Ngành học

Quản lí đất đai

  • Giới thiệu chung
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Khung chương trình đào tạo
  • Chuẩn đầu ra
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (CTĐT CHUẨN)

MÃ XÉT TUYỂN: QHT12

KHOA ĐỊA LÝ

Là ngành đào tạo cung cấp các kiến thức chuyên môn toàn diện về lý luận và thực tiễn của khoa học Quản lý đất đai, về hệ thống pháp luật và công nghệ quản lý đất đai; đào tạo kỹ năng về công nghệ Địa chính như­ đo đạc và thu thập dữ liệu về đất đai bằng công nghệ toàn đạc, công nghệ GPS, công nghệ Viễn thám, công nghệ ảnh số,..., thành lập các bản đồ chuyên đề dư­ới dạng số, thiết kế và vận hành các hệ thống thông tin đất đai,...; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.

Giúp sinh viên có khả năng phát hiện vấn đề và áp dụng được những kiến thức đã học thực tế và thực tập trong lĩnh vực Quản lý đất đai để giải quyết vấn đề chuyên môn cũng như hội nhập nhanh với môi trường công tác trong tương lai.

Các cử nhân khoa học ngành Quản lý đất đai có thể giảng dạy trong lĩnh vực quản lý đất đai tại các trường đại học và cao đẳng, làm nghiên cứu hoặc chuyên viên quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp, nông thôn, chuyên gia tư vấn và đo đạc địa chính, làm việc cho các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng đầu tư,… Sinh viên có thể theo học tiếp bậc thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai tại ĐHQGHN và các trường đại học khác trong và ngoài nước.

Liên hệ Khoa Địa lí

Website: http://geography.hus.vnu.edu.vn hoặc http://geovnu.edu.vn  

Số điện thoại: 024 38581420.

 

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 

  • Tên chương trình đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Chương trình chuẩn

+ Tiếng Anh: Standard Program

  • Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Quản lý đất đai

+ Tiếng Anh: Land Management

  • Mã số ngành đào tạo: 7850103

  • Trình độ đào tạo: Đại học

  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

  • Thời gian đào tạo: 4 năm

  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản lý đất đai

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Land Management.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu là đào tạo cử nhân khoa học Quản lý đất đai có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức nền tảng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có kiến thức chuyên môn toàn diện về lý luận và thực tiễn của khoa học Quản lý đất đai, về hệ thống pháp luật và công nghệ Quản lý đất đai. Cử nhân khoa học Quản lý đất đai có năng lực thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai và nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn nghề nghiệp; có chuyên môn và trình độ có thể đáp ứng và tham gia được các bậc đào tạo cao hơn; làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, cơ quan quản lý, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai trong nước và quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng của khoa học Địa lý, Trắc địa - Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý, đồng thời trang bị kiến thức ngành và chuyên sâu về khoa học quản lý và công nghệ trong quản lý đất đai phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về pháp luật, hành chính, kinh tế, công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các phương pháp và kỹ năng về thu thập tài liệu và dữ liệu về đất đai bằng các công nghệ tiên tiến (công nghệ toàn đạc, công nghệ GPS, công nghệ Viễn thám, công nghệ ảnh số,...), thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất...) dưới dạng số, thiết kế và vận hành các hệ thống thông tin đất đai...; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển bản thân, khởi nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để phục vụ các hoạt động chuyên môn và đời sống.

- Về mức tự chủ và trách nhiệm: giúp sinh viên có nhận thức đúng về vai trò và trách nhiệm của ngành Quản lý đất đai đối với sự phát triển của xã hội, có phẩm chất chính trị tốt, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước và của tổ chức.  

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

3.1. Hình thức tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.

3.2. Đối tượng dự tuyển

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 80 sinh viên.

Từ sau năm 2024 trở đi quy mô tuyển sinh căn cứ vào thực tế theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

Cơ hội thực tập

Sinh viên đi thực tập ngoài trời hàng năm tại Ba Vì và Đồ Sơn. Trong năm cuối, sinh viên phải đi thực tập thu thập số liệu tại các địa phương trong cả nước tùy theo đề tài.

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí thực tập. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học hoặc năm cuối được các đề tài, dự án hỗ trợ thực địa, tài liệu và công cụ nghiên cứu, được giới thiệu đến các cơ quan chuyên môn như Tổng cục Quản lý đất đai, các Sở Tài nguyên và Môi trường, các Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp bất động sản, tư vấn thiết bị đo đạc,... để thực tập.

Vị trí nghề nghiệp

Chuyên viên hoặc nghiên cứu viên trong các lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường, thị trường bất động sản, đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông thôn.

Tư vấn viên hoặc chuyên gia về bất động sản, quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất,

Một số địa chỉ tuyển dụng

Tổng cục Quản lý đất đai

Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu

Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm đo đạc bản đồ, các Chi cục quản lý đất đai, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, Cán bộ Địa chính xã

Các cơ quan quản lý, nghiên cứu nhà nước, các tổ chức tư nhân và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường, đánh giá và phân tích thị trường bất động sản, các dự án phát triển đô thị, nông thôn.

Các tổ chức tài chính, bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư.....

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 135 tín chỉ

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

  • Khối kiến thức chung: 21 tín chỉ

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

  • Khối kiến thức theo lĩnh vực: 5 tín chỉ

+ Tự chọn: 5/13 tín chỉ

  • Khối kiến thức theo khối ngành: 14 tín chỉ

+ Bắt buộc:     9 tín chỉ

+ Tự chọn: 5/11 tín chỉ

  • Khối kiến thức theo nhóm ngành: 26 tín chỉ

+ Bắt buộc:     24 tín chỉ

+ Tự chọn:   2/8 tín chỉ

  • Khối kiến thức ngành: 69 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                   50 tín chỉ

+ Tự chọn:                                               12/37 tín chỉ

+ Khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp                   7 tín chỉ

Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo: 

- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá. 

- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học. 

- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại: 

+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.

+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.

+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức: 

Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành

- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.

 

2. Khung chương trình đào tạo

STT

Mã 

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ học tập

học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự

học

I

 

Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

21

 

 

 

 

  1.  

PHI1006

Triết học Mác – Lênin

Marxist-Leninist Philosophy

3

42

6

102

 
  1.  

PEC1008

Kinh tế chính trị Mác - Lênin 

Marxist-Leninist Political Economy

2

30

0

70

PHI1106

  1.  

PHI1002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific Socialism

2

28

4

68

PHI1106

  1.  

HIS1001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Revolutionary Guidelines of Vietnam Communist Party

2

28

4

68

 
  1.  

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

2

28

4

68

 
  1.  

THL1057

Nhà nước và Pháp luật đại cương

General theory of State and Law

2

30

0

70

 
  1.  

HUS1011

Tin học cơ sở

General Informatics

3

10

40

100

 
  1.  
 

Ngoại ngữ B1

Foreign Language B1

5/35

       
 

FLF1107

Tiếng Anh B1

English B1

5

25

50

175

 
 

FLF1207

Tiếng Nga B1

Russian B1

5

25

25

175

 
 

FLF1307

Tiếng Pháp B1

French B1

5

25

50

175

 
 

FLF1407

Tiếng Trung B1

Chinese B1

5

25

50

175

 
 

FLF1507

Tiếng Đức B1

German B1

5

25

50

175

 
 

FLF1607

Tiếng Nhật Bản B1

Japanese B1

5

25

50

175

 
 

FLF1707

Tiếng Hàn Quốc B1

Korean B1

5

25

50

175

 

9

CME1000

Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defense Education

8

60

80

260

 

10

PES1000

Giáo dục thể chất

Physical Education

4

5

110

85

 

11

HUS1012

Kỹ năng bổ trợ

Soft Skills

3

31

14

105

 

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực 

5/13

 

 

 

 

12

HUS1021

Khoa học Trái đất và sự sống

Earth and Life Sciences

3

33

24

93

 

13

HUS1022

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

Introduction to Internet of Things

2

24

12

64

 

14

HUS1023

Nhập môn phân tích dữ liệu

Introduction to Data Analysis  

2

20

20

60

 

15

HUS1024

Nhập môn Robotics

Introduction to Robotics

3

30

20

100

 

16

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Introduction to Vietnamese Culture

3

42

6

102

 

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

14

       

III.1

 

Các học phần bắt buộc

9

       

17

MAT1091

Giải tích 1

Calculus 1

3

30

30

90

  

18

MAT1101

Xác suất thống kê 

Probability and Statistics

3

27

36

87

 

19

GEO1100

Lập trình cơ sở

Basic Programming

3

30

30

90

 

III.2

 

Các học phần tự chọn

5/11

       

20

MAT1192

Giải tích 2

Calculus 2

2

20

20

60

MAT1091

21

MAT1090

Đại số tuyến tính

Linear Algebra

3

30

30

90

 

22

PHY1060

Vật lý đại cương

General Physics

3

30

26

94

 

23

CHE1080

Hóa học đại cương

General Chemistry

3

42

0

108

 

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

26

 

 

 

 

IV.1

 

Các học phần bắt buộc

24

 

 

 

 

24

GEO1179

Địa lý học 

Fundamentals of Geography

3

39

12

99

 

25

GEO1180

Địa lý Việt Nam 

Geography of Vietnam

3

35

20

95

 

26

GEO1103

Phương pháp nghiên cứu khoa học 

Methodology of Scientific Research

3

30

30

90

 

27

GEO1104

Trắc địa đại cương

Geodesy

3

30

30

90

 

28

GEO1105

Bản đồ đại cương

Cartography

3

35

20

95

 

29

GEO1106

Cơ sở viễn thám

Fundamentals of Remote Sensing

3

30

30

90

 

30

GEO1107

Hệ thống thông tin địa lý

Geographic Information System

2

25

10

65

GEO1105

31

GEO1108

Thực hành viễn thám và GIS 

ứng dụng

Remote Sensing and Applied GIS Practice

4

20

80

100

GEO1106

GEO1107

IV.2

 

Các học phần tự chọn

2/8

       

32

GEO1109

Khoa học môi trường và Biến đổi khí hậu

Environmental Science and Climate change

2

24

12

64

HUS1021

33

GEO1110

Toán trong địa lý

Mathematics in Geography

2

20

20

60

 

34

GEO1196

Cơ sở Kinh tế sinh thái

Fundamentals of Ecological Economics

2

25

10

65

HUS1021

35

GEO1112

Quản lý tài nguyên và môi trường

Environment and Resource Management

2

24

12

64

HUS1021

V

 

Khối kiến thức ngành

69

 

 

 

 

V.1

 

Các học phần bắt buộc

50

 

 

 

 

36

GEO1197

Cơ sở và lịch sử Quản lý đất đai

Fundamentals and  History of Land Administration

4

48

24

128

 

37

GEO1198

Pháp luật đất đai

Land Law

2

24

12

64

GEO1197

38

GEO1199

Quản lý tài chính đất đai

Land Finance Management

2

24

12

64

GEO1197

39

GEO1200

Đánh giá đất và Quy hoạch sử dụng đất đai

Land Evaluation and Land Use Planning

4

48

24

128

GEO1197

GEO1201

40

GEO1201

Thổ nhưỡng và Bản đồ thổ nhưỡng

Soil Science and Soil Map

2

24

12

64

GEO1105

GEO1179

41

GEO1202

Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất đai

Evaluation of Land Use and Land Use Change

2

24

12

64

GEO1105

42

GEO1203

Đăng ký đất đai và hồ sơ địa chính

Land Registration and Cadastral Records

3

35

20

95

GEO1197

43

GEO1204

Hệ thống thông tin đất đai

Land Information System

3

36

18

96

 

44

GEO1205

Xử lý số liệu đo đạc

Land Survey Data Processing

3

31

28

91

GEO1104

45

GEO1206

Đo đạc địa chính và ứng dụng tin học trong thành lập bản đồ

Cadastral Surveying and Application of Information Technology in Mapping

4

48

24

128

GEO1104

GEO1105

46

GEO1207

Thực tập đo đạc địa chính

Cadastral Survey Practice

2

5

50

45

GEO1206

47

GEO1186

Thực tập trắc địa đại cương

Practice on Geodesy

2

0

60

40

GEO1104

GEO1105

48

GEO3138

Lập trình Hệ thông tin địa lý

Geographic Information System Programming

3

30

30

90

GEO1107

GEO1100

49

GEO1208

Trắc địa ảnh và Công nghệ ảnh số

Digital Photogrammetry

3

35

20

95

GEO1104

50

GEO1209

Giải đoán, điều vẽ ảnh

Photo Interpretation

2

25

10

65

GEO1106

51

GEO3275

Thực tập Công nghệ ảnh số và giải đoán, điều vẽ ảnh

Field Practice on Digital Photogrammetry and Photo Interpretation

2

5

50

45

GEO1208

GEO1209

52

GEO1127

Thực tập cơ sở địa lý 

Physical Geography Field Trip

2

5

50

45

GEO1101

GEO1102/

GEO1179

53

GEO3156

Thực tập chuyên ngành và thực hành khởi nghiệp 

Field Trip for Specific Purposes and Entrepreneurship

3

5

80

65

 

54

GEO1210

Niên luận

Annual essay

2

4

52

44

 

V.2

 

Các học phần tự chọn

12/37

       

V.2.1

 

Hướng chuyên sâu về công nghệ địa chính

12/14

       

55

GEO1211

GIS ứng dụng

Applied GIS

3

35

20

95

GEO1107

GEO1197

56

GEO1212

Bản đồ chuyên đề trong Quản lý đất đai

Thematic Maps in Land Administration

2

24

12

64

GEO1105

GEO1206

57

GEO1213

Hệ thống thông tin bất động sản

Real-estate Information System

3

35

20

95

GEO1204/

GEO1239

58

GEO1214

Trắc địa vệ tinh

Satellite Geodesy

2

18

24

58

GEO1104

59

GEO1215

Trắc địa biển

Sea Surveying

2

26

8

66

GEO1104

60

GEO1216

Trắc địa cao cấp

Geodesy

2

25

10

65

GEO1104

V.2.2

 

Hướng chuyên sâu về quản lý đất đai, kinh tế đất và thị trường bất động sản

12/23

       

61

GEO1217

Thanh tra đất đai

Land Inspection

2

24

12

64

GEO1197

GEO1198

62

GEO1218

Quy hoạch đô thị

Urban Planning 

3

30

30

90

GEO1197/

GEO1234/

GEO1237

63

GEO1219

Định giá đất

Land Valuation

3

30

30

90

GEO1197

64

GEO1220

Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

Building and Management Land Administration Database

2

20

20

60

GEO1203

65

GEO1221

Quản lý thị trường bất động sản

Real Estate Market Management

2

20

20

60

GEO1197

66

GEO1222

Thống kê, kiểm kê đất đai

Land Statistics and Inventory

2

23

14

63

GEO1202

GEO1198

67

GEO1223

Quản lý nhà nước về Thu hồi đất

Land Acquisition Administration

2

20

20

60

GEO1197

GEO1198

68

GEO1224

Cơ sở kinh tế đất

Economic Land Base

2

20

20

60

GEO1197

69

GEO1225

Đầu tư và Kinh doanh bất động sản

Real Estate Investment and Business

2

24

12

64

GEO1224

70

GEO3155

Lập và quản lý các dự án đầu tư

Establishment and Management of Investment Projects

3

30

30

90

GEO1197

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

       

71

GEO4075

Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Thesis

7

75

60

215

 

   

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7/12

       

72

GEO1159

Đánh giá tác động môi trường

Environmental Impact Assessment

3

36

18

96

GEO1179/

GEO1101

73

GEO1162

Địa mạo học trong Quản lý đất đai

Geomorphology in Land Management

2

25

10

65

GEO1197/

GEO1114

74

GEO1121

Cơ sở quy hoạch và tổ chức lãnh thổ

Fundamentals of Territorial Planning and Organization

2

26

8

66

GEO1101

GEO1102/GEO1179

75

GEO1163

Bảo vệ tài nguyên và môi trường đất

Protection of Soil Resource and Environment

3

36

18

96

GEO1179/

GEO1116

76

GEO1227

Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Agricultural Land Management and Use

2

23

14

63

GEO1198

GEO1200

   

Tổng cộng

135

     

 

 

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge) 

PK1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật và quốc phòng - an ninh trong nghề nghiệp và cuộc sống.

PK2. Vận dụng các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn.

PK3. Vận dụng kiến thức cơ bản về thể dục thể thao vào quá trình tự tập luyện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân và cộng đồng.

PK4. Giải thích được các vấn đề của quản lý đất đai trên nền tảng kiến thức cơ bản của khoa học trái đất, khoa học sự sống trong bối cảnh văn hóa và hình thái chính trị, pháp luật của Việt Nam.

PK5. Làm rõ được nhu cầu và cách thức áp dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực quản lý đất đai. 

PK6. Vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên trong nhận dạng và giải quyết các vấn đề của quản lý đất đai.

PK7. Vận dụng được kiến thức cốt lõi của khoa học địa lý và công nghệ thông tin địa không gian trong giải quyết các vấn đề của quản lý đất đai. 

PK8. Phân tích được các vấn đề của quản lý đất đai trên nền tảng kiến thức tổng hợp về quy hoạch, pháp luật, kinh tế, hành chính và công nghệ.

PK9. Đánh giá được nhu cầu, tác động và tính khả thi của các quy định pháp luật, giải pháp về quản lý và sử dụng đất đai.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill) 

PS1. Kết hợp các công nghệ hiện đại trong đo đạc, xử lý, phân tích dữ liệu về đất đai đáp ứng yêu cầu công việc. 

PS2. Kết hợp các công cụ pháp luật, quy hoạch, hành chính, tài chính và công nghệ trong nhận dạng, lập kế hoạch và triển khai giải quyết các vấn đề trong quản lý đất đai. 

PS3. Giao tiếp tự tin, hiệu quả, trình bày mạch lạc; bảo vệ quan điểm, nhận thức của mình và phản biện các quan điểm khác.

PS4. Nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp cơ bản ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. 

PS5. Tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, chịu trách nhiệm với nhóm, giám sát, đánh giá và cải tiến chất lượng công việc của cá nhân và nhóm. 

PS6. Tự định hướng chuyên môn cho bản thân; tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. 

3. Chuẩn đầu ra về mức tự chủ và trách nhiệm (PK - Program Responsibility)

PR1. Tự chủ trong học tập và nghiên cứu; chịu trách nhiệm cá nhân, có ý thức học tập suốt đời. 

PR2. Tuân thủ các chủ trương, chính sách và quy định của tổ chức; hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định; giữ vững đạo đức nghề nghiệp. 

PR3. Nhận thức vai trò và trách nhiệm của ngành Quản lý đất đai đối với sự phát triển của xã hội; tuyên truyền, phổ biến kiến thức đã học và vận dụng chúng trong giải quyết các vấn đề của xã hội.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Các cử nhân ngành Quản lý đất đai có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng tài nguyên môi trường, làm việc tại viện nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đất đai, có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp, nông thôn, làm việc cho các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân về kinh doanh bất động sản,...

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các cử nhân ngành Quản lý đất đai có thể tiếp tục học tiếp bậc thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc tại các trường đại học trong nước và quốc tế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai,...

  1. ây dựng mô hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý sử dụng đất tỉnh Lào Cai.
  2. Nghiên cứu quá trình đô thị hoá phục vụ quản lý đất đô thị ở quận Tây Hồ.
  3. Nghiên cứu lịch sử và các mô hình quản lý và sử dụng đất ở các khu phố cổ của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ quản lý và sử dụng bền vững đất đai tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
  5. Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình phục vụ công tác bảo tồn các làng cổ Việt Nam: Đường Lâm (Hà Tây cũ), Phước Tích (Thừa Thiên - Huế), Phú Hội (Đồng Nai), Cái Bè (Tiền Giang).
  6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ảnh số và hệ thống định vị toàn cầu GPS trong tự động hóa thu thập dữ liệu không gian cho các hệ thống thông tin đất đai.
  7. Nghiên cứu xây dựng phần mềm hệ thống thông tin đất đai cấp cơ sở khu vực đô thị.
  8. Nghiên cứu, đánh giá độ chính xác của mô hình số độ cao thành lập bằng công nghệ ảnh số và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Học phí năm học 2024 - 2025 là 2.700.000đ/tháng/sinh viên.

Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Chương trình đào tạo đã kiểm định chất lượng. Thu học phí theo đề án định mức kinh tế kỹ thuật. Lộ trình tăng không quá 10% so với năm học trước.

Học bổng: Ngoài các học bổng hỗ trợ học tập của Trường, sinh viên theo học tại Khoa Địa lý còn nhận được:

- Học bổng Địa hình quân sự
- Học bổng Ponychung, Shinnyo-en, Kumho, Kova, Posco, Lawren sting,
Yamaha, Mitsubishi, Dongbu
- Học bổng BIDV, Đạm Phú Mỹ, Vừ A Dính
- Các học bổng trao đổi học tập, nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân khác.

Lễ trao học bổng Địa hình quân sự 

Phỏng vấn nhận học bổng Cargc -McGill

Sinh viên thực tập địa chính tại Ba Vì

Phối hợp với cựu sinh viên tổ chức ngày hội đón tân sinh viên

Sinh viên trình bày poster báo cáo khoa học tại hội nghị Khoa học sinh viên Trường

Sinh viên thực tập đo vẽ trắc địa

Sinh viên làm bài tập trong giờ học

Sinh viên chụp ảnh kỷ yếu tại sân trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN