Trên con đường xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHTN đã tiên phong và có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Trường ĐHKHTN là cơ sở đầu tiên của Việt Nam triển khai đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên, các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Trường chú trọng thực hiện hội nhập quốc tế về đào tạo, với việc triển khai nhiều chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế bậc đại học và các chương trình đào tạo sau đại học với đối tác là các trường đại học danh tiếng thế giới.
Nhiều sinh viên nước ngoài chọn Trường ĐHKHTN là nơi thực tập, học tập, nghiên cứu
Trong giai đoạn từ 2012 - 2017, tất cả 8 Khoa của Trường đã có chương trình đào tạo được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Đó là các chương trình đào tạo cử nhân: Hóa học, Sinh học, Toán học, Vật lý, Địa chất học, Khoa học Môi trường, Địa lý tự nhiên, Khí tượng học. Trong đó, 2 chương trình đào tạo Hóa học và Địa chất học đạt 5.0 điểm, là những chương trình đào tạo có điểm đánh giá cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của việc kiểm định này là để có được sự đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo một cách toàn diện, khách quan và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo các chuẩn của khu vực và quốc tế.
Cựu sinh viên Cử nhân khoa học tài năng đều thành đạt và có nhiều đóng góp cho đất nước, xã hội
Nhà trường tiếp tục thực hiện đào tạo hệ cử nhân khoa học tài năng (CNKHTN). Năm 2017, Trường đã tổng kết 20 năm đào tạo CNKHTN, kết quả đào tạo CNKHTN và chất lượng cao của nhà trường đã được ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT và các trường đối tác nước ngoài đánh giá cao, góp phần tích cực thực hiện chiến lược phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài của Đảng. Hệ đào tạo này đã góp phần tích cực vào nâng cao uy tín của Trường ở trong và ngoài nước.
Nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo sinh viên, giúp họ hình thành một phương pháp học tập độc lập, chủ động và sáng tạo. Hàng năm, sinh viên của Trường đã tích cực tham gia Olympic sinh viên toàn quốc các môn Toán, Cơ học, Vật lý, Hóa học, Tin học và đã đạt được nhiều giải cao. Hàng năm có nhiều sinh viên được chuyển tiếp học sau đại học. Số lượng sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học cao học vào khoảng 50%.
Đối thoại giữa lãnh đạo Trường, Khoa và sinh viên diễn ra thường niên
Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tâm huyết, trình độ cao. Tỷ lệ cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trên tổng số cán bộ của Trường thuộc loại cao nhất cả nước.
Dưới đây là một số hình ảnh học tập, thực tập và trao đổi của sinh viên:
"Chúng tôi không chỉ cung cấp những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn trang bị cho các bạn năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề", GS.TS. Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định. Do vậy, song song với công tác đào tạo, Nhà trường và các Khoa đặc biệt chú trọng đến công tác hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm như tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng, giới thiệu việc làm,....
Một số hình ảnh về hoạt động này:
Tổ chức giao lưu cựu sinh viên - doanh nghiệp - nhà tuyển dụng với sinh viên toàn trường
Lãnh đạo Trường và Khoa cùng các bạn sinh viên thăm quan doanh nghiệp của cựu sinh viên hoặc có nhiều cựu sinh viên đang làm việc
Hoạt động hướng nghiệp của các Khoa trong trường với sự tham gia của các chuyên gia và nhà tuyển dụng
Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường, nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành hoạt động sâu rộng trong toàn trường, thu hút ngày càng nhiều sinh viên tham gia với quy mô và chất lượng ngày càng cao qua các năm. Mỗi năm, toàn trường có khoảng 500 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu được thực hiện theo nhiều hướng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nhiều báo cáo được viết và trình bày bằng tiếng Anh. Đã có nhiều báo cáo sáng tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng, một số kết quả nghiên cứu được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
Nhiều ý tưởng của sinh viên đã đạt các giải thưởng như Đỗ Hà Thu (Khoa Môi trường) đạt giải Nhất cuộc thi "Thanh niên tìm hiểu về các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng"; đề tài "Trạm quan trắc môi trường và cảnh báo sớm thiên tai" đạt giải Ba cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo,...
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2009 – 2010
STT
|
Tên công trình
|
Tác giả
|
Giải thưởng
|
Năm
|
1
|
Nghiên cứu sự biến đổi cảnh quan khu vực huyện ven biển Yên Hưng, Tỉnh Quảng Ninh
|
Vũ Hồng Lê
|
Giải Nhất.
Huy hiệu "Tuổi trẻ sáng tạo" của TƯ Đoàn
|
Năm 2009
|
2
|
Số mũ tượng trưng của idean Stanley-Reisner hai chiều
|
Trần Mạnh Tuấn
|
Giải Nhì.
Bằng khen của TƯ Đoàn
|
Năm 2009
|
3
|
Góp phần nghiên cứu tổng hợp một số tetra -O-acetyl-b-glucopyranosyl thiosemicarbazon của isatin thế
|
Trần Hà Quyên
|
Giải Nhì SVNCKH.
Bằng khen của TW Đoàn
|
Năm 2009
|
4
|
Khảo sát tính kháng của các chủng Helicobacter pylori với một số loại kháng sinh đang sử dụng thường xuyên ở Việt Nam và các vi sinh vật bội nhiễm đi kèm
|
Dương Thu Hương
|
Giải Ba
|
Năm 2009
|
5
|
Bước đầu tìm hiểu nguồn tài nguyên dầu khí Việt Nam
|
Nguyễn Huyền Trang
|
Giải Ba
|
Năm 2009
|
Phạm Huyền Trang
|
6
|
Ảnh hưởng của pH và axit humic đến khả năng phân tán sét trong dung dịch: Ứng dụng tách cấp hạt sét ra khỏi mẫu bentonite Cổ Định - Thanh Hóa
|
Hoàng Thị Thanh Hiếu
|
Giải Ba
|
Năm 2009
|
Nguyễn Xuân Hưng
|
Nguyễn Phước Cẩm Liên
|
Nguyễn Khánh Linh
|
7
|
Nghiên cứu chế tạo đĩa nano ZnO bằng phương pháp hóa học
|
Bùi Văn Phố
|
Giải Khuyến khích
|
Năm 2009
|
8
|
Nghiên cứu khả năng ức chế chống ăn mòn của nước chiết củ Bình Vôi trên thép CT3 trong môi trường HCl
|
Đinh Thị Tý Mai
|
Giải Khuyến khích
|
Năm 2009
|
9
|
Ứng dụng công nghệ WebGIS cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên mạng Internet (thử nghiệm tại xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
|
Hoàng Văn Hà
|
Giải Khuyến khích
|
Năm 2009
|
Lương Thị Thoa
|
Trương Trung Đức
|
10
|
Nghiên cứu cải tiến mô hình thủy động lực hai chiều dựa trên kỹ thuật tính toán song song trên môi trường bộ nhớ tập trung và phân tán
|
Nguyễn Trần Hoàng
|
Giải Khuyến khích
|
Năm 2009
|
11
|
Động lực của mô hình vật dữ - con mồi ngẫu nhiên với hàm đáp ứng Beddington-DeAngelis
|
Vũ Văn Khu
|
Giải Nhì.
Bằng khen của TƯ Đoàn
|
Năm 2010
|
12
|
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-TiO2/Bentonit và ứng dụng để xúc tác phân hủy phenol trong nước bị ô nhiễm
|
Đỗ Thị Ngọc Ánh
|
Giải Ba
|
Năm 2010
|
13
|
Nghiên cứu tính chất colectơ đá cát kết Oligocen mỏ Bạch Hổ bể Cửu Long bằng phương pháp định lượng
|
Trần Thị Dung,
Hoàng Quang Trung
|
Giải Ba
|
Năm 2010
|
14
|
Nghiên cứu khôi phục hệ thống lòng cổ sông Đáy, sông Nhuệ phục vụ quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội
|
Đặng Kinh Bắc
|
Giải Ba
|
Năm 2010
|
15
|
Sự sinh phản axino từ photino khi tính đến bổ chính một vòng của đường ngoài photon
|
Trương Minh Anh
|
Giải Khuyến khích
|
Năm 2010
|
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐHQGHN VÀ CẤP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2011
STT
|
Tên công trình
|
Tác giả
|
Cấp ĐHQGHN
|
Cấp Bộ GD&ĐT
|
1
|
Góp phần nghiên cứu tổng hợp một số N-alkylisatin (2,3,4,6-tetra-O-D-glucopyranosyl) thiosemicacbazon
|
Đoàn Thị Hương
|
Giải Nhất
|
|
2
|
Chế tạo và nghiên cứu tính chất huỳnh quang của tinh thể nano Pb1-xMnxS bằng phương pháp thủy nhiệt
|
Nguyễn Phương Linh
|
Giải Nhì
|
|
3
|
Phân tích cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen dựa trên mô hình Gravity: áp dụng cho thành phố Hà Nội trước và sau thời điểm mở rộng
|
Đoàn Thị Hạ
|
Giải Nhì
|
|
4
|
Đánh giá mức độ ô nhiễm photpho trong nước thải sản xuất tinh bột sắn và đề xuất giải pháp xử lý có tận thu photpho (làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội)
|
Nguyễn Thị Hải Yến
|
Giải Ba
|
|
5
|
Tách dòng cecropin từ nhộng Bombyx mori và biểu hiện cecropin tái tổ hợp trong Escherichia coli
|
Nguyễn Thị Thu Hường
|
Giải Ba
|
|
6
|
Sóng Rayleigh trong môi trường đàn hồi Monoclinic không nén được
|
Nguyễn Thị Kiều
|
Giải Ba
|
|
7
|
Cấu trúc điện tử và tương tác trao đổi trong nam châm đơn phân tử Mn2
|
Nguyễn Dương Quỳnh Trang, Tạ Thị Oanh
|
Giải Ba
|
Giải Nhất
|
8
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu cao không khu vực lên quỹ đạo và cường độ của cơn bão CONSON (2010) với bộ lọc Kalman tổ hợp và đồng hóa 3D-Var
|
Hoàng Thị Mai, Bùi Thị Hòa
|
Giải Khuyến khích
|
|
9
|
Sử dụng mô hình SWMM mô phỏng và đánh giá năng lực tiêu thoát Hà Nội. Giải pháp giảm nhẹ tình trạng ngập lụt đô thị
|
Trịnh Hà Linh
|
Giải Khuyến khích
|
|
10
|
Ứng dụng công nghệ ảnh số và GIS thành lập mô hình số độ cao xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và giải một số bài toán ứng dụng trong quản lý đất đai
|
Nguyễn Xuân Linh
|
Giải Khuyến khích
|
|
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2012
STT
|
Tên công trình
|
Tác giải
|
Giải thưởng
|
1
|
Các đồ thị con của đồ thị khoảng cách lẻ
|
Lê Tiến Nam
|
Giải Nhất.
Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của TƯ Đoàn
|
2
|
Nghiên cứu hiện tượng methy hóa gen ER (Estrogen Receptor) liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng ở bệnh nhân Việt Nam bằng phương pháp MSP
|
Trần Thị Huyền Trang
|
Giải Nhất.
Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của TƯ Đoàn
|
3
|
Nghiên cứu cấu trúc và tính chất quang của dây nano LAPO4:Tb3+ chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt
|
Dương Thị Mai Hương, Lê Thị Trang
|
Giải Khuyến khích
|
4
|
Nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu hạt cao su
|
Lê Thị Mai Linh
|
Giải Khuyến khích
|
Trường đã đưa Văn phòng Hỗ trợ sáng tạo khởi nghiệp đi vào hoạt động từ năm 2017 nhằm hỗ trợ sinh viên, học viên hoàn thiện ý tưởng sáng tạo của mình và giới thiệu các ý tưởng tốt cho doanh nghiệp, các nhà tài trợ để thu hút đầu tư, tiến đến biến ý tưởng thành hiện thực. Văn phòng cũng là nơi hỗ trợ, kết nối, giao lưu trực tiếp giữa sinh viên với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên,... Qua đó, sinh viên có cơ hội nhận được nhiều hơn các thông tin hướng nghiệp, cơ hội việc làm, học bổng tài trợ; được hỗ trợ kỹ năng phỏng vấn, viết CV,...
CÂU LẠC BỘ SỞ THÍCH
1. CLB HUS dance - HUS dance (hay còn gọi là hú đen) là CLB nhảy. Các bạn được học nhảy, tập nhảy, và tất nhiên là làm quen với các anh chị thích nhảy nữa. Đây là CLB có mặt trong hầu hết các chương trình văn nghệ lớn nhỏ của trường.
2. CLB nghệ thuật - HUS Show Club hoạt động về các lĩnh vực hát, múa,... Giống như HUS dance, Show Club cũng là một trong những CLB sở thích có tiếng trong trường về các hoạt động văn nghệ.
3. CLB Truyền thông - HUS Media, phụ trách việc thiết kế, truyền thông cho Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên của trường. Các bạn đam mê thiết kế, chụp ảnh,... có thể thỏa sức sáng tạo khi tham gia HUS Media.
4. CLB Lễ tân - nơi tụ hội trai xinh gái đẹp của HUS. Vậy nên nếu muốn là một thành viên của CLB Lễ tân, các bạn cũng phải... cao một chút. Đúng như tên gọi, các sự kiện lớn nhỏ ở trường cần lễ tân, CLB Lễ tân đều "thầu" hết.
5. CLB Bóng rổ: Cái tên nói lên tất cả, CLB hoạt động đều đặn vào các buổi tối, cơ sở chính ở KTX Mễ Trì.
6. CLB Hoa Tuyết - Đội máu Tự Nhiên. Đây là CLB trực thuộc cả viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, nơi các tình nguyện viên góp sức mình vào kêu gọi và quyên góp cho ngân hàng máu TP Hà Nội.
7. CLB Sinh viên TỰ NGUYỆN là CLB tình nguyện của trường, nổi tiếng với kỷ luật đội, những chuyến tình nguyện xa, những chiến dịch tình nguyện lớn nhỏ,...
8. CLB esport - CLB thể thao điện tử, nơi tụ hội của các anh tài esport và tổ chức đại hội esport hàng năm.
9. CLB handmade vì cộng đồng - Tổ ong Handmade Vì cộng đồng. Đây là CLB làm đồ handmade, bán đồ để có kinh phí thực hiện các hoạt động tình nguyện tại các trại trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội. Nếu đam mê làm đồ handmade và thiện nguyện thì đây là một điểm hẹn thú vị cho bạn.
10. CLB Rubik, luyện tập cách chơi rubik, tìm hiểu và cùng chia sẻ đam mê với rubik. Hãy tham gia nếu các bạn yêu thích bộ môn "hack não" này.
11. CLB Guitar - HUS Guitar Club dành cho các tín đồ của Guitar. CLB dạy đánh guitar, được đánh guitar, có nhiều "cao thủ" hát hay đàn giỏi. Nếu không thích tham gia CLB, các bạn có thể tham gia lớp dạy guitar do CLB tổ chức.
12. CLB sách và hành động - Sách và Hành động có lịch mượn sách cố định vào thứ 5 hàng tuần ở sảnh T1. Hàng năm, CLB cũng có nhiều chương trình liên quan đến sách. Nếu các em thích đọc sách, thì đây là một điểm đến thú vị.
CÂU LẠC BỘ HỌC THUẬT
13. CLB Sinh học - Bioclub. Ở đây các bạn không những được gặp gỡ, làm quen với các anh chị và các bạn cùng khoa, mà còn được học hỏi những kỹ năng mềm, những điều hữu ích trong quá trình học tập. Cũng có thể xin tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị khoá trên...
14. CLB Hoá học. CLB hoá học là một đại diện về các thí nghiệm hoá học, CLB được tin tưởng giao nhiệm vụ ghi hình cho các câu hỏi của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
15. CLB Toán - Tin HAMIC (Khoa Toán - Cơ - Tin học)
16. CLB Vật lí
17. CLB HMO (Khoa Khí tượng - Thủy văn và Hải dương học)
18. CLB Geobus (Khoa Địa chất)
LÀM SAO ĐỂ THAM GIA VÀO CÁC CLB
Đầu năm học, khoảng tháng 9-10, các CLB đều mở đơn đăng ký tuyển thành viên cho các tân sinh viên và sinh viên. Ngoài ra, ngày hội các CLB (dự kiến tháng 10 hoặc tháng 11) sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các CLB trong trường.
Một người có thể tham gia nhiều CLB, nhưng các bạn nên tham gia 1-2 CLB để có đủ thời gian và tâm huyết cho nó.
Các bạn đủ tự tin và năng lực có thể tự thành lập CLB. Chúc các em có sự lựa chọn đúng đắn và có quãng thời gian đại học vui vẻ bên CLB của mình.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đồng lòng "vì cộng đồng"
Chiến dịch tình nguyện “Sắc xanh Tự nhiên”
Trường ĐHKHTN là đơn vị đầu tiên trong khối ĐHQGHN tổ chức ra quân chiến dịch hè thanh niên tình nguyện 2017. Hơn 400 sinh viên tình nguyện trong 9 đội hình hoạt động trên nhiều địa bàn hoạt động của chiến dịch Sắc xanh Tự nhiên đã để lại nhiều dấu ấn lớn tại Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn và TP. Hà Nội. Chiến dịch sắc xanh Tự Nhiên đem lại nhiều trải nghiệm bổ ích cho sinh viên, góp phần giúp đỡ người dân, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp, đồng hành với thanh niên nâng cao năng lực, thể chất.
Một số hoạt động vì cộng đồng khác của sinh viên như hưởng ứng Giờ Trái Đất, hiến máu,...: