NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HẠT NHÂN
MÃ XÉT TUYỂN: QHT05
KHOA VẬT LÍ
Cung cấp kiến thức: Vật lý hạt nhân, hạt cơ bản; Năng lượng hạt nhân và lò phản ứng; Y học xạ trị và chẩn đoán hình ảnh: An toàn bức xạ; Điện tử hạt nhân: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp và nông nghiệp,…
Đào tạo kỹ năng: Nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ hạt nhân và vận hành các thiết bị về phân tích phóng xạ, xạ trị, xạ phẫu,…
Thế mạnh tư duy: Năng lực sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân,…), các bệnh viện (Vinmec, K, 103, 108,…), các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân,...
Liên hệ Khoa Vật lí:
Website: http://www.vatly.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/khoavatlyhus/
Số điện thoại của Khoa: 024.3558.3980
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo:
+ Tiếng Việt: Chương trình đào tạo chuẩn
+ Tiếng Anh: Standard Program
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật Hạt nhân
+ Tiếng Anh: Nuclear Technology and Engineering
- Mã số ngành đào tạo: 7510407
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Nuclear Technology and Engineering
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân có đủ kiến thức nền tảng về toán học và vật lý, các kiến thức chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật hạt nhân, về văn hoá an toàn bức xạ. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của công nghiệp 4.0, sáng tạo khởi nghiệp và hội nhập quốc tế; có khả năng nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bổ trợ cần thiết, tự chủ và trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Có khả năng đánh giá, phân tích và vận dụng các kiến thức cần thiết để giải quyết các bài toán khoa học và ứng dụng của Công nghệ kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế, an toàn bức xạ, trong lò phản ứng, máy gia tốc, trong đánh giá và phân tích môi trường, quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân. Khả năng đáp ứng cao với yêu cầu khắt khe của các lĩnh vực an toàn bức xạ trong công nghiệp, trong y tế và các lĩnh vực khác liên quan tới bức xạ.
Có các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ và các kỹ năng cá nhân cần thiết khác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn, quản lý các dự án trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc để phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Có tinh thần tự hào dân tộc, có phẩm chất chính trị tốt, tự chủ và trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn
3. Thông tin tuyển sinh
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.
3.1. Hình thức tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.
3.2. Đối tượng dự tuyển
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh: theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):
|
130 tín chỉ
|
- Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):
|
21 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo lĩnh vực:
+ Tự chọn:
|
5/13 tín chỉ
|
5 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo khối ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
|
12 tín chỉ
3/15 tín chỉ
|
15 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo nhóm ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
|
33 tín chỉ
3/9 tín chỉ
|
36 tín chỉ
|
- Khối kiến thức ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
|
37 tín chỉ
9/27 tín chỉ
7 tín chỉ
|
53 tín chỉ
|
Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo:
- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá.
- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học.
- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại:
+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.
+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.
+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức:
Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành
- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.
2. Khung chương trình đào tạo
STT
|
Mã học phần
|
Học phần
|
Số tín chỉ
|
Số giờ học tập
|
Mã
học phần
tiên quyết
|
Lí thuyết
|
Thực
hành
|
Tự
học
|
I
|
|
Khối kiến thức chung
|
21
|
|
|
|
|
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)
|
1
|
PHI1006
|
Triết học Mác - Lênin
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
Marxist - Leninist Philosophy
|
2
|
PEC1008
|
Kinh tế chính trị Mác -Lênin
|
2
|
30
|
0
|
70
|
PHI1006
|
Marxist-Leninist Political Economy
|
3
|
PHI1002
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
28
|
4
|
68
|
PHI1006
|
Scientific Socialism
|
4
|
HIS1001
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
History of Vietnamese Communist Party
|
5
|
POL1001
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
Ho Chi Minh's Ideology
|
6
|
THL1057
|
Nhà nước và pháp luật đại cương
|
2
|
30
|
0
|
70
|
|
General State and Law
|
7
|
HUS1011
|
Tin học cơ sở
|
3
|
10
|
40
|
100
|
|
General to Informatics
|
8
|
|
Ngoại ngữ B1
|
5/20
|
|
|
|
|
Foreign Language B1
|
|
FLF1107
|
Tiếng Anh B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
English B1
|
|
FLF1407
|
Tiếng Trung Quốc B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Chinese B1
|
|
FLF1607
|
Tiếng Nhật Bản B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Japanese B1
|
|
FLF1707
|
Tiếng Hàn Quốc B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Korean B1
|
9
|
CME1000
|
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
|
8
|
60
|
80
|
260
|
|
National Defence Education
|
10
|
PES1000
|
Giáo dục thể chất
|
4
|
5
|
110
|
85
|
|
Physical Education
|
11
|
HUS1012
|
Kỹ năng bổ trợ
|
3
|
31
|
14
|
105
|
|
Soft skills
|
II
|
|
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
5/13
|
|
|
|
|
12
|
HUS1021
|
Khoa học trái đất và sự sống
|
3
|
33
|
24
|
93
|
|
Earth and Life Sciences
|
13
|
HUS1022
|
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
|
2
|
24
|
12
|
64
|
|
Introduction to Internet of Things
|
14
|
HUS1023
|
Nhập môn phân tích dữ liệu
|
2
|
20
|
20
|
60
|
|
Introduction to Data Analysis
|
15
|
HUS1024
|
Nhập môn Robotics
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Introduction to Robotics
|
16
|
HIS1056
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
Introduction to Vietnamese Culture
|
III
|
|
Khối kiến thức theo khối ngành
|
15
|
|
|
|
|
III.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
12
|
|
|
|
|
17
|
PHY1106
|
Đại số tuyến tính
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
Linear Algebra
|
18
|
PHY1107
|
Giải tích 1
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
Calculus 1
|
19
|
PHY1108
|
Giải tích 2
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1107
|
Calculus 2
|
20
|
PHY1110
|
Xác suất thống kê cho vật lý hạt nhân
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1107
|
Probability and Statistics for
Nuclear Physics
|
III.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
3/15
|
|
|
|
|
21
|
PHY1113
|
Lập trình C
|
3
|
30
|
30
|
90
|
HUS1011
PHY1106/
PHY1300
|
C Programming
|
22
|
PHY1303
|
Lập trình Python
|
3
|
30
|
30
|
90
|
HUS1011
|
Python Programming
|
23
|
PHY1114
|
Lập trình Matlab
|
3
|
30
|
30
|
90
|
HUS1011
|
Matlab Programming
|
24
|
CHE1080
|
Hóa học đại cương
|
3
|
42
|
0
|
108
|
|
General Chemistry
|
25
|
PHY1112
|
Vật lý môi trường
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY2302/ PHY2302E PHY2304/ PHY2304E
|
Environmental Physics
|
IV
|
|
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
36
|
|
|
|
|
IV.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
33
|
|
|
|
|
26
|
PHY1050
|
Cơ học
|
3
|
33
|
24
|
93
|
|
Mechanics
|
27
|
PHY2302
|
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1107/
PHY1301
PHY1050/
PHY2301
|
Thermodynamics and Molecular physics
|
28
|
PHY1314
|
Điện và từ học
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1108
|
Electricity and Magnetism
|
29
|
PHY2304
|
Quang học
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1314/
PHY2303
|
Optics
|
30
|
PHY1348
|
Phương pháp toán cho Vật lý
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1106
PHY1108
|
Mathematics in Physics
|
31
|
PHY2101
|
Nhập môn Vật lý bức xạ
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1314
|
Introduction to Radiation Physics
|
32
|
PHY2306
|
Cơ học lượng tử
|
4
|
45
|
30
|
125
|
PHY1348
PHY2304
|
Quantum Mechanics
|
33
|
PHY2307
|
Thực hành Vật lý đại cương 1
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY1050/
PHY2301/
PHY2301E
|
General Physics Practice 1
|
34
|
PHY2308
|
Thực hành Vật lý đại cương 2
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY2307
|
General Physics Practice 2
|
35
|
PHY2309
|
Thực hành Vật lý đại cương 3
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY2308
|
General Physics Practice 3
|
36
|
PHY3296
|
Tiểu luận
|
3
|
5
|
80
|
65
|
|
Mini Project
|
37
|
PHY3503
|
Tiếng Anh chuyên ngành
|
2
|
30
|
0
|
70
|
FLF1107
|
English for Specific Purposes
|
IV.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
3/9
|
|
|
|
|
38
|
PHY3525
|
Mở đầu Vật lý hạt và Vật lý năng
lượng cao
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY2306/
PHY2404
|
Introduction to Particle Physics and High Energy Physics
|
39
|
PHY3427
|
Mở đầu vật lý hạt nhân ứng dụng
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY2101
|
Introduction to applications of
nuclear techniques
|
40
|
PHY2000
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
3
|
15
|
60
|
75
|
|
Research Methods in Science
|
V
|
|
Khối kiến thức ngành
|
53
|
|
|
|
|
V.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
37
|
|
|
|
|
41
|
PHY3428
|
Phương pháp Monte Carlo cho Vật lý hạt nhân
|
4
|
40
|
40
|
120
|
PHY2101
|
Monte-Carlo method for nuclear physics
|
42
|
PHY3176
|
Cấu trúc và phản ứng hạt nhân
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY2101
|
Nuclear structure and reactions
|
43
|
PHY3314
|
Linh kiện bán dẫn và kỹ thuật số
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1314
|
Semiconductor devices and
digital electronics
|
44
|
PHY3173
|
Điện tử hạt nhân
|
3
|
45
|
0
|
105
|
PHY3314
|
Nuclear electronics
|
45
|
PHY3426
|
Ghi nhận và đo lường bức xạ hạt nhân
|
4
|
60
|
0
|
140
|
PHY3173
|
Radiation detection and measurement
|
46
|
PHY3367
|
Máy gia tốc
|
3
|
45
|
0
|
105
|
PHY1314 PHY2101
|
Particle Accelerators
|
47
|
PHY3160
|
Vật lý nơtron và Lò phản ứng
|
4
|
40
|
40
|
120
|
PHY3426
|
Neutron science and reactor physics
|
48
|
PHY3802
|
An toàn bức xạ
|
4
|
40
|
40
|
120
|
PHY2101
|
Radiation protection
|
49
|
PHY3801
|
Thực tập điện tử hạt nhân
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY3173
|
Nuclear electronics Laboratory
|
50
|
PHY3364
|
Thực tập Vật lý hạt nhân 1
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY3802
|
Nuclear Physics Laboratory 1
|
51
|
PHY3804
|
Thực tập Vật lý hạt nhân 2
|
2
|
0
|
60
|
40
|
PHY3364
|
Nuclear Physics Laboratory 2
|
52
|
PHY3454
|
Thực tập thực tế
|
3
|
3
|
84
|
63
|
|
Internship
|
V.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
9/27
|
|
|
|
|
53
|
PHY3434
|
Mô phỏng lò phản ứng sử dụng phương pháp Monte Carlo
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3160
PHY3428
|
Nuclear Reactor Simulation using Monte Carlo Method
|
54
|
PHY3161
|
Cơ sở thủy nhiệt lò phản ứng
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3160
|
Thermal Hydraulic Fundamentals
|
55
|
PHY3371
|
Phân tích an toàn lò phản ứng hạt nhân
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3160
|
Nuclear Safety Analysis
|
56
|
PHY3812
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phân tích môi trường, địa chất
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3426
|
Application of nuclear techniques in Environment study and Geophysics
|
57
|
PHY3814
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3427
|
Application of nuclear techniques
in Industry
|
58
|
PHY3803
|
Các phương pháp phân tích hạt nhân
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3427
|
Nuclear analytical methods
|
59
|
PHY3811
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3426
|
Medical physics
|
60
|
PHY1334
|
Vật lý xạ trị lâm sàng
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY3426
|
Clinical Radiotherapy physics
|
61
|
PHY3439
|
Thực tế khóa luận
|
3
|
0
|
90
|
60
|
PHY3454
|
Graduation practices
|
V.3
|
|
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
|
|
|
|
62
|
PHY4082
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
105
|
0
|
245
|
|
Graduation Thesis
|
|
|
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
|
|
|
|
|
63
|
PHY3816
|
Cơ sở vật lý hạt nhân
|
4
|
40
|
40
|
120
|
|
The basic concepts on nuclear physics
|
64
|
PHY3441
|
Phân tích phóng xạ môi trường
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
Environmental Radioactivity Analysis
|
|
|
Tổng cộng
|
130
|
|
|
|
|
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)
PK1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật và quốc phòng-an ninh trong nghề nghiệp và đời sống;
PK2. Vận dụng các kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ trong công việc chuyên môn và giao tiếp;
PK3. Phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước;
PK4. Vận dụng được các kiến thức cơ bản của công nghiệp 4.0 như phân tích dữ liệu, Internet vạn vật, Robotic vào công việc và cuộc sống;
PK5. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học trái đất và sự sống, cơ sở văn hóa Việt Nam làm nền tảng lý luận và thực tiễn cuộc sống;
PK6. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên làm nền tảng bổ trợ để theo học các học phần tiếp theo;
PK7. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cốt lõi của vật lý đại cương, vật lý bức xạ và một phần kiến thức vật lý hiện đại, các kỹ năng thực hành trong vật lý, tiếng Anh chuyên ngành làm nền tảng bổ trợ cho khối kiến thức ngành;
PK8. Phân tích và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật hạt nhân như: điện tử hạt nhân, ghi nhận đo lường bức xạ, nguyên tắc an toàn, gia tốc hạt, lò phản ứng, các kiến thức cũng như kỹ năng về vật lý hạt nhân thực nghiệm, thực tập thực tế. Có khả năng vận hành các thiết bị hạt nhân như thiết bị ghi đo hạt nhân, các hệ phổ kế, máy gia tốc và có khả năng sử dụng các phần mềm mô phỏng trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hạt nhân;
PK9. Đánh giá, phân tích, tổng hợp và vận dụng các cần thiết để hình thành các ý tưởng, tổ chức thực hiện và đánh giá các dự án trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hạt nhân như lò phản ứng và ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, môi trường, địa chất và y tế;
PK10. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình làm việc, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)
PS1. Phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng, triển khai nghiên cứu và giải quyết được các bài toán liên ngành trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan; Hình thành tư duy chỉnh thể, logic và khả năng phân tích đa chiều;
PS2. Đề xuất nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả triển khai và quản lý được các dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan;
PS3. Thích ứng với các xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, với thực trạng, mục tiêu và kế hoạch của cơ quan, tổ chức; Điều chỉnh mục tiêu cá nhân phù hợp với thực tiễn công việc;
PS4. Lựa chọn thông tin, tìm kiếm tài liệu trong học tập, triển khai nghiên cứu và giải quyết vấn đề thực tiễn; Sắp xếp công việc hợp lý, quản lý thời gian hiệu quả, có kỹ năng tự học và cập nhật kiến thức, xây dựng mục tiêu cá nhân và phát triển sự nghiệp;
PS5. Thích ứng với các yêu cầu làm việc cá nhân và làm việc nhóm, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm làm việc; Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
PS6. Lựa chọn phương thức giao tiếp phù hợp, soạn thảo nội dung và thuyết trình vấn đề chuyên môn; Sử dụng ngoại ngữ với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3. Về mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)
PR1. Nhận thức được vai trò của ngành học, tuân thủ các quy định về đạo đức nghiên cứu và đạo đức nghề nghiệp; Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm trong công việc;
PR2. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương và chính sách của cơ quan, tổ chức; Trách nhiệm cao với cộng đồng và xã hội;
PR3. Tự chủ trong học tập và nghiên cứu, tự định hướng, bảo vệ quan điểm cá nhân và đưa ra kết luận chuyên môn; Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể;
PR4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hoạt động chuyên môn, hướng dẫn và giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực khác có liên quan.
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc:
- Kĩ sư xạ trị làm việc tại: Các bệnh viện có khoa y học hạt nhân và xạ trị.
- Chuyên gia tại các công ty, đơn vị sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp như: Công ty Samsung, các nhà máy đường, nhà máy xi măng, khu công nghiệp khai thác khoáng sản, …
- Nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh, thành phố. Nhân viên tại các công ty nhà nước tại hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đến Công nghệ và kỹ thuật hạt nhân và các lĩnh vực liên quan; các cơ sở y tế có sử dụng các nguồn bức xạ khác nhau.
- Giáo viên tại các trường trung học cơ sở trung học phổ thông, cao đẳng nghề,…
- Giảng viên tại các trường đại học, học viện, …
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân có đủ năng lực để tiếp tục học tập ở các bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và quốc tế các chuyên ngành liên quan đến Công nghệ kỹ thuật nhân như lò phản ứng, xạ trị, an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, quan trắc, khoa học liên ngành,…
1. Nghiên cứu thiết kế lò phản ứng tiên tiến:
TS. Vũ Thanh Mai và nhóm nghiên cứu đang thực hiện đề tài nghiên cứu thiết kế khái niệm các mô hình lò phản ứng nghiên cứu tiên tiến như lò ADS (lò phản ứng điều khiển bằng máy gia tốc), FNPP (lò phản ứng công suất nhỏ trên các trạm năng lượng nổi ), ... được tài trợ bởi Quỹ Nafosted và Quỹ ĐHQGHN.
2. Các lĩnh vực ứng dụng của máy gia tốc
a. Nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý hạt nhân
- Nghiên cứu các phản ứng hạt nhân của các nguyên tố nhẹ; tiết diện phản ứng; sự biến đổi các nguyên tố trong lõi các ngôi sao.
b. Trong lĩnh vực Vật lý nhiên liệu hạt nhân, Hóa phóng xạ, Ăn mòn Hóa lý
c. Trong lĩnh vực Khoa học vật liệu, Vật lý bán dẫn, Vật lý bề mặt
- Cấy ghép ion, biến tính vật liệu, nghiên cứu sự thay đổi tính chất điện của chất bán dẫn khi bị tác dụng của ion.
- Các tính chất bề mặt khi cấy ghép ion. Phân tích thành phần các hợp kim, hợp chất, gốm, sứ.
d. Trong lĩnh vực Khảo cổ, tác phẩm nghệ thuật cổ
- Xác định niên đại của các tài liệu, giấy, vải, tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc cổ. Các mẫu vật gốm sứ cổ.
e. Trong lĩnh vực Y học, Sinh học, Nông nghiệp
- Nghiên cứu sự vận chuyển các khoáng chất trong các đối tượng động thực vật, phân tích các nguyên tố vi lượng trong các mẫu thực vật khô như lá cây, rễ cây. Các mẫu động vật như máu khô, xương, móng tay, tóc.
- Theo dõi sự vận chuyển các chất vi lượng của thuốc trong điều trị.
f. Trong lĩnh vực Địa chất, Môi trường, Hải dương
- Các mẫu đất, đá, quặng, khoáng chất, tạp chất trong nước. Các mẫu bụi môi trường. Các tạp chất trong các lớp băng để nghiên cứu khí hậu trong các thời kỳ khác nhau của Trái đất.
g. Trong lĩnh vực Khoa học hình sự và dấu vết tội phạm, và một số lĩnh vực khác.
1. Học phí: Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2024 - 2025 là 2.700.000đ/ tháng/sinh viên.
Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Chương trình đào tạo đã kiểm định chất lượng. Thu học phí theo đề án định mức kinh tế kỹ thuât. Lộ trình tăng không quá 10% so với năm học trước.
2. Học bổng
+ Học bổng toàn phần/ bán phần học tập sau đai học tại nước ngoài:
- Các trường Đại học Nhật bản như Đại học Tokyo, Osaka, Fukui,…
- Các trường Đại học Hàn Quốc: Hanyang, KAIST, UST,…
- Các Đại học tại Châu Âu: Đại học tổng hợp Paris, Đại học kỹ thuật Lausanne,…
+ Học bổng khuyến khích học tập 1 kỳ:
- Loại Giỏi: 830.000đ/1 tháng x 05 tháng
- Loại Xuất sắc: 850.000đ/1 tháng x 05 tháng
+ Học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân: Học bổng Hoàng Phương, Học bổng Mitsubisi, Học bổng Posco, Học bổng BIDV, Học bổng Lawrence Sting,…
Sinh viên nhận học bổng Nguyễn Hoàng Phương năm 2018
3. Chính sách hỗ trợ sinh viên: Cung cấp chỗ ở kí túc xá cho SV; chế độ ưu đãi, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ vay vốn cho các SV có hoàn cảnh khó khăn,…
- Thực tập:
- Trong nước: Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện quân y 103, bệnh viện K,….
- Nước ngoài: Tham gia các khóa Sakura school tại các Đại học danh tiếng tại Nhật Bản, Viện RIKEN; thực tập tại các trường và viện nghiên cứu lớn trên thế giới như Thụy Sĩ, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan,…
- Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp:
- Các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học
- Cục Quản lý an toàn và bức xạ
- Các Viện nghiên cứu (Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, …)
- Các bệnh viện (Vinmec, K, 103, 108, …)
- Các tập đoàn nước ngoài (Samsung, LG, …)
- Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, …
- Tình hình việc làm của sinh viên các khóa đã tốt nghiệp:
- Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp: 64%
- Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp: hơn 90%
Ông Đỗ Đức Chí, Kỹ sư trưởng Khoa Xạ trị, xạ phẫu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đánh giá:
“Các sinh viên tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội được đào tạo rất bài bản và có kiến thức chuyên môn rất vững. Các em cũng hòa nhập với công việc rất nhanh”.
Cựu sinh viên Trịnh Ngọc Duy - K55 Công nghệ hạt nhân đang làm Tiến sĩ tại Đại học Caen Normandy – Pháp
Cựu sinh viên Nguyễn Ngọc Chiến, K58 Công nghệ hạt nhân hiện đang làm kỹ sư tại Y học hạt nhân - Khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Vinmec
“Các thầy cô luôn quan tâm, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Những thông tin về chương trình đào tạo hay khen thưởng cũng luôn được Khoa thông báo kịp thời.
Khi tham gia nghiên cứu, chúng em đã tích lũy được các kỹ năng nghiên cứu, tư duy khoa học để có thể áp dụng những kiến thức vào công việc sau khi tốt nghiệp. Chúng em được tham dự các lớp học chuyên đề về các hướng nghiên cứu mới trong Vật lý hiện đại với giảng viên là các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Em luôn tự hào là một sinh viên của Khoa Vật lý".
Sinh viên Đặng Thị Mỹ Linh – K59 Công nghệ hạt nhân định hướng ứng dụng bức xạ