Ngành học

Tài nguyên và Môi trường nước

  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương trình cử nhân

Mã xét tuyển: QHT92

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D07

https://www.facebook.com/ HMO.HUS.VNU.EDU.VN

Liên hệ:

Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước

Phòng 201 nhà T3, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: http://hmo.hus.vnu.edu.vn/

Điện thoại: 024.38584943

 

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 

  • Tên chương trình đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Chương trình chuẩn

+ Tiếng Anh: Standard Program

  • Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Tài nguyên và Môi trường nước

+ Tiếng Anh: Water Resources and Environment 

  • Mã số ngành đào tạo: Ngành đào tạo thí điểm

  • Trình độ đào tạo: Đại học

  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

  • Thời gian đào tạo: 4 năm

  • Tên văn bằng tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Tài nguyên và Môi trường nước 

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Water Resources and Environment

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên môn sâu, rộng, trình độ cao trong nghiên cứu cũng như thực hành, có khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, các công cụ hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nước cũng như thái độ, phẩm chất đạo đức tốt để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều cơ quan trong cả lĩnh vực tư nhân, nhà nước của Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Trang bị các kỹ năng nghiên cứu để giúp sinh viên tự tin vào năng lực bản thân,  nâng cao năng lực, cũng như gia tăng đóng góp cho xã hội.

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng học tập chủ động, để sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục tham gia các bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước.

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được phê duyệt hàng năm.

3.1. Hình thức tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.

3.2. Đối tượng dự tuyển

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính qui hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo qui định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

- Có đủ sức khỏe để học tập theo qui định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

- Chương trinh đào tạo không dành cho sinh viên khiếm thị hoặc khiếm thính.

- Theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được phê duyệt hàng năm.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước và quốc tế với quy mô 30 sinh viên/năm.

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)

PK1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật và quốc phòng - an ninh trong nghề nghiệp và đời sống.

PK2. Vận dụng các kiến thức về công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn.

PK3. Áp dụng kiến thức cơ bản về thể dục thể thao vào quá trình tự tập luyện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân và cộng đồng.

PK4. Vận dụng các kiến thức về phân tích dữ liệu, hệ thống thông tin toàn cầu để áp dụng trong học tập, nghiên cứu và sản xuất, thích ứng cao với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

PK5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về Trái đất và sự sống cũng như các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của Việt Nam để rèn luyện và phát triển toàn diện bản thân.

PK6. Vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên làm nền tảng để tiếp cận các kiến thức về Khoa học Trái đất.

PK7. Áp dụng các kiến thức cơ sở của nhóm ngành Khoa học Trái đất để tiếp thu nội dung của các học phần chuyên sâu trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nước.

PK8. Áp dụng các kiến thức thu được để nghiên cứu và tìm ra cách thức giải quyết các vấn đề chuyên môn trong quy hoạch, quản lý tài nguyên nước, dự báo thủy văn và tài nguyên nước, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ô nhiễm nguồn nước và các vấn đề khác có liên quan.

PK9. Phân tích được các thành phần hệ thống thủy văn và tài nguyên nước và đề xuất phương án giải quyết một số vấn đề tương đối mới và khó trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nước như an ninh nước và biến đổi khí hậu.

PK10. Đánh giá được các nhận định ủng hộ hoặc phản đối về tác động của con người và biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường nước, dựa trên các dữ liệu quan trắc được cũng như các kết quả mô phỏng.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)

PS1. Lựa chọn được các dữ liệu học thuật cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, sử dụng các công cụ tìm kiếm và quản lý khác nhau để nghiên cứu và khám phá kiến thức.

PS2. Phát hiện, nhận diện được các vấn đề phức tạp như như an ninh nước, biến đổi khí hậu, cũng như thiết kế được quy trình tìm kiếm phương án khả thi trong một bối cảnh cụ thể theo tư duy hệ thống. 

PS3. Kết hợp và áp dụng thành thạo các thiết bị quan trắc, đo đạc, các công cụ mô hình, phần mềm chuyên ngành để khám phá kiến thức cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nước.

PS4. Thích ứng với các yêu cầu của các vị trí việc làm trong các bối cảnh văn hóa, bối cảnh tổ chức của các đơn vị tuyển dụng khác nhau.

PS5. Kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, kỹ năng truyền tải thông tin, kỹ năng phản biện vấn đề một cách hiệu quả với các đối tượng liên quan khác nhau.

PS6. Trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3. Về mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)

PR1. Thích ứng với các yêu cầu làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong các điều kiện khác nhau; có khả năng lên kế hoạch, tự quản lý, tự đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động của cá nhân cũng như nhóm.

PR2. Trung thực trong nghiên cứu, có trách nhiệm với các kết quả, sản phẩm của công việc, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tôn trọng bản quyền.

PR3. Nhận thức rõ ràng trách nhiệm của cử nhân ngành Tài nguyên và Môi trường nước đối với công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài nguyên môi trường nước có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như: chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên, dự báo viên, tư vấn, biên tập viên… tại các tổ chức, đơn vị sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương và địa phương như Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Biến đổi khí hậu, Cục viễn thám Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Phòng chống thiên tai, Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cục, vụ thuộc các Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, …; các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông… trực thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước. 

- Các viện nghiên cứu và đơn vị chuyên môn trực thuộc các bộ, ngành như Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Địa lý, Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Viện Khoa học Thuỷ lợi VN (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)...

- Các đơn vị giáo dục và đào tạo trên cả nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thuỷ lợi, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường,…

- Các cơ quan thuộc Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) như Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Quốc gia, Trung tâm Quan trắc KTTV, Liên đoàn khảo sát KTTV, Trung tâm thông tin và dữ liệu KTTV, Trung tâm ứng dụng Công nghệ KTTV, các Đài KTTV Khu vực, các Đài KTTV tỉnh …

- Các đơn vị truyền thông truyền hình như Đài truyền hình Việt Nam, các đài truyền hình Trung ương và địa phương, tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí KTTV, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường.

- Các công ty tư vấn trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến các lĩnh vực Tài nguyên môi trường, Biến đổi khí hậu, Xây dựng cơ sở hạ tầng, Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai…. như Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy, Các Công ty Tư vấn Xây dựng Điện, Công ty WeatherPlus, WWF…

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ tham gia các chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo có uy tín khác trong và ngoài nước.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của CTĐT:             134 tín chỉ 

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

- Khối kiến thức chung:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

21 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

 

5 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành:

 

18 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành:

 

16 tín chỉ

+ Bắt buộc:

12 tín chỉ 

 

+ Tự chọn:

4/12 tín chỉ

 

- Khối kiến thức ngành:

 

74 tín chỉ 

+ Bắt buộc:

55 tín chỉ

 

+ Tự chọn:

12/64 tín chỉ

 

          + Khoá luận tốt nghiệp/các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp:

7 tín chỉ

 

Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo: 

- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá. 

- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học. 

- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại: 

+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.

+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.

+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết,  học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức: 

Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành

- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.
 

2. Khung chương trình đào tạo

STT

Mã 

học phần

Học phần

Số 

tín chỉ

Số giờ học tập

Mã 

học phần
tiên quyết

thuyết

Thực

hành

Tự
học

I

 

Khối kiến thức chung

21

 

 

 

 

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Kỹ năng bổ trợ)

1

PHI1006

Triết học Mác - Lênin

3

42

6

102

 

Marxist - Leninist Philosophy

2

PEC1008

Kinh tế chính trị Mác -Lênin

2

30

0

70

PHI1006

Marxist-Leninist Political Economy

3

PHI1002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

28

4

68

PHI1006

Scientific Socialism

4

HIS1001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

28

4

68

 

History of Vietnamese Communist Party

5

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

28

4

68

 

Ho Chi Minh's Ideology

6

THL1057

Nhà nước và pháp luật đại cương

2

30

0

70

 

General State and Law

7

HUS1011

Tin học cơ sở

3

10

40

100

 

General to Informatics

8

 

Ngoại ngữ B1

5/35

 

 

 

 

Foreign Language B1

 

FLF1107

Tiếng Anh B1

5

25

50

175

 

English B1

 

FLF1207

Tiếng Nga B1

5

25

50

175

 

Russian B1

 

FLF1307

Tiếng Pháp B1

5

25

50

175

 

French B1

 

FLF1407

Tiếng Trung Quốc B1

5

25

50

175

 

Chinese B1

 

FLF1507

Tiếng Đức B1

5

25

50

175

 

German B1

 

FLF1607

Tiếng Nhật Bản B1

5

25

50

175

 

Japanese B1

 

FLF1707

Tiếng Hàn Quốc B1

5

25

50

175

 

Korean B1

9

CME1000

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

8

60

80

260

 

National Defence Education

10

PES1000

Giáo dục thể chất

4

5

110

85

 

Physical Education

11

HUS1012

Kỹ năng bổ trợ

3

31

14

105

 

Soft skills

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực 

5/13

 

 

 

 

12

HUS1021

Khoa học trái đất và sự sống

3

33

24

93

 

Earth and Life Sciences

13

HUS1022

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

2

24

12

64

 

Introduction to Internet of Things

14

HUS1023

Nhập môn phân tích dữ liệu

2

20

20

60

 

Introduction to Data Analysis

15

HUS1024

Nhập môn Robotics

3

30

20

100

 

Introduction to Robotics

16

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

42

6

102

 

Introduction to Vietnamese Culture

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

18

 

 

 

 

17

MAT1090

Đại số tuyến tính

3

30

30

90

 

Linear Algebra

18

MAT1091

Giải tích 1

3

30

30

90

 

Calculus 1

19

MAT1092

Giải tích 2

3

30

30

90

MAT1091

Calculus 2

20

MAT1101

Xác suất thống kê

3

27

36

87

 

Probability and Statistics

21

PHY1100

Cơ - Nhiệt

3

30

30

90

 

Mechanics- Thermodynamics

22

CHE1080

Hóa học đại cương

3

42

0

108

 

General Chemistry

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

16

 

 

 

 

IV.1

 

Các học phần bắt buộc

12

 

 

 

 

23

HMO1102

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong khí tượng thủy văn

3

30

30

90

 

Research methodology in Hydro-Meteorology

24

HMO1103

Phương pháp tính

3

30

30

90

MAT1092

Computational Methods

25

HMO1104

Cơ học chất lỏng

3

30

30

90

MAT1091

Fluid mechanics

26

HMO1105

GIS và Viễn thám

3

30

30

90

 

GIS and Remote Sensing

IV.2

 

Các học phần tự chọn

4/12

 

 

 

 

27

HMO1108

Tin học chuyên ngành trong thủy văn

4

45

30

125

 

Informatics in Hydrology

28

HMO1106

Tin học chuyên ngành trong khí tượng

4

45

30

125

 

Informatics in Meteorology

29

HMO1107

Tin học chuyên ngành trong hải dương học

4

45

30

125

 

Informatics in Oceanography

V

 

Khối kiến thức ngành 

74

 

 

 

 

V.1

 

Các học phần bắt buộc

55

 

 

 

 

30

HMO1167

Nhập môn tài nguyên nước

3

42

6

102

 

Introduction to Water resources 

31

HMO2021

Thủy văn đại cương

3

39

12

99

 

Introduction to Hydrology

32

HMO1168

Chính sách Tài nguyên và Môi trường nước

2

30

0

70

THL1057

Water and Environment Policy

33

HMO1169

Đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn

4

50

18

132

HMO2021

Hydrometry

34

HMO1170

Phân tích và tính toán thủy văn

3

35

15

100

HMO2021

Hydrological Analysis and Calculation

35

HMO1171

Thủy  lực học

3

30

30

90

 

Hydraulics

36

HMO1172

Quan trắc và Bảo vệ môi trường nước

4

45

30

125

HMO2021

Water Environment Monitoring and Protection

37

HMO1173

Đánh giá tác động môi trường

3

30

30

90

HMO1170

Environmental Impact Assessment

38

HMO1174

Dự báo thủy văn

3

30

30

90

HMO2021
HMO1171

Hydrological Forecasting

39

HMO1175

Trắc địa và Bản đồ

3

30

15

105

 

Geodesy and Cartography

40

HMO1176

Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

4

55

6

139

HMO1167

Water Resources Planning and Management

41

HMO1177

Mô hình toán thủy văn thủy lực 

4

30

60

110

HMO2021

Hydrological and Hydraulic Models 

42

HMO1178

Hóa học môi trường nước

3

30

30

90

CHE1080

Water Environmental Chemistry

43

HMO3216

Niên luận

2

6

24

70

HMO2021
HMO1167

Annual essay

44

HMO1179

Seminar một số vấn đề về Tài nguyên và Môi trường nước/seminar học thuật

2

15

30

55

 

Seminar

45

HMO1180

Thực tập đại cương

3

15

60

75

HMO2021

General training 

46

HMO3542

Thực tập chuyên ngành

3

12

66

72

HMO2021
HMO1167

Specialize training

47

HMO4013

Thực tập tốt nghiệp

3

0

90

60

HMO2021
HMO1167

Graduation internship

V.2

 

Các học phần tự chọn

12/64

 

 

 

 

48

HMO1181

Tài nguyên nước Việt Nam

2

30

0

70

 

Water resources in Vietnam 

49

HMO1182

Thời tiết và khí hậu

2

23

8

69

 

Weather and Climate

50

HMO1183

Động lực học sông

3

30

30

90

HMO1171

River Dynamics

51

HMO3219

Biến đổi khí hậu

2

23

8

69

 

Climate change

52

HMO1184

Địa lý học

3

30

30

90

 

Geography

53

HMO1185

Biến đổi thảm phủ và sử dụng đất

3

30

30

90

HMO2021
HMO1167

Land cover change and Landuse

54

HMO1129

Hải dương học đại cương 

3

30

30

90

 

General oceanography

55

HMO1186

Phát triển bền vững

2

26

6

68

 

Sustainable development

56

HMO1187

Độc học và sức khỏe môi trường

2

15

20

65

 

Toxicology and environmental health

57

HMO1188

Nước dưới đất

3

30

24

96

HMO2021

Groundwater

58

HMO3215

Các phương pháp phân tích môi trường

2

15

30

55

 

Environmental analysis

59

HMO1189

Thực hành Đánh giá tác động môi trường

2

15

30

55

HMO1173

Application of EIA 

60

HMO1190

Kinh tế nước

2

26

6

68

HMO1167

Water Economics

61

HMO1191

Điều tra tài nguyên và môi trường nước 

3

30

15

105

HMO2021

Water Resource and Envinronment Survey

62

HMO1192

Thực hành GIS và Viễn thám trong Quản lý tài nguyên và Môi trường nước

2

10

40

50

HMO1105

Application of GIS in Water resources and Environment 

63

HMO3083

Quản lý rủi ro thiên tai

3

33

18

99

 

Natural Disaster Risk Management

64

HMO1193

Xử lý nước

3

30

30

90

 

Water Quality Treatments

65

HMO3401

Điều tiết dòng chảy

2

23

12

65

HMO2021

Flow Control and Regulation

66

HMO3538

Thủy văn vùng cửa sông và đất ngập nước

3

36

12

102

HMO2021

Hydrology of estuaries and wetlands

67

HMO1194

Thủy văn đô thị

3

30

30

90

HMO2021

Urban Hydrology

68

HMO3222

Sinh thái lưu vực sông

3

32

24

94

HMO2021

Watershed Ecology

69

HMO3041

Thủy văn hồ

2

20

20

60

HMO2021

Limnological Hydrology

70

HMO3227

Mô hình toán nước dưới đất

3

15

60

75

HMO1188

Modelling of Groundwater

71

HMO1195

Phân tích dữ liệu thủy văn và tài nguyên nước

3

30

30

90

MAT1091
HMO2021

Data Analytics for Hydrology and Water resources

72

HMO1196

Mô hình hóa dựa dữ liệu trong tài nguyên và môi trường nước

3

30

30

90

HMO1108
HMO1167

Data Driven Modelling in Water Resources and Environment

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

 

 

 

Khóa luận tốt nghiệp

 

 

 

 

 

73

HMO1905

Khóa luận tốt nghiệp

7

45

60

215

 

Graduation Thesis

 

 

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

 

 

 

 

74

HMO3520

Nghiệp vụ Dự báo thủy văn

3

9

62

79

HMO1174

Operational hydrological forecast

75

HMO1198

Tính toán cân bằng nước

4

36

24

140

HMO1170

Water Balance Estimation

   

Tổng cộng

134

       

- Cơ hội thực tập: Trong quá trình học tập, sinh viên được tham gia thực tập 3 khóa tại các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng các cử nhân ngành tài nguyên và môi trường nước (xem mục địa chỉ tuyển dụng).

- Vị trí nghề nghiệp: Công chức, nghiên cứu viên, giảng viên, dự báo viên, biên tập viên… làm việc trong các đơn vị tuyển dụng.

- Địa chỉ tuyển dụng:

  • Các cơ quan về Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu trực thuộc UBND huyện, các Sở hoặc Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị khác thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị khác.
  • Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng
  • Các đài Khí tượng thủy văn khu vực, đài tỉnh, các trạm quan trắc, các trung tâm dự báo, trung tâm thông tin và số liệu thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn
  • Các viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Nhà nước, các doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân), các công ty liên doanh về các lĩnh vực quản lý, quy hoạch và bảo vệ tài nguyên và môi trường nước.
  • Các Dự án và Tổ chức Quốc tế  về quản lý tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. 
  • Các trường đại học trong nước và quốc tế có các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về Thủy văn, Tài nguyên và môi trường nước, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

 [PL1]Không cần thiết nêu tên ở đây.

Học phí: năm học 2024 - 2025 là 1.520.000 đồng/ tháng/ sinh viên.

Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ

Học bổng: Ngoài các học bổng thường niên theo Quy định xét duyệt của Trường, sinh viên Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học còn có cơ hội nhận học bổng từ các tổ chức và cá nhân như:

+ Học bổng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (dành riêng cho sinh viên của Khoa)

+ Học bổng của ngân hàng BIDV, Đạm Phú Mỹ, Vừ A Dính, K-T, Đồng hành,…

+ Học bổng Yamada, Pony Chung, Lawren Sting, Posco, Mitsubishi, Shinnyo,…

Môi trường học: Sinh viên được học tập trong môi trường thân thiện, đầy đủ tiện nghi, giảng viên thân thiện và nhiệt tình.

Lễ trao học bổng cho sinh viên:

Học phí, học bổng và môi trường học

 

Một số hướng nghiên cứu, ứng dụng đã và đang triển khai tại Khoa:

  • Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo dòng chảy, vận hành hồ chứa (dòng chảy đến, dòng chảy xả)
  • Xây dựng và đánh giá chất lượng một số mô hình thống kê, máy học phục vụ dự báo dòng chảy
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO, hoạt động thiên văn đến biến thiên các đại lượng thuỷ hải văn vùng cửa sông ven biển
  • Đánh giá biến đổi trữ lượng nước và các thành phần trong cán cân nước sử dụng dữ liệu vệ tinh.
  • Đánh giá mức độ tổn thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt (định tính, định lượng) trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi.
  • Nghiên cứu biến động thảm phủ/sử dụng đất và biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường nước.
  • Nghiên cứu đánh giá khả năng cấp nước, bài toán cân bằng nước có tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội.
  • Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông.
  • Ứng dụng mô hình thủy văn đô thị tính toán mô phỏng và thiết kế hệ thống thoát nước các thành phố
  • Nghiên cứu điều tra, đánh giá xâm thực bãi biển
  • Nghiên cứu xác định nguyên nhân sạt lở bờ sông và đề xuất công nghệ cảnh báo, dự báo mức độ sạt lở bờ sông tại một số khu vực sạt lở trọng điểm ở các vùng đồng bằng lưu vực sông
  • Nghiên cứu về xu thế thay đổi mực nước ngầm và vấn đề sụt lún đất.
  • Dự báo xâm nhập mặn sử dụng các mô hình máy học và công nghệ viễn thám/GIS
  • Khoanh định khu vực cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký và ngưỡng khai thác nước dưới đất; lập hanh lang bảo vệ nguồn nước và xác định dòng chảy tối thiểu trên các dòng sông
  • Đánh giá tác động môi trường cho các dự án
  • Thiết kế, tính toán hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước và vấn đề ngập lụt các lưu vực sông

Ngoài các hoạt động học tập trên trường, sinh viên trong ngành còn tham gia các hoạt động ngoại khóa khác như:

  • Các hoạt động chuyên môn như câu lạc bộ HMO, Sinh viên nghiên cứu khoa học, diễn đàn sinh viên Châu Á, trao đổi sinh viên học hè với các trường quốc tế, tham gia các đề tài dự án của Bộ môn...
  • Chuyến đi thực tập, trải nghiệm như Sapa, Mù Cang Chải
  • Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để rèn luyện sức khỏe cũng như tinh thần học tập hứng khởi như đá bóng, cầu lông, đá cầu, nhảy, văn nghệ…
  • Các hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, tình nguyện viên tại các vùng có hoàn cảnh khó khăn…

Đặc biệt các sinh viên có năng lực và mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học được tham gia các đề tài, dự án giải quyết vấn đề thực tiễn cùng các giảng viên bộ môn ngay từ năm thứ 2, có cơ hội trải nghiệm đến các vùng miền của đất nước.

Hoạt động sinh viên

Hoạt động sinh viên

 

  • TS. Vũ Thị Thu Lan – Phó Trưởng ban – Ban Ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • TS. Đặng Thanh Mai – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo Khí tượng Thủy văn, Bộ TN&MT
  • TS. Nguyễn Ngọc Hà – Phó tổng Giám độc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc Gia, Bộ TN&MT
  • TS. Nguyễn Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT
  • PGS.TS. Hồ Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu động lực sông, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ NN&PTNT
  • ThS. Vũ Đức Long – Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo Khí tượng Thủy văn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, Bộ TN&MT
  • TS. Cấn Thu Văn – Trưởng  Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Tổ trưởng Bộ môn Thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
  • TS. Nguyễn Hoàng Thủy – Tiến sĩ ngành Quản lý chất lượng nước, tốt nghiệp tiến sĩ bằng giỏi (magna cum laude) chương trình đào tạo liên kết UNU-FLORES and TU Dresden, Đức.
  • TS. Nguyễn Ý Như – Giảng viên Bộ môn TV& TNN, Khoa KTTV-HDH, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
  • ThS. Trịnh Hà Linh – Trợ lý nghiên cứu, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
  • Rất nhiều cựu sinh viên đang đảm nhận chức vụ Giám đốc/Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng/Phó phòng tại các Viện nghiên cứu như Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước…, Trưởng/Phó các Đài Khí tượng Thủy văn, Trạm quan trắc Thủy văn… trên cả nước.
  • Ý kiến đánh giá chung của các nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thuỷ văn trước đây là có kiến thức cơ bản rất tốt, kiến thức về ngành được đào tạo sâu và rộng. Tuy nhiên để tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn thường phải mất khoảng sáu tháng tới một năm mới bắt nhịp tốt và sau đó mới vượt lên.
  • Khắc phục vấn đề thiếu tính thực tiễn nêu trên, khung chương trình đào tạo ngành Tài nguyên và Môi trường nước đã được cập nhật, bổ sung các mô đun kiến thức và thực hành mới mang định hướng giải quyết vấn đề nhiều hơn, bắt nhịp nhanh với các yêu cầu thực tiễn của đời sống so với khung chương trình Thuỷ văn trước đây.
  • GS.TS. Trần Hồng Thái – TCT Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Bộ TN&MT đã khẳng định Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học là cái nội đào tạo của ngành, nơi tập trung được rất nhiều các chuyên gia đầu ngành, và đồng thời khẳng định khả năng thích ứng rất tốt với công việc, môi trường làm việc mới của sinh viên tốt nghiệp ngành TN& MTN khoa KTTV.

Đánh giá của nhà tuyển dụng

Đánh giá của nhà tuyển dụng

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN