Ngành học

Vật lí học

  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Hoạt động sinh viên
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

NGÀNH VẬT LÍ HỌC

MÃ XÉT TUYỂN: QHT03

KHOA VẬT LÍ

  • Cung cấp kiến thức: Cung cấp kiến thức về toán học, hóa học, tin học, điện tử tự động hóa và các kiến thức chuyên sâu về Vật lý.
  • Đào tạo kỹ năng: Kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học vào thực tiễn, kỹ năng giảng dạy ở bậc Cao đẳng, Đại học. Đáp ứng được nhu cầu nhân lực của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Thế mạnh tư duy: Có khả năng tư duy logic, mạch lạc, năng lực dẫn dắt về chuyên môn, năng lực tự học và nghiên cứu độc lập, năng lực làm việc nhóm, năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
  • Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học Quốc gia, các trường Đại học, Cao đẳng và THPT, các công ty và cơ quan trong các lĩnh vực như Điện tử, tin học và viễn thông.

Liên hệ Khoa Vật lí:

Website: http://www.vatly.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/khoavatlyhus/
Số điện thoại của Khoa: 024.3558.3980

 

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 

- Tên chương trình đào tạo:

+ Tiếng Việt: Chương trình đào tạo chuẩn

+ Tiếng Anh: Standard Program

- Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Vật lý học 

+ Tiếng Anh: Physics

- Mã số ngành đào tạo: 7440102

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân 

- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Vật lý

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Physics

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung 

Cử nhân Vật lý, chương trình đào tạo chuẩn, được trang bị các kiến thức nền tảng toàn diện, kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong lĩnh vực vật lý và các kỹ năng thực hành cần thiết để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp 4.0, sáng tạo khởi nghiệp và hội nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực vật lý và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên có các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bổ trợ cần thiết, tự chủ và trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn.

2.2. Mục tiêu cụ thể 

Sinh viên có các kiến thức cơ bản và cốt lõi của vật lý để theo học một trong các định hướng chuyên ngành trong lĩnh vực vật lý học. Mỗi định hướng chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, hướng dẫn cách tiếp cận với môi trường làm việc và triển khai nghiên cứu thực tế. 

Chương trình cũng giáo dục cho người học lòng yêu mến ngành học, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng các giá trị khoa học và tinh thần phấn đấu học tập lâu dài. Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và các kỹ năng cá nhân cần thiết khác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn, quản lý các dự án trong lĩnh vực vật lý học và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc để phát triển cá nhân và sự nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn.

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

3.1. Hình thức tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.

3.2. Đối tượng dự tuyển

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh: theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)

PK1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật đại cương trong nghề nghiệp và đời sống;

PK2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn;

PK3. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về thể dục thể thao trong tập luyện để nâng cao sức khỏe thể chất; phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng để nâng cao ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của Đất nước; 

PK4. Vận dụng được các kiến thức cơ bản của công nghiệp 4.0 như phân tích dữ liệu, Internet vạn vận, Robotics vào công việc và cuộc sống;

PK5. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học trái đất và sự sống, cơ sở văn hóa Việt Nam làm nền tảng lý luận và thực tiễn cuộc sống;

PK6. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên làm nền tảng bổ trợ để theo học các học phần tiếp theo;

PK7. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cốt lõi của toán lý, phương pháp số, Vật lý đại cương, một phần kiến thức của Vật lý hiện đại, các kỹ năng thực hành trong Vật lý, tiếng Anh chuyên ngành làm nền tảng bổ trợ cho khối kiến thức ngành;

PK8. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cần thiết về vật lý để xây dựng và triển khai được các dự án vật lý cơ bản;

PK9. Đánh giá, phân tích và vận dụng được các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề vật lý chuyên ngành;

PK10. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát được các quá trình làm việc, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực vật lý và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)

PS1. Phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng, triển khai nghiên cứu và giải quyết được các bài toán liên ngành trong lĩnh vực vật lý và các lĩnh vực khác có liên quan; Hình thành tư duy chỉnh thể, logic và khả năng phân tích đa chiều;

PS2. Đề xuất nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả triển khai và quản lý được các dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực vật lý và các lĩnh vực khác có liên quan;

PS3. Thích ứng với các xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, với thực trạng, mục tiêu và kế hoạch của cơ quan, tổ chức; điều chỉnh mục tiêu cá nhân phù hợp với thực tiễn công việc;

PS4. Lựa chọn thông tin, tìm kiếm tài liệu trong học tập, triển khai nghiên cứu và giải quyết vấn đề thực tiễn; sắp xếp công việc hợp lý, quản lý thời gian hiệu quả, có kỹ năng tự học và cập nhật kiến thức, xây dựng mục tiêu cá nhân và phát triển sự nghiệp;

PS5. Thích ứng với các yêu cầu làm việc cá nhân và làm việc nhóm, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm làm việc; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;

PS6. Lựa chọn phương thức giao tiếp phù hợp, soạn thảo nội dung và thuyết trình vấn đề chuyên môn; sử dụng ngoại ngữ với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)

PR1. Nhận thức được vai trò của ngành học, tuân thủ các quy định về đạo đức nghiên cứu và đạo đức nghề nghiệp; hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm trong công việc; 

PR2. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương và chính sách của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm cao với cộng đồng và xã hội;

PR3. Tự chủ trong học tập và nghiên cứu, tự định hướng, bảo vệ quan điểm cá nhân và đưa ra kết luận chuyên môn; sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể; 

PR4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hoạt động chuyên môn, hướng dẫn và giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực vật lý và các lĩnh vực khác có liên quan. 

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Vật lý có thể làm việc tại:

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học Quốc gia như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Ứng dụng công nghệ. Các trường Đại học, Sư phạm, Cao đẳng... (nếu tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc có thể được giữ lại trường đại học làm cán bộ tạo nguồn giảng viên ngay sau khi tốt nghiệp) hoặc tiếp tục học các bậc cao hơn như cao học, tiến sỹ;

- Các cơ quan khoa học của các tỉnh, huyện (Ủy ban khoa học);

- Các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ; 

- Các cơ quan trong các lĩnh vực khác có liên quan như: điện tử, tin học, viễn thông…

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Vật lý có đủ năng lực nghiên cứu để trở thành Học viên cao học, Nghiên cứu sinh tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):

130 tín chỉ

- Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):

21 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

+ Tự chọn:

 

5/13 tín chỉ

5 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

 

12 tín chỉ

3/15 tín chỉ

15 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

 

28 tín chỉ

3/12 tín chỉ

31 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:

 

39 tín chỉ

12/168 tín chỉ

7 tín chỉ

58 tín chỉ

Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo: 

- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá. 

- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học. 

- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại: 

+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.

+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.

+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức: 

Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành

- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.

2. Khung chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Học phần

Số 

tín chỉ

Số giờ học tập

Mã 

học phần
tiên quyết

thuyết

Thực
hành

Tự
học

I

 

Khối kiến thức chung

21

 

 

 

 

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

1

PHI1006

Triết học Mác - Lênin

3

42

6

102

 

Marxist - Leninist Philosophy

2

PEC1008

Kinh tế chính trị Mác -Lênin

2

30

0

70

PHI1006

Marxist-Leninist Political Economy

3

PHI1002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

28

4

68

PHI1006

Scientific Socialism

4

HIS1001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

28

4

68

 

History of Vietnamese Communist Party

5

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

28

4

68

 

Ho Chi Minh's Ideology

6

THL1057

Nhà nước và pháp luật đại cương

2

30

0

70

 

General State and Law

7

HUS1011

Tin học cơ sở

3

10

40

100

 

General to Informatics

8

 

Ngoại ngữ B1

5/20

 

 

 

 

Foreign Language B1

 

FLF1107

Tiếng Anh B1

5

25

50

175

 

English B1

 

FLF1407

Tiếng Trung Quốc B1

5

25

50

175

 

Chinese B1

 

FLF1607

Tiếng Nhật Bản B1

5

25

50

175

 

Japanese B1

 

FLF1707

Tiếng Hàn Quốc B1

5

25

50

175

 

Korean B1

9

CME1000

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

8

60

80

260

 

National Defence Education

10

PES1000

Giáo dục thể chất

4

5

110

85

 

Physical Education

11

HUS1012

Kỹ năng bổ trợ

3

31

14

105

 

Soft skills

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực 

5/13

 

 

 

 

12

HUS1021

Khoa học trái đất và sự sống

3

33

24

93

 

Earth and Life Sciences

13

HUS1022

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

2

24

12

64

 

Introduction to Internet of Things

14

HUS1023

Nhập môn phân tích dữ liệu

2

20

20

60

 

Introduction to Data Analysis

15

HUS1024

Nhập môn Robotics

3

30

20

100

 

Introduction to Robotics

16

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

42

6

102

 

Introduction to Vietnamese Culture

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

15

 

 

 

 

III.1

 

Các học phần bắt buộc

12

 

 

 

 

17

PHY1106

Đại số tuyến tính

3

30

30

90

 

Linear Algebra

18

PHY1107

Giải tích 1

3

30

30

90

 

Calculus 1

19

PHY1108

Giải tích 2

3

30

30

90

PHY1107

Calculus 2

20

PHY1109

Xác suất thống kê

3

30

30

90

PHY1107/

PHY1301

Probability and Statistics

III.2

 

Các học phần tự chọn

3/15

 

 

 

 

21

CHE1080

Hóa học đại cương

3

42

0

108

 

General Chemistry

22

PHY1112

Vật lý môi trường

3

30

30

90

PHY2302/ PHY2302E PHY2304/ PHY2304E

Environmental Physics

23

PHY1113

Lập trình C

3

30

30

90

HUS1011

PHY1106/

PHY1300

C Programming

24

PHY1114

Lập trình Matlab

3

30

30

90

HUS1011

Matlab Programming

25

PHY1303

Lập trình Python

3

30

30

90

HUS1011

Python Programming

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

31

 

 

 

 

IV.1

 

Các học phần bắt buộc

28

 

 

 

 

26

PHY1348

Phương pháp toán cho Vật lý

3

30

30

90

PHY1106

PHY1108

Mathematics in Physics

27

PHY1050

Cơ học

3

33

24

93

 

Mechanics

28

PHY2302

Nhiệt động học và Vật lý phân tử

3

30

30

90

PHY1107/

PHY1301

PHY1050/

PHY2301

Thermodynamics and Molecular physics

29

PHY1314

Điện và từ học

3

30

30

90

PHY1108

Electricity and Magnetism

30

PHY2304

Quang học

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Optics

31

PHY2307

Thực hành Vật lý đại cương 1

2

0

60

40

PHY1050/

PHY2301/

PHY2301E

General Physics Practice 1

32

PHY2308

Thực hành Vật lý đại cương 2

2

0

60

40

PHY2307

General Physics Practice 2

33

PHY2309

Thực hành Vật lý đại cương 3

2

0

60

40

PHY2308

General Physics Practice 3

34

PHY2004

Vật lý hạt nhân

2

20

20

60

PHY1050/

PHY2301/

PHY2301E

Nuclear Physics

35

PHY2064

Vật lý nguyên tử

2

20

20

60

PHY2304

Atomic Physics

36

PHY3296

Tiểu luận

3

5

80

65

 

Mini Project

IV.2

 

Các học phần tự chọn

3/12

 

 

 

 

37

PHY2000

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

15

60

75

 

Research Methods in Science

38

PHY3509

Vật lý của vật chất

3

30

30

90

PHY2306E/

PHY2306/ PHY2404

Physics of Matter

39

PHY4325

Mở đầu về thuyết tương đối và vật lý lượng tử

3

43

0

107

PHY2304

PHY1050/

PHY2301

Introduction to Relativity and Quantum Physics

40

PHY3462

Mở đầu về công nghệ nano

3

30

30

90

CHE1080

PHY3346

Introduction to nanotechnology

V

 

Khối kiến thức ngành 

58

 

 

 

 

V.1

 

Các học phần bắt buộc

39

 

 

 

 

41

PHY3301

Cơ học lý thuyết

3

30

30

90

PHY1108

PHY1050

Theoretical mechanics

42

PHY3606

Điện động lực học

4

45

30

125

PHY1314/

PHY2303

Electrodynamics

43

PHY2306

Cơ học lượng tử

4

45

30

125

PHY1348

PHY2304

Quantum Mechanics

44

PHY1364

Vật lý thống kê

4

45

30

125

PHY1109/

PHY1109E

Statistical Physics

45

PHY2206

Kỹ thuật điện tử

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Electronics Technology

46

PHY2504

Phương pháp số

3

30

30

90

PHY1106/

PHY1300

Numerical Methods

47

PHY3503

Tiếng Anh chuyên ngành

2

30

0

70

FLF1107

English for Specific Purposes

48

PHY1305

Phương trình Toán - Lý

3

30

30

90

PHY1108/

PHY1302

Partial Differential Equations of Mathematical Physics

49

PHY3506

Các phương pháp thí nghiệm trong Vật lý hiện đại

2

30

0

70

PHY2308

Experimental methods in Modern Physics

50

PHY3507

Thực tập Vật lý hiện đại

2

15

30

55

PHY3506/

PHY3506E

Modern Physics Laboratory

51

PHY3510

Mở đầu Thiên văn học

3

30

30

90

PHY2304

Introduction to Astronomy

52

PHY3454

Thực tập thực tế

3

3

84

63

 

Internship

   

Thực tập chuyên ngành

(Sinh viên chọn một trong các môn thực tập chuyên ngành dưới đây)

3/18

 

 

 

 

53

PHY3357

Thực tập Vật lý lý thuyết

3

0

90

60

PHY2306/

PHY2404

PHY1364/

PHY3608

Laboratory in Theoretical Physics

54

PHY1308

Thực tập Vật lý Chất rắn và Vật lý Nhiệt độ thấp

3

0

90

60

PHY2306/

PHY2404

Laboratory in Solid State Physics and Cryogenics

55

PHY3649

Thực tập kỹ thuật điện tử

3

0

90

60

PHY2206/

PHY3610

Laboratory in Electronic Engineering

56

PHY3356

Thực tập Quang lượng tử

3

10

60

80

PHY2304

Laboratory in Quantum Optics

57

PHY1309

Thực tập tính toán trong Khoa học Vật liệu và Vật lý y sinh 

3

30

30

90

PHY3346

PHY1364/

PHY3303/

PHY3608

Laboratory in Computational Materials Science and Biophysics

58

PHY3359

Thực tập Vật lý trái đất

3

10

60

80

PHY3419

Laboratory in Physics of the Earth

V.2

 

Các học phần tự chọn

12/168

 

 

 

 

59

PHY3514

Mở đầu về lý thuyết trường lượng tử

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404

Introduction to Quantum Field Theory

60

PHY3337

Vật lý các hệ thấp chiều

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404

PHY1364/

PHY3608

Low dimensional physics

61

PHY3513

Lý thuyết nhóm cho Vật lý

3

35

20

95

PHY1106/

PHY1300

PHY1108/

PHY1302

Group Theory

62

PHY3338

Lý thuyết hạt cơ bản

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404

Particle Theory

63

PHY3524

Mở đầu thuyết tương đối rộng

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404

Introduction to General Relativity

64

PHY3333

Thống kê lượng tử

3

30

30

90

PHY2306

PHY1364

Quantum Statistical physics

65

PHY3334

Lý thuyết chất rắn

3

35

20

95

PHY2306 PHY1364

Solid State Theory

66

PHY3528

Lý thuyết trường lượng tử cho hệ nhiều hạt

3

35

20

95

PHY2306

PHY1364

Quantum Field Theory for many-body system

67

PHY1312

Vật lý sinh học

3

30

30

90

PHY2302

PHY1364/

PHY3303/

PHY3608

Biophysics

68

PHY3392

Mở đầu Vật lý vật liệu mềm và các hệ y sinh

3

36

18

96

PHY2302

PHY1364/

PHY3303/

PHY3608

Introduction to soft matters and biophysics

69

PHY3346

Vật lý chất rắn

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404/

PHY3169

PHY1364/

PHY3608/

PHY3303

Solid State Physics

70

PHY1307

Vật lý tính toán

3

30

30

90

PHY2504

Computational Physics

71

PHY3351

Vật lý linh kiện bán dẫn

3

45

0

105

PHY1314/

PHY2303

Physics of Semiconductor Devices

72

PHY3348

Từ học và Siêu dẫn

3

35

20

95

PHY2306

Superconductivity and Magnetism

73

PHY1310

Vật lý bán dẫn

3

45

0

105

PHY2304

Semiconductor Physics

74

PHY3707

Các phép đo từ

3

30

30

90

PHY3346

Magnetic measurements

75

PHY3713

Quang điện tử và quang tử

3

45

0

105

PHY2304

Opto-electronics and Photonics

76

PHY3353

Quang bán dẫn

3

45

0

105

PHY1310

Optical Processes in Semiconductors

77

PHY3517

Lý thuyết xử lý tín hiệu số

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Theory of digital signal processing

78

PHY3512

Điều chế xung và điều chế số

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Pulse modulation and Digital modulation

79

PHY3521

Lý thuyết truyền dẫn số

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Theory of digital communication

80

PHY3522

Vi điều khiển

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Microcontrollers

81

PHY3652

Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Measurement and Signal Processing Techniques

82

PHY3653

Kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Non-destructive Testing Techniques

83

PHY3424

Nguyên lý và ứng dụng kỹ thuật truyền tin số

3

30

30

90

 

Principles and Applications of Digital Communication Techniques

84

PHY3379

Máy tính và ghép nối

3

30

20

100

HUS1011

PHY2206

Computer and Interfacing

85

PHY3414

Dao động

3

45

0

105

PHY3606

PHY1348

Physics of Oscillation

86

PHY3329

Vật lý laser và ứng dụng

3

35

20

95

PHY2304

Laser Physics and Applications

87

PHY3390

Quang phổ học phân tử

3

45

0

105

PHY2306/

PHY2404

Molecular Spectroscopy

88

PHY1311

Quang tử và ứng dụng

3

45

0

105

PHY2304

Photonics and its applications

89

PHY3391

Quang phổ học thực nghiệm

3

40

6

104

PHY2304

The basic of Experimental Spectroscopy

90

PHY3401

Thông tin quang

3

35

20

95

PHY2304

Optical communication

91

PHY3419

Vật lý Trái đất

3

35

20

95

PHY2304

Physics of the Earth

92

PHY3515

Địa chấn học

3

35

20

95

HUS1011

PHY2304

PHY1106/

PHY1300

Seismology

93

PHY3526

Các phương pháp trường thế áp dụng trong địa vật lý

3

35

20

95

PHY2304

Potential methods applied in Geophysics

94

PHY3404

Phương pháp thăm dò điện

3

30

20

100

PHY2304 PHY1305

Geoelectrical Methods

95

PHY3405

Phương pháp thăm dò từ

3

30

20

100

PHY1314

Magnetic exploration method

96

PHY3406

Phóng xạ và địa vật lý hạt nhân

3

30

20

100

PHY2304

Radioactive and Nuclear Geophysics

97

PHY3407

Địa vật lý giếng khoan

3

30

20

100

PHY2304

Logging Geophysics

98

PHY3408

Địa chất cho địa vật lý

3

30

20

100

PHY2304

Geology for Geophysicists

99

PHY3432

Mô phỏng Vật lý bằng máy tính

3

30

30

90

PHY2304

Simulation of Physics Problems

100

PHY3313

Lập trình nâng cao

3

30

30

90

HUS1011

Advanced Programming

101

PHY3335

Hệ thống nhúng

3

30

30

90

HUS1011

PHY2206/

PHY3610

Embedded Systems

102

PHY3336

Lập trình cho thiết bị di động và Web

3

30

30

90

HUS1011

Programming for Mobile and Web

103

PHY3380

Lập trình song song

3

30

30

90

HUS1011

Parallel computing

104

PHY3307

Hệ thống cơ sở dữ liệu

3

30

30

90

HUS1011

Database Systems

105

PHY3527

Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học

3

35

20

95

PHY2306/

PHY2404/

PHY3169

Introduction to Quantum Theory 

of Magnetism

106

PHY3393

Vật lý chất rắn ở nhiệt độ thấp

3

30

30

90

PHY2306

PHY1364

Physics of solids at low temperature

107

PHY3446

Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp

3

30

30

90

PHY2302

PHY1314/

PHY2303

Physics and low - temperature technique

108

PHY3394

Nhiệt động lực học và ứng dụng

3

30

30

90

PHY2302

PHY1314

Thermodynamics and applications

109

PHY3448

Vật lý siêu dẫn và ứng dụng

3

30

30

90

PHY3346

Superconductivity and Applications

110

PHY3472

Mô hình chuẩn và mở rộng

3

35

20

95

PHY3514

Standard Models and Beyond

111

PHY3471

Vũ trụ học

3

35

20

95

PHY3510

Cosmology

112

PHY3525

Mở đầu Vật lý hạt và Vật lý năng lượng cao

3

30

30

90

PHY2306/

PHY2404

Introduction to Particle Physics and High Energy Physics

113

PHY1341

Khoa học vật liệu đại cương

3

45

0

105

PHY2306/

PHY2404/

PHY3169

Introduction to Materials Science

114

PHY1313

Nhập môn Trí tuệ nhân tạo

3

30

30

90

HUS1011

Introduction to Artificial Intelligence

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

 

115

PHY4050

Khóa luận tốt nghiệp

7

75

60

215

 

Graduation Thesis

 

 

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

 

 

 

 

116

PHY1363

Vật lý hiện đại

4

45

30

125

PHY2304

Modern physics

117

PHY3455

Tin học cho Vật lý

3

30

30

90

HUS1011

Informatics for Physics

   

Tổng cộng

130

 

 

 

 
  • Thực tập: Có cơ hội nhận học bổng thực tập ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu lớn, các công ty trong và ngoài nước: ĐH Nanyang (Singapore), Viện KAIST (Hàn Quốc), Viện NAIST (Nhật Bản),…
  • Các công việc phù hợp: Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học và các Viện nghiên cứu, phụ trách kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước,…
  • Cơ quan, doanh nghiệp có thể làm: Các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu Quốc gia (Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị Khoa học,…), các doanh nghiệp: Viettel, Canon, Panasonic, Samsung, LG, Nissan, Rạng Đông, …
  • Định hướng chuyên sâu/phát triển lâu dài: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Vật lý có khả năng học Cao học hoặc Nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo sau Đại học uy tín trong và ngoài nước.
  • Tình hình việc làm của sinh viên các khóa đã tốt nghiệp:
  • Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp là 78% (số liệu tháng 9/2017)
  • Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là 95,5% (số liệu 12/2017)

Cựu sinh viên của Khoa

1. Học phí

Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2024 - 2025 là 2.700.000đ/ tháng/sinh viên.

Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Chương trình đào tạo đã kiểm định chất lượng. Thu học phí theo đề án định mức kinh tế kỹ thuật. Lộ trình tăng không quá 10% so với năm học trước.

2. Học bổng khuyến khích học tập 1 kỳ:

  • CTĐT Chuẩn:
    • Loại Khá: 800.000đ/1 tháng x 05 tháng
    • Loại Giỏi: 830.000đ/1 tháng x 05 tháng
    • Loại Xuất sắc: 850.000đ/1 tháng x 05 tháng
  • CTĐT Cử nhân Khoa học Tài năng:
    • Loại Khá: 950.000đ/1 tháng x 05 tháng
    • Loại Giỏi: 1.050.000đ/1 tháng x 05 tháng
    • Loại Xuất sắc: 1.300.000đ/1 tháng x 05 tháng;

Lễ trao học bổng Hoàng Phương

  • Học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân: Học bổng Hoàng Phương, Học bổng Mitsubishi, Học bổng Posco, Học bổng BIDV, Học bổng Lawrence Sting, …

3. Chính sách hỗ trợ sinh viên:

  • Chính sách hỗ trợ sinh viên: Hỗ trợ chỗ ở ký túc xá, miễn giảm học phí, vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cho sinh viên gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn,…
  • Lợi thế của môi trường học: Cơ sở vật chất hiện đại, tỷ lệ sinh viên/giảng viên: 12/1, nhiều GS, PGS đầu ngành, trên 90% giảng viên có học vị tiến sĩ.

Nghiên cứu ứng dụng

TS. Nguyễn Thế Nghĩa đạt giải dự án xuất sắc của cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam 2017” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức với đề tài “Nghiên cứu chế tạo và thương mại hoá turbine gió dải rộng hiệu suất cao, giá thành rẻ cho TN1” cho các khu vực khó tiếp cận nguồn điện lưới quốc gia”.

Hoạt động sinh viên
GS. Gerard’t Hooft – Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1999 đến giảng bài và giao lưu với sinh viên Khoa Vật lý.
Hoạt động sinh viên
Các sinh viên CNKHTN tham gia chương trình trao đổi tại NTU, Singapore.

Trao Giải thưởng Nguyễn Hoàng Phương năm 2018

Câu lạc bộ Vật lí kết hợp Câu lạc bộ Địa chất (GEO BUS) đã tổ chức thử nghiệm chương trình "LABTOUR-KIDS"

Cuộc thi “Đua xe lập trình lần thứ 2” với tên gọi “HUS-RACING/2/2014”  do Khoa Vật lí tổ chức vào năm 2014

Tham gia Olympic Vật lí sinh viên toàn quốc

Cựu sinh viên Ngô Gia Long - Khóa K57, CTĐT Cử nhân Khoa học Tài năng – Ngành Vật lý học

  • Ngô Gia Long là thủ khoa đầu ra Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN khóa 2012-2016 với điểm tích lũy là 3.88/4.0, hiện là Giảng viên Khoa Vật lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
  • Khen thưởng, thành tích và học bổng của Ngô Gia Long:
  • Giải Nhất nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Giải Nhì Olympic Cơ học toàn quốc năm 2014.
  • Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015.
  • Tham gia chương trình JENESYS 2.0 và Sakura Exchange Program tại Nhật Bản năm 2014 và 2015.
  • Học bổng Nguyễn Hoàng Phương năm học 2015.
  • Học bổng POSCO năm 2014.
  • Học bổng Odon Vallet năm 2015.

 Ngô Gia Long, lớp K57 CNKHTN Vật lý nhận Giải nhất tại Hội nghị khoa học sinh viên cấp trường năm 2016

Cựu sinh viên Lưu Trần Trung - Khóa K48, CTĐTCử nhân Khoa học Tài năng – Ngành Vật lý học

Sau khi tốt nghiệp, Lưu Trần Trung theo học Cao học ngành Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Hàn Quốc (2008-2010) và làm nghiên cứu sinh tại Đại học tổng hợp Munich (LMU), Viện Nghiên cứu Max Planck về quang học lượng tử, Đức (2010-2015).

Anh nghiên cứu sau Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Max Planck về quang học lượng tử tại Đức (2015-2016) và nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Thụy Sỹ - ETH Zurich (2016- hiện nay).

Bài báo khoa học: Đồng tác giả thứ nhất của 2 bài báo trên Nature (2015, 2016), đồng tác giả của 1 bài báo trên Science (2011) và 1 bài trên Nature (in press 2016), tác giả chính, tác giả thứ nhất, và đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học và công bố quốc tế khác.

Lưu Trần Trung được mời đi giảng dạy ở nhiều phòng thí nghiệm nổi tiếng trên thế giới và đạt nhiều giải thưởng. Đó là giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc của ISULS 2015, các giải thưởng và học bổng của các chương trình danh tiếng: KAIST (Hàn Quốc), DAAD (Đức), Marie-Curie (EU – Châu Âu), ĐH Hamburg (Đức), ĐH Stanford (California, Mỹ), ĐH Ottawa, Montreal, Quebec (Canada), ETH Zurich (Thụy Sỹ),…

Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu

TS. Nguyễn Thế Toàn tốt nghiệp ĐH tại Khoa Vật lý ĐH KHTN năm 1994, lấy bằng Tiến sỹ Vật lý tại Đại học Bang Minnesota, Hoa Kỳ năm 2002. Từ năm 2002 đến năm 2013, TS. Toàn nghiên cứu và giảng dạy tại các trường ĐH ở Hoa kỳ như: ĐH Chicago, ĐH California, Viện Công nghệ Georgia. Từ năm 2013 đến nay, TS. Toàn là giảng viên Khoa Vật lí-ĐHKHTN.
TS. Nguyễn Thế Toàn là chuyên gia hàng đầu về Vật lý thống kê, Vật lý chuyển pha, Vật liệu mềm. Hiện TS. Toàn đã có gần 40 công trình đăng trên các tạp chí Khoa học quốc tế với số trích dẫn khoảng 2900 lượt, 10 báo cáo mời (invited talks) trong các Hội nghị KH quốc tế, xuất bản 03 cuốn sách chuyên khảo.

Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
PGS.TS Nguyễn Thế Toàn (trái) tại Lễ trao bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh đầu tiên mà anh hướng dẫn: TS. Se Il Lee của Hàn Quốc.

 

Ông Nguyễn Hồng Thu, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: “Trung tâm chúng tôi tuyển dụng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Vật lý, ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội (HUS). Nhiều em đang là cán bọ chủ chốt của Trung tâm. Điểm mạnh của sinh viên tốt nghiệp ở Khoa Vật lý HUS là kiến thức nền rất vững, kỹ năng nghiên cứu và sáng tạo rất tốt.”

GS. Ewald Janssen, nghiên cứu về lĩnh vực Nano Science & Technology, Đại học KU Leuven, Bỉ: “Tôi đã có một sinh viên Việt nam làm việc tại lab của tôi và anh ấy làm việc trong lĩnh vực cluster science rất thành công. Hiện nay thì anh ấy đã hoàn thành Tiến sỹ và trở về Việt nam, hiện có một công việc với một vị trí rất tốt. Chúng tôi rất muốn tiếp tục có những sinh viên tốt từ Việt nam, là những sv có kiến thức tốt về Vật lý, sáng tạo trong phòng thí nghiệm, có khả năng đưa ra những ý tưởng và giải pháp linh hoạt. Tôi nghĩ đó là một trong những yếu tố để đánh giá một sinh viên tài năng. Tất nhiên bên cạnh đó Tiếng Anh cũng là một điều rất quan trọng để có thể giao tiếp tốt trong môi trường học tập và làm việc, nhưng quan trọng nhất vẫn là kiến thức về Vật lý. Khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện đang rất phát triển, và các bạn đang làm rất tốt, đầu tư vào đúng ngành, đúng trường. Tất nhiên nếu so sánh với Châu Âu thì các trang thiết bị vẫn chưa thể nhiều và hiện đại bằng, nhưng hiện nay số lượng và chất lượng của các trang thiết bị của các bạn đang tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt bên cạnh đó là việc giáo dục và đào tạo của các bạn hiện ở một cấp độ khá cao. Trong trường hợp các bạn muốn nghiên cứu khoa học thì việc kết hợp các phòng thí nghiệm, các nguồn tài nguyên với các nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì chắc chắn sẽ tạo nên những tiến bộ đột phá.”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN