Ngành học

Địa lý tự nhiên

  • Giới thiệu chung
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Khung chương trình đào tạo
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

NGÀNH ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN (CTĐT CHUẨN)

MÃ XÉT TUYỂN: QHT10

KHOA ĐỊA LÍ

Địa lí tự nhiên là ngành khoa học tổng hợp về đặc trưng và hoạt động của các quyển trên Trái Đất và mối tương tác giữa con người với thế giới bên ngoài.

Ngành học Địa lí tự nhiên trang bị cho sinh viên góc nhìn không gian độc đáo để hiểu biết thế giới hiện đại từ quy mô địa phương tới toàn cầu.

Sinh viên được trang bị kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên có kỹ năng trình bày viết hoặc thuyết minh một vấn đề trong thực tế hoặc khoa học, có kỹ năng thu thập dữ liệu ngoài trời và trong nhà, có kỹ năng trình bày và phân tích trực quan bằng các công cụ và phần mềm bản đồ, viễn thám và GIS trong giám sát, mô hình hoá các sự vật và hiện tượng trênTrái đất.

Sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan về giải quyết những vấn đề thực tế liên quan quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên và môi trường, tai biến thiên nhiên trong các cơ quan nhà nước như các Bộ, ngành cấp Trung ương đến địa phương hoặc trong các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài. Sinh viên có thể theo học tiếp bậc thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành liên quan đến địa lí, quản lý tài nguyên và môi trường, bản đồ viễn thám và GIS tại ĐHQGHN và các trường đại học trong và ngoài nước

Liên hệ Khoa Địa lí:

Website: http://geography.hus.vnu.edu.vn hoặc http://geovnu.edu.vn

Số điện thoại: 0243.8581420.

 

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 

  • Tên chương trình đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Chương trình chuẩn

+ Tiếng Anh: Standard Program

  • Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Địa lý tự nhiên

+ Tiếng Anh: Physical Geography

  • Mã số ngành đào tạo: 7440217

  • Trình độ đào tạo: Đại học

  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

  • Thời gian đào tạo: 4 năm

  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Địa lý tự nhiên 

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Physical Geography

2.  Mục tiêu của chương trình đào tạo 

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Địa lý tự nhiên có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức cơ bản và hiện đại về quy luật hình thành, phân bố, tương tác của các hợp phần, quá trình địa lý trên bề mặt Trái đất theo không gian và thời gian; có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành để phân tích không gian và thành lập bản đồ các hợp phần địa lý, các quá trình tự nhiên và các dạng hoạt động sản xuất; có năng lực tổ chức, quản lý, hội nhập, học tập suốt đời và trách nhiệm xã hội đối với công tác phát triển khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức về lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức: Hiểu và phân tích được quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau của các hợp phần, quá trình địa lý, sự phân bố, diễn biến của các dạng tài nguyên, môi trường, sinh vật, con người theo không gian và thời gian; Áp dụng được các kiến thức hiện đại vào nghiên cứu địa lý, giám sát biến đổi tài nguyên, môi trường và tổ chức lãnh thổ, lãnh hải phục vụ phát triển bền vững.

- Về kỹ năng: Nắm được các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành về viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), mô hình hóa và bản đồ để mô tả, phân tích không gian, lập bản đồ các sự vật, hiện tượng, quá trình trên bề mặt Trái đất. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên tốt nghiệp có năng lực tự chủ, có ý thức học tập suốt đời, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, nhận thức rõ vai trò, chuyên môn được đào tạo, có khả năng tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp, tạo công việc cho mình và cho người khác.

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

3.1. Hình thức tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.

3.2. Đối tượng dự tuyển

- Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh

- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 30-50 sinh viên/năm.

- Từ sau năm 2024 trở đi quy mô tuyển sinh căn cứ vào thực tế cũng như theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

Cơ hội thực tập

- Sinh viên đi thực tập ngoài trời hàng năm tại Ba Vì, Cúc Phương, Tam Cốc Bích Động, Sầm Sơn và Đồ Sơn. Trong năm cuối, sinh viên phải đi thực tập thu thập số liệu tại các địa phương trong cả nước tùy theo đề tài.

- Sinh viên được hỗ trợ kinh phí thực tập. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học hoặc năm cuối được các đề tài, dự án hỗ trợ thực địa, tài liệu và công cụ nghiên cứu, được giới thiệu đến các cơ quan chuyên môn như Cục Bản đồ, Cục Viễn thám, các Viện nghiên cứu và Sở ban ngành địa phương và các doanh nghiệp có hợp tác với Khoa để thực tập.

Vị trí nghề nghiệp

- Các vị trí nghề nghiệp trực tiếp liên quan đến bằng cử nhân Địa lý tự nhiên: Nghiên cứu viên địa mạo, cảnh quan và địa lý nhân văn; Chuyên gia bản đồ; Chuyên gia / Chuyên viên tư vấn về công nghệ đo đạc bản đồ, viễn thám hệ thông tin địa lý, Chuyên gia tư vấn về môi trường; Chuyên viên quản lý hoặc nghiên cứu viên về quy hoạch lãnh thổ; Giảng viên / giáo viên địa lý.

- Các vị trí nghề nghiệp cần cử nhân Địa lý tự nhiên: Nhân viên tổ chức phi chính phủ về cứu trợ và phát triển, thiết kế cảnh quan, Quản lý logistics và phân phối sản phẩm; Nghiên cứu thị trường; Bảo tồn thiên nhiên; Tư vấn phát triển bền vững; Chuyên gia/nghiên cứu viên, tư vấn viên du lịch; Quy hoạch giao thông,...

Một số địa chỉ tuyển dụng:

- Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu

- Các Viện, Cục và Trung tâm thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý biển đảo, đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường, viễn thám...

- Các Viện nghiên cứu như Viện Địa lý, Viện Địa chất, Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

- Các phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám, Các phòng về quản lý tài nguyên Sở Tài nguyên và Môi trường, Các phòng chuyên môn Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch kiến trúc,... của các tỉnh

- Dự án nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

- Công ty, các doanh nghiệp liên quan đến thiết bị hoặc tư vấn vềđo đạc bản đồ, viễn thám và GIS, tư vấn tài nguyên và môi trường, quy hoạch lãnh thổ,...

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

136 tín chỉ

- Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

21 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

5 tín chỉ

  + Tự chọn

5/13 tín chỉ

 

- Khối kiến thức theo khối ngành:

14 tín chỉ

  + Bắt buộc

9 tín chỉ

 

  + Tự chọn

5/11 tín chỉ

 

- Khối kiến thức theo nhóm ngành:

26 tín chỉ

  + Bắt buộc

24 tín chỉ

 

  + Tự chọn

2/8 tín chỉ

 

- Khối kiến thức ngành:

70 tín chỉ

  + Bắt buộc

50 tín chỉ

 

  + Tự chọn

13/86 tín chỉ

 

  + Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế 

     Khóa luận tốt nghiệp

7 tín chỉ

 

Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo: 

- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá. 

- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học. 

- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại: 

+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.

+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.

+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức: 

Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành

- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.

2. Khung chương trình đào tạo

STT

Mã

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ học tập

học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

 

Khối kiến thức chung 

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

21

       
  1.  

PHI1006

Triết học Mác – Lênin

Marxist-Leninist Philosophy

3

42

6

102

 
  1.  

PEC1008

Kinh tế chính trị Mác - Lênin 

Marx-Lenin Political Economy

2

30

0

70

PHI1006

  1.  

PHI1002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific Socialism

2

28

4

68

PHI1006

  1.  

HIS1001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Revolutionary Guidelines of Vietnam Communist Party

2

28

4

68

 
  1.  

POL1001

Tư  tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

2

28

4

68

 
  1.  

THL1057

Nhà nước và pháp luật đại cương

General theory of State and Law

2

30

0

70

 
  1.  

HUS1011

Tin học cơ sở

General Informatics

3

10

40

100

 
  1.  
 

Ngoại ngữ B1

Foreign Language B1

5/35

       
 

FLF1107

Tiếng Anh B1

English B1

5

25

50

175

 
 

FLF1207

Tiếng Nga B1

Russian B1

5

25

25

175

 
 

FLF1307

Tiếng Pháp B1

French B1

5

25

50

175

 
 

FLF1407

Tiếng Trung B1

Chinese B1

5

25

50

175

 
 

FLF1507

Tiếng Đức B1

German B1

5

25

50

175

 
 

FLF1607

Tiếng Nhật Bản B1

Japanese B1

5

25

50

175

 
 

FLF1707

Tiếng Hàn Quốc B1

Korean B1

5

25

50

175

 
  1.  

CME1000

Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defense Education

8

60

80

260

 
  1.  

PES1000

Giáo dục thể chất

Physical Education

4

5

110

85

 
  1.  

HUS1012

Kỹ năng bổ trợ

Soft Skills

3

31

14

105

 

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực 

5

     

 

  1.  

HUS1021

Khoa học Trái đất và sự sống

Earth and Life Sciences

3

33

24

93

 
  1.  

HUS1022

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

Introduction to Internet of Things

2

24

12

64

 
  1.  

HUS1023

Nhập môn phân tích dữ liệu

Introduction to Data Analysis

2

20

20

60

 
  1.  

HUS1024

Nhập môn Robotics

Introduction to Robotics

3

30

20

100

 
  1.  

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Fundamentals of Vietnamese Culture

3

42

6

102

 

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

14

     

 

III.1

 

Khối kiến thức bắt buộc

9

       
  1.  

MAT1091

Giải tích 1

Calculus 1

3

30

30

90

 
  1.  

MAT1101

Xác suất thống kê 

Probability and Statistics

3

27

36

87

 
  1.  

GEO1100

Lập trình cơ sở

Basic Programming

3

30

30

90

 

III.2

 

Khối kiến thức tự chọn

5/11

       
  1.  

MAT1192

Giải tích 2

Calculus 2

2

20

20

60

MAT1091

  1.  

MAT1090

Đại số tuyến tính 

Linear Algebra

3

30

30

90

 
  1.  

PHY1060

Vật lý đại cương

General Physics

3

30

26

94

 
  1.  

CHE1080

Hóa học đại cương

General Chemistry

3

42

0

108

 

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

26

     

 

IV.1

 

Các học phần bắt buộc

24

     

 

  1.  

GEO1101

Cơ sở Địa lý tự nhiên

Fundamentals of Physical Geography

3

40

10

100

 
  1.  

GEO1102

Cơ sở Địa lý nhân văn

Fundamentals of Human Geography

3

39

12

99

GEO1101

  1.  

GEO1103

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Methodology of Scientific Research

3

30

30

90

 
  1.  

GEO1104

Trắc địa đại cương

Geodesy

3

30

30

90

 
  1.  

GEO1105

Bản đồ đại cương

Cartography

3

35

20

95

 
  1.  

GEO1106

Cơ sở viễn thám

Fundamentals of Remote Sensing

3

30

30

90

 
  1.  

GEO1107

Hệ thống thông tin địa lý

Geographic Information System

2

25

10

65

GEO1105

  1.  

GEO1108

Thực hành viễn thám và GIS 

ứng dụng

Applied GIS and Remote 

Sensing Practice

4

20

80

100

GEO1106

GEO1107

IV.2

 

Các học phần tự chọn

2/8

       
  1.  

GEO1109

Khoa học môi trường và Biến đổi khí hậu

Environmental Science and Climate Change

2

24

12

64

HUS1021

  1.  

GEO1110

Toán trong địa lý 

Mathematics in Geography

2

20

20

60

 
  1.  

GEO1111

Cơ sở kinh tế sinh thái

Fundamentals of Ecological Economics

2

20

20

60

HUS1021

  1.  

GEO1112

Quản lý tài nguyên và môi trường

Environmental and Resource Management

2

24

12

64

HUS1021

V

 

Khối kiến thức ngành

70

       

V.1

 

Các học phần bắt buộc

50

       
  1.  

GEO1113

Địa chất đại cương

Fundamentals of Geology

3

36

18

96

 
  1.  

GEO1114

Địa mạo học 

Geomorphology

3

36

18

96

GEO1113

  1.  

GEO1115

Khí hậu - Thuỷ văn học 

Climatology - Hydrography

4

50

20

130

 
  1.  

GEO1116

Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý 

thổ nhưỡng

Soil Science and Soil Geography

3

40

10

100

GEO1113

GEO1101/

GEO1179

  1.  

GEO1117

Địa lý và môi trường biển

Marine Geography and Environment

3

36

18

96

GEO1101/ GEO1179

  1.  

GEO1118

Địa sinh vật và Sinh thái cảnh quan

Biogeography and Landscape Ecology

4

50

20

130

GEO1101

  1.  

GEO1119

Tai biến thiên nhiên

Natural Hazards

3

30

30

90

GEO1114

GEO1115

  1.  

GEO1120

Dân số học và địa lý dân cư

Demography and Population Geography

3

39

12

99

GEO1102

  1.  

GEO1121

Cơ sở quy hoạch và tổ chức 

lãnh thổ

Fundamentals of Territorial Planning and Organization

2

26

8

66

GEO1101

GEO1102/

GEO1179

  1.  

GEO1122

Địa lý Thế giới và khu vực 

World and Regional Geography

3

30

30

90

GEO1101

GEO1102

  1.  

GEO1123

Địa lý tự nhiên Việt Nam

Physical Geography of Vietnam

3

30

30

90

GEO1101

  1.  

GEO1124

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam

Socio-economic Geography of Vietnam

2

26

8

66

GEO1102

  1.  

GEO1125

Lập trình GIS

GIS Programming

3

25

40

85

GEO1100

GEO1107

  1.  

GEO2303

Thực tập thiên nhiên

Nature Field Trip

2

0

60

40

GEO1101

  1.  

GEO1126

Thực tập trắc địa đại cương

Practice on Geodesy

2

5

50

45

GEO1104

  1.  

GEO1127

Thực tập cơ sở địa lý 

Geography Field Trip

2

5

50

45

GEO1101

GEO1102/ GEO1179

  1.  

GEO1128

Thực tập chuyên ngành và thực hành khởi nghiệp

Professional and Entrepreneurship Practice

3

5

80

65

 
  1.  

GEO4071

Niên luận

Annual essay

2

0

60

40

 

V.2

 

Các học phần tự chọn

13/86

       
  1.  

GEO1129

Khoa học cảnh quan và ứng dụng 

Landscape Science and Applications

3

35

20

95

GEO1101

GEO1102

  1.  

GEO1130

Kinh tế Môi trường và Kinh tế 

sinh thái

Environmental Economics and Ecological Economics

3

35

20

95

GEO1101

GEO1102

  1.  

GEO1131

Phương pháp và công nghệ trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan và môi trường

Methods and Technologies for Landscape Ecology and Environmental Studies

4

35

50

115

GEO1109

  1.  

GEO1132

Phân loại thực vật và các hệ sinh thái rừng Việt Nam

Taxonomy of Plant and Forest Ecosystems in Vietnam

3

25

40

85

GEO1118

  1.  

GEO1133

Địa mạo động lực

Dynamic Geomorphology

3

27

36

87

GEO1114

  1.  

GEO1134

Địa mạo ứng dụng

Applied Geomorphology 

3

27

36

87

GEO1114

  1.  

GEO1135

Địa chất và biến đổi môi trường trong Đệ tứ

Geology and Environmental Change in Quaternary

3

27

36

87

GEO1113

GEO1114

  1.  

GEO1136

Phương pháp nghiên cứu và lập bản đồ địa mạo

Methods for Geomorphological Research and Mapping

2

15

30

55

GEO1114

GEO1105

  1.  

GEO1137

Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa mạo và tai biến 

thiên nhiên

Application of Remote Sensing and GIS in Geomorphological and Natural Hazard Studies

2

15

30

55

GEO1106

GEO1107

GEO1114

GEO1119

  1.  

GEO1138

Địa mạo bờ biển 

Coastal Geomorphology

2

15

30

55

GEO1117

  1.  

GEO1139

Điạ mạo và địa chất biển

Marine Geology and Geomorphology

3

27

36

87

GEO1114

GEO1113

  1.  

GEO1140

Sinh thái học biển

Marine Ecology

2

20

20

60

GEO1117

GEO1118

  1.  

GEO1141

Phương pháp và công nghệ nghiên cứu địa lý và môi trường biển

Methods and Technologies for Marine Geography and Environment

3

20

50

80

GEO1117

  1.  

GEO1142

Quản lý biển

Marine Management

3

35

20

95

GEO1117

  1.  

GEO1143

Bản đồ địa hình và Bản đồ số 

Topographic Map and Digital Cartography

2

15

30

55

GEO1104

GEO1105

  1.  

GEO1144

Phân tích không gian 

Spatial Analysis

3

25

40

85

GEO1106

GEO1107

  1.  

GEO1145

Xử lý ảnh số 

Digital Image Processing

3

15

60

75

GEO1106

GEO1101

  1.  

GEO1146

Trực quan hóa địa lý 

Geovisualization

3

30

30

90

GEO1106

GEO1107

  1.  

GEO1147

Dữ liệu không gian lớn và mô hình khai phá dữ liệu

Big Spatial Data and Data Mining

2

15

30

55

GEO1107

GEO1106

GEO1125

  1.  

GEO1148

Phương pháp nghiên cứu Địa lý nhân văn 

Research Methods in Human Geography

4

46

28

126

GEO1102

  1.  

GEO1149

Địa lý kinh tế

Economic Geography

3

40

10

100

 
  1.  

GEO1150

Địa lý xã hội

Social Geography

3

36

18

96

GEO1120

GEO1102/GEO1179

  1.  

GEO1151

Địa lý du lịch và du lịch bền vững

Tourism Geography and Sustainability

3

37

16

97

GEO1123

GEO1124

  1.  

GEO1152

Tài nguyên và môi trường du lịch 

Tourism Resources and Environment

3

39

12

99

GEO1102

  1.  

GEO1153

Địa lý văn hóa và các dân tộc 

Việt Nam

Cultural Geography and Ethics 

in Vietnam

3

39

12

99

GEO1123

GEO1124/GEO1172

  1.  

GEO1154

Quy hoạch phát triển đô thị và 

nông thôn

Urban and Rural Planning

3

39

12

99

GEO1121/GEO1171

  1.  

GEO1155

Quy hoạch bảo vệ môi trường

Environmental Planning

3

39

12

99

GEO1121/GEO1171

  1.  

GEO1156

Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ

Applied GIS and Remote Sensing in Territorial Planning and Organization 

3

39

12

99

GEO1106

GEO1107

GEO1121/GEO1171

  1.  

EVS1110

Cơ sở môi trường đất, nước, 

không khí

Fundamental of Soil, Water and Air Environments

3

30

20

100

 
  1.  

GLO3111

Địa chất môi trường

Environmental Geology

3

30

20

100

GEO1113/

GLO2001/

GLO2078

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

       
  1.  

GEO4075

Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Thesis

7

75

60

215

 

   

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7/13

       
  1.  

GEO1159

Đánh giá tác động môi trường

Environmental Impact Assessment

3

36

18

96

GEO1101/

GEO1179

  1.  

GEO1160

Thiết kế và thực hiện dự án 

Project Design and Implementation

3

36

18

96

 
  1.  

GEO1161

Địa lý vùng

Regional Geography

2

25

10

65

GEO1122

  1.  

GEO1162

Địa mạo học trong quản lý đất đai

Geomorphology in Land Management

2

25

10

65

GEO1114/GEO1197

  1.  

GEO1163

Bảo vệ tài nguyên và môi trường đất

Protection of Soil Resource 

and Environment

3

36

18

96

GEO1116/

GEO1179

   

Tổng cộng

136

     

 

Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2024 - 2025 là 1.520.000đ/tháng/sinh viên.

Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP của Thú tướng Chính phủ

Học bổng: Ngoài các học bổng hỗ trợ học tập của Trường, sinh viên theo học tại Khoa Địa lý còn nhận được:

- Học bổng Địa hình quân sự
- Học bổng Ponychung, Shinnyo-en, Kumho, Kova, Posco, Lawren sting,
Yamaha, Mitsubishi, Dongbu
- Học bổng BIDV, Đạm Phú Mỹ, Vừ A Dính
- Các học bổng trao đổi học tập, nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân khác.

Lễ trao học bổng Địa hình quân sự 

Phỏng vấn nhận học bổng Cargc -McGill

Thực hiện Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên” nghiên cứu du lịch và liên kết vùng

Tham gia cùng Hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện hang Sơn Đoòng

Các dự án hợp tác với Quảng Ninh về đánh giá môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và bảo tồn đất ngập nước

Thực hiện Chương trình Khoa học Công nghệ Nhà nước Phát triển bền vững vùng Tây Bắc thiết lập hệ thống cảnh báo tai biến thiên nhiên

Thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ sử dụng ảnh vệ tinh nghiên cứu di sản miền Trung

Thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ Biển

Sinh viên nghiên cứu bản đồ chuẩn bị thực tập ngoài trời

Sinh viên tham gia tổ chức ngày hội đón tân sinh viên

Sinh viên trình bày poster báo cáo khoa học tại hội nghị Khoa học sinh viên Trường

Sinh viên đi thực tập tại Đồ Sơn

Sinh viên đi thực tập tại Ba Vì

Sinh viên đi thực tập tại Sa Pa

Sinh viên tại giờ giải lao trong lớp

Sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN