, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm thông qua các hoạt động trải nghiệm ở doanh nghiệp ngay từ năm đầu tiên. Sinh viên được học trên 20% các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương B2 (bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Học phí của CTĐT này là 35 triệu đồng/năm.
Ngành Hóa dược tập trung vào các môn học phục vụ tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, các hoạt chất sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng với các hướng chuyên sâu như Tổng hợp hóa dược, Hóa học dược liệu, Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Hóa dược cũng là CTĐT chất lượng cao với các đầu tư tương tự như CTĐT Công nghệ kỹ thuật Hóa học. Học phí của CTĐT là 35 triệu đồng/năm.
Về học bổng, những sinh viên học giỏi tại Trường được nhận học bổng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Ngoài ra, các em còn có cơ hội được nhận học bổng từ các quỹ học bổng tài trợ trong và ngoài nước. Tổng nguồn học bổng của Trường ĐHKHTN là hơn 10 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, Trường ĐHKHTN và Khoa Hóa học có hợp tác với trên 70 Trường đại học và các tổ chức giáo dục, xã hội ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Nga… nên hàng năm sinh viên của Khoa thường nhận được 15-20 suất học bổng trao đổi ngắn hạn (2 tuần đến 6 tháng) và khoảng 10% sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận học bổng du học ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
Các chương trình đào tạo đại học tại
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Về cơ hội việc làm, có thể nói quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã mở ra cơ hội việc làm rất rộng mở đối với nhiều lĩnh vực trong đó có hóa học. Theo khảo sát thì trước khi tốt nghiệp, ngay trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp đã có khoảng 20-30% sinh viên được các công ty, doanh nghiệp phỏng vấn và hứa tuyển dụng. Ba tháng sau tốt nghiệp thì có khoảng 75-80% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học tập và sau một năm thì gần như 100% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học tập ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Trên 60% sinh viên làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân hoặc tự khởi nghiệp. Tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Khoảng 15-20% sinh viên tiếp tục học tập ở bậc cao hơn. Đặc biệt ở các hệ Tài năng, Tiên tiến có lợi thế về chuyện môn, ngoại ngữ nên có tỷ lệ sinh viên du học cao. Nhiều trong số đó đã trở thành các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học ở trong và ngoài nước.
Mặc dù có một vài điểm khác nhau trong tính chất công việc nhưng cả 3 ngành Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật hóa học và Hóa dược đều là các lĩnh vực quan trọng của ngành Hóa và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. Về vị trí việc làm, chúng ta đều biết là về định hướng thì Cử nhân Hóa học được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, phân tích, giám định,… Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật hóa học được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển/cải tiến quy trình công nghệ. Cử nhân Hóa dược thì định hướng làm việc trong các các viện nghiên cứu, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực hóa dược và dược phẩm.
Tuy nhiên, đây chỉ là định hướng chứ không có tính bắt buộc vì trên thực tế quan sát sinh viên tốt nghiệp ở Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN thì thấy có một tỉ lệ giao thoa khoảng 30-40% sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm ở những vị trí được định hướng cho ngành kia và làm rất tốt.
Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, sinh viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN vừa có kiến thức khoa học cơ bản tốt, vừa có một nền tảng tư duy vững chắc nên dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới. Ví dụ sinh viên ngành Hóa học hoàn toàn có thể làm việc ở các nhà máy xí nghiệp, nhanh chóng cập nhật được các máy móc thiết bị và các qui trình sản xuất, khi đó họ làm việc rất sáng tạo và có năng suất cao. Ngược lại cũng có rất nhiều sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học và Hóa dược trở thành giảng viên đại học, có những công trình khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trên thế giới.
Xu hướng chọn ngành học mới của Gen Z
Gen Z (những bạn trẻ sinh từ 1998 đến 2010) hay còn gọi là thế hệ thiên niên kỷ. Xu hướng chọn ngành học của Gen Z những năm gần đây đang có nhiều thay đổi, nhóm ngành thiên về khí tượng thủy văn đang được nhiều bạn yêu thích.
Khác với thế hệ trước, sinh ra và lớn lên trong thời đại internet bùng nổ, Gen Z biết rõ bản thân thích cái gì và cũng có cái nhìn nhất định về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội. Thế hệ này có nhiều điều kiện để tìm hiểu, nắm bắt thông tin và lựa chọn ngành học. Không thích đi theo xu hướng chung, điều kiện kinh tế hay lời khuyên của bố mẹ, bạn bè nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z chọn cho mình những ngành học rất mới.
Khi được hỏi về nguyện vọng ngành học đại học năm nay, bạn Hồng Nhung - học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ: "Ngành Khí tượng và Khí hậu học và Hải dương học là hai ngành học mình mong muốn đậu trong đợt xét tuyển sắp tới. Sở dĩ mình chọn hai ngành học này vì thời gian gần đây vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường đang nóng hơn bao giờ hết, mình nghĩ hai ngành học này sẽ giúp mình có thêm nhiều kiến thức sống, cũng như cơ hội nghề nghiệp lớn".
Thực tế cho thấy, ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang là nhóm ngành cần nhiều nhân lực. Những ngành học này có tính chất công việc mới lạ nên thu hút khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chính vì vậy, tỷ lệ thí sinh đăng ký nhóm ngành này cũng đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Bạn Đức Anh, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho hay: "Miền Trung quê mình, năm nào cũng phải gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, mưa lớn, nắng nóng, rét đậm rét hại… Mỗi lần như vậy mùa màng của gia đình mình và những người xung quanh gần như mất trắng. Mình muốn theo đuổi ngành Khí tượng và Khí hậu học hoặc Tài nguyên và Môi trường nước, mong sau này ra trường sẽ góp phần nhỏ giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu, đóng góp cho công tác dự báo khí tượng, nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra".
Cơ hội nghề nghiệp và du học
Giới chuyên môn cho hay, nguồn nhân lực ngành khí tượng thủy văn chưa theo kịp với nhu cầu thực tế của xã hội. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ nhân lực khí tượng thủy văn nói riêng đang có sự bất cập khi có sự thiếu hụt lớn ở cả trung ương và địa phương, đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo đúng chuyên ngành. Trong khi đó, khả năng cung ứng nhân lực từ các cơ sở đào tạo trên cả nước vẫn còn khá hạn chế.
Theo thống kê, riêng lĩnh vực hải dương học và khí tượng thủy văn biển, lực lượng cán bộ còn hạn chế hơn so với nhu cầu. Hiện tổng số cán bộ làm việc trong lĩnh vực khí tượng thủy văn khoảng 3.500 người, hoạt động trên mọi miền của tổ quốc từ miền núi, đất liền, trên biển và hải đảo.
Nhu cầu về nguồn nhân lực các ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học là rất cần thiết ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, sinh viên có thể nhận được các học bổng du học sau đại học ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức...
Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị truyền thông truyền hình cần nhân sự thuộc những ngành học này. Ước mơ trở thành một MC thời tiết, thay vì chọn ngành học báo chí và truyền thông, Phương Linh chọn cho mình ngành học Khí tượng và Khí hậu học. Linh cho rằng, muốn làm tốt ở bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần trang bị những kiến thức thật tốt về chuyên môn.
TS. Nguyễn Kim Cương, Phó Trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Trong những năm gần đây tỷ lệ hồ sơ dự tuyển vào các ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang có xu hướng tăng. Đáng chú ý, Trường còn có rất nhiều các chương trình đào học bổng dành riêng cho sinh viên của Khoa như: Học bổng dành cho ngành học được ưu tiên đầu tư (lên tới 100 triệu đồng/sv/khóa học); Học bổng của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT); Học bổng của cựu sinh viên; Học bổng của công ty WeatherPlus...".
Với cơ hội khẳng định bản thân và nghề nghiệp trong tương lai như vậy nên nhóm ngành Khí tượng và Khí hậu học; Tài nguyên và Môi trường nước; Hải dương học đang được xem là ngành học "hot" được nhiều thí sinh lựa chọn.
Thông tin liên hệ và tuyển sinh:
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
https://hmovnu.com/
Email: vpkhoakttvhdh@gmail.com
Phone: +84 - 0243 - 8584943
|
Theo Kenh14.vn