1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo:
+ Tiếng Việt: Chương trình chuẩn
+ Tiếng Anh: Standard Program
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Khoa học và công nghệ thực phẩm
+ Tiếng Anh: Food Science and Technology
- Mã số ngành đào tạo: 7540110 (Ngành đào tạo thí điểm)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Food Science and Technology.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội; có kiến thức chuyên môn sâu, toàn diện, nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật. Sinh viên có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có khả năng hướng dẫn, phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện của ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm để áp dụng cho công tác về quản lý giám sát, kiểm định chất lượng, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm từ nguyên liệu đến chế biến và tiêu dùng, quá trình chế biến và bảo quản và tiêu dùng thực phẩm. Ngoài ra, chương trình đào cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm, văn hóa ẩm thực của con người.
Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành, phân tích và đánh giá, chế biến và bảo quản thực phẩm. Tư duy phân tích đa chiều, logic để đưa ra các giải pháp chuyên môn; vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển bản thân, khởi nghiệp. Kỹ năng quản lý lãnh đạo, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ đạt chuẩn bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm.
Mức tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên được rèn luyện để có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tự chủ, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề phức tạp, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có phẩm chất chính trị, sức khoẻ tốt, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ cộng đồng.
3. Thông tin tuyển sinh
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.
3.1. Hình thức tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.
3.2. Đối tượng dự tuyển
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 90-100 sinh viên.
Từ sau năm 2024 trở đi quy mô tuyển sinh căn cứ vào thực tế cũng như theo chỉ tiêu của Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)
PK1. Hiểu bối cảnh và tư tưởng đường lối của Nhà nước Việt Nam, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật;
PK2. Hiểu kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, văn hóa, công nghệ thông tin làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành khoa học trái đất và môi trường, khoa học và công nghệ thực phẩm, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu công việc;
PK3. Áp dụng các kiến thức của khối ngành khoa học tự nhiên, xã hội và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm;
PK4. Áp dụng kiến thức ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, các kiến thức cơ bản về hệ thống nông nghiệp, an ninh lương thực, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thực phẩm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm;
PK5. Phân tích và tư vấn sức khỏe, rủi ro, dinh dưỡng, quản lý chất lượng thực phẩm, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)
PS1. Phát hiện vấn đề, tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, triển khai nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn về khoa học và công nghệ thực phẩm;
PS2. Làm việc nhóm, dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác, hướng dẫn, giám sát người khác làm các công việc cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn về khoa học và công nghệ thực phẩm;
PS3. Thực hành tư duy phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế, thích ứng với điều kiện thực tế;
PS4. Thích ứng và đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành cũng như kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
PS5. Giao tiếp thành thạo bằng văn bản, qua thư điện tử/phương tiện truyền thông, truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; thuyết trình, truyền tải, phổ biến kiến thức tới người khác, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;
PS6. Sử dụng ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đạt chuẩn bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3. Về mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)
PR1. Đáp ứng năng lực tự chủ cao, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
PR2. Tiếp thu kiến thức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và bảo vệ được quan điểm cá nhân;
PR3. Thực hiện lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn.
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực nhận công tác tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… hoặc công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước; giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm/doanh nghiệp về lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm đủ điều kiện để học sau đại học tại các trường đại học uy tín trong nước cũng như trên thế giới;
- Có khả năng tự cập nhật, bổ sung kiến thức mới thông qua tự học để đào tạo nâng cao, trình độ.
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)
|
131 tín chỉ
|
- Khối kiến thức chung:
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)
|
21 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo lĩnh vực:
|
5/13 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo khối ngành:
|
21 tín chỉ
|
+ Bắt buộc:
|
18 tín chỉ
|
|
+ Tự chọn:
|
3/18 tín chỉ
|
|
- Khối kiến thức theo nhóm ngành:
|
6 tín chỉ
|
+ Bắt buộc:
|
3 tín chỉ
|
|
+ Tự chọn:
|
3/12 tín chỉ
|
|
- Khối kiến thức ngành:
|
78 tín chỉ
|
+ Bắt buộc:
|
59 tín chỉ
|
|
+ Tự chọn:
|
12/41 tín chỉ
|
|
+ Khoá luận tốt nghiệp/các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp
|
7 tín chỉ
|
|
Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo:
- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá.
- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học.
- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại:
+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.
+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.
+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức:
Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành
- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.
- Những học phần có mã kết thúc bằng chữ "E" là học phần có ngôn ngữ giảng dạy bằng Tiếng Anh.
2. Khung chương trình đào tạo
STT
|
Mã
học phần
|
Học phần
|
Số tín chỉ
|
Số giờ học tập
|
Mã
học phần
tiên quyết
|
Lí thuyết
|
Thực hành
|
Tự học
|
I
|
|
Khối kiến thức chung
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)
|
21
|
|
|
|
|
1
|
PHI1006
|
Triết học Mác – Lênin
Marxist – Leninist Philosophy
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
2
|
PEC1008
|
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Marxist-Leninist Political Economy
|
2
|
30
|
0
|
70
|
PHI1006
|
3
|
PHI1002
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Scientific socialism
|
2
|
28
|
4
|
68
|
PHI1006
|
4
|
HIS1001
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
History of Vietnamese Communist Party
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
5
|
POL1001
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh's Ideology
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
6
|
THL1057
|
Nhà nước và pháp luật đại cương
General State and Law
|
2
|
30
|
0
|
70
|
|
7
|
HUS1011
|
Tin học cơ sở
General to Informatics
|
3
|
10
|
40
|
100
|
|
8
|
|
Ngoại ngữ B1
Foreign Language B1
|
5/35
|
|
|
|
|
|
FLF1107
|
Tiếng Anh B1
English B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1207
|
Tiếng Nga B1
Russian B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1307
|
Tiếng Pháp B1
French B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1407
|
Tiếng Trung Quốc B1
Chinese B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1507
|
Tiếng Đức B1
German B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1607
|
Tiếng Nhật Bản B1
Japanese B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
|
FLF1707
|
Tiếng Hàn Quốc B1
Korean B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
9
|
CME1000
|
Giáo dục quốc phòng-an ninh
National Defence Education
|
8
|
|
|
|
|
10
|
PES1000
|
Giáo dục thể chất
Physical Education
|
4
|
|
|
|
|
11
|
HUS1012
|
Kỹ năng bổ trợ
Soft skills
|
3
|
31
|
14
|
105
|
|
II
|
|
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
5/13
|
|
|
|
|
12
|
HUS1021
|
Khoa học Trái Đất và sự sống
Earth and Life Sciences
|
3
|
33
|
24
|
93
|
|
13
|
HUS1022
|
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Introduction to Internet of Things
|
2
|
24
|
12
|
64
|
|
14
|
HUS1023
|
Nhập môn phân tích dữ liệu
Introduction to Data Analysis
|
2
|
20
|
20
|
60
|
|
15
|
HUS1024
|
Nhập môn Robotic
Introduction to Robotics
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
16
|
HIS1056
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Introduction to Vietnamese Culture
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
III
|
|
Khối kiến thức theo khối ngành
|
21
|
|
|
|
|
III.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
18
|
|
|
|
|
17
|
MAT1090
|
Đại số tuyến tính
Linear Algebra
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
18
|
MAT1101
|
Xác suất thống kê
Probability and Statistics
|
3
|
27
|
36
|
87
|
|
19
|
CHE1080
|
Hóa học đại cương
General Chemistry
|
3
|
42
|
0
|
108
|
|
20
|
CHE1081
|
Hoá học hữu cơ
Organic Chemistry
|
3
|
35
|
20
|
95
|
|
21
|
EVS3462
|
Truyền nhiệt chuyển khối
Heat Transfer - Mass Transfer
|
3
|
30
|
30
|
90
|
CHE1081
|
22
|
CHE1057
|
Hóa học phân tích
Analytical Chemistry
|
3
|
42
|
0
|
108
|
CHE1080/
CHE1080E
|
III.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
3/18
|
|
|
|
|
23
|
MAT1091
|
Giải tích 1
Calculus 1
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
24
|
PHY1103
|
Điện - Quang
Electromagnetism - Optics
|
3
|
30
|
30
|
90
|
MAT1091
|
25
|
EVS3463
|
Khoa học và công nghệ môi trường
Environmental Science and Technology
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
26
|
EVS1106
|
Biến đổi khí hậu
Climate change
|
3
|
40
|
0
|
110
|
|
27
|
EVS3402
|
Khí tượng và khí hậu học
Meteorology and Climatology
|
3
|
45
|
0
|
105
|
|
28
|
PHY1100
|
Cơ - Nhiệt
Mechanics -Thermodynamics
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
IV
|
|
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
6
|
|
|
|
|
IV.1
|
|
Học phần bắt buộc
|
3
|
|
|
|
|
29
|
EVF2001
|
Hệ thống cây trồng vật nuôi an toàn
Safe Crop and Livestock Systems
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
IV.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
3/12
|
|
|
|
|
30
|
EVF2002
|
An ninh lương thực
Food Security
|
3
|
35
|
20
|
95
|
|
31
|
EVF2003
|
Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm
Food Packaging Technology
|
3
|
28
|
34
|
88
|
|
32
|
EVS1166
|
Nông nghiệp công nghệ cao
High-tech agriculture
|
3
|
36
|
18
|
96
|
|
33
|
EVS1231
|
Thống kê ứng dụng trong khoa học thực phẩm
Applied statistic in food and environmental sciences
|
3
|
25
|
24
|
101
|
MAT1090
MAT1101
|
V
|
|
Khối kiến thức ngành
|
78
|
|
|
|
|
V.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
59
|
|
|
|
|
34
|
EVF2040
|
Nhập môn Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Introduction to Food Science and Technology
|
3
|
40
|
10
|
100
|
|
35
|
EVS1212E
|
Tiếng Anh chuyên ngành
English for food science and technology
|
3
|
39
|
0
|
111
|
FLF1107
|
36
|
BIO3190
|
Hóa - Sinh thực phẩm
Food Biochemistry
|
3
|
39
|
12
|
99
|
|
37
|
BIO3191
|
Vi sinh vật học thực phẩm
Food Microbiology
|
4
|
54
|
12
|
134
|
EVF2040
|
38
|
EVF2007
|
Khoa học dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
Nutrition Science and Community Nutrition Counsel
|
3
|
32
|
26
|
92
|
|
39
|
BIO3192
|
Thực tập vi sinh thực phẩm
Practicals of Food Microbiology
|
2
|
5
|
50
|
45
|
|
40
|
BIO3193
|
Thực tập hóa sinh thực phẩm
Food Biochemistry Practice
|
2
|
6
|
48
|
46
|
|
41
|
EVS1124
|
Thực tập hóa học
Practical Chemistry
|
2
|
0
|
60
|
40
|
CHE1080/
CHE1080E
|
42
|
EVS1213
|
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Technology of food processing from animal-derived ingredients
|
4
|
54
|
12
|
134
|
|
43
|
EVS1214
|
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Technology of food processing from plant sources
|
4
|
54
|
12
|
134
|
|
44
|
EVF2015
|
Khoa học và công nghệ lên men thực phẩm
Science and Technology of Food fermentation
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
45
|
EVF2016
|
Phụ gia thực phẩm
Food Additives
|
2
|
27
|
6
|
67
|
|
46
|
EVS1283
|
Quản lý môi trường trong chế biến thực phẩm
Environmental Management in Food Processing
|
2
|
20
|
10
|
70
|
|
47
|
EVS1215
|
Chính sách và hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm
Food Quality Management System and Policies
|
3
|
39
|
0
|
111
|
|
48
|
EVS1216
|
Độc học môi trường và sức khỏe con người
Environmental Toxicology and Human Health
|
2
|
20
|
20
|
60
|
|
49
|
EVF2019
|
An toàn và vệ sinh thực phẩm
Food safety and hygiene
|
2
|
23
|
14
|
63
|
|
50
|
EVS1217
|
Các phương pháp phân tích và kiểm nghiệm thực phẩm
Food analysis and quality testing method
|
5
|
45
|
60
|
145
|
|
51
|
EVS1218
|
Khởi nghiệp
Start-up
|
3
|
15
|
60
|
75
|
|
52
|
EVS1219
|
Thực tập thực tế
Field Trip
|
2
|
5
|
40
|
55
|
|
53
|
EVS1220
|
Thực tập công nghiệp
Industrial Field Study
|
3
|
5
|
60
|
85
|
|
54
|
EVS1221
|
Thực tập sản xuất
Practical Production
|
2
|
5
|
40
|
55
|
|
V.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
12/41
|
|
|
|
|
55
|
EVS1128
|
Thực hành khởi nghiệp
Practical Startup
|
2
|
10
|
40
|
50
|
|
56
|
EVS1222
|
Hình họa vẽ kỹ thuật
Descriptive Geometry and Technical drawing
|
3
|
17
|
16
|
117
|
|
57
|
EVS1223
|
Kiểm soát an toàn sinh học thực phẩm
Food Biosafety Risk Management
|
3
|
45
|
0
|
105
|
|
58
|
EVS1224
|
Sản xuất sạch hơn trong sản xuất và chế biến thực phẩm
Cleaner Production in Food Processing
|
3
|
27
|
18
|
105
|
|
59
|
EVF2024
|
Quy hoạch các vùng nguyên liệu thực phẩm
Planning areas for food materials
|
3
|
36
|
18
|
96
|
EVF2019
|
60
|
EVS1225
|
Chính sách quản lý và khai thác thực phẩm
Policy on Food Management and Use
|
3
|
40
|
10
|
100
|
|
61
|
EVF2026
|
Công nghệ sinh học trong thực phẩm
Food Biotechnology
|
3
|
36
|
18
|
96
|
|
62
|
EVF2027
|
Công nghệ bảo quản thực phẩm
Food preservation technology
|
3
|
40
|
10
|
100
|
|
63
|
EVS1226
|
Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm
Facility for designing food factories
|
3
|
36
|
18
|
96
|
|
64
|
EVS1227
|
Tự động hóa và tối ưu hóa trong chế biến thực phẩm
Automation and Optimization in Food Processing
|
3
|
29
|
16
|
105
|
|
65
|
EVF2030
|
Thực phẩm chức năng và thực phẩm biến đổi gen
Functional Foods and Genetically Modified Foods
|
3
|
40
|
10
|
100
|
|
66
|
EVS1228
|
Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Risk Assessment in Food Safety
|
3
|
18
|
30
|
102
|
EVF2019
|
67
|
EVS1229
|
Văn hóa ẩm thực
Culinary Culture
|
3
|
28
|
24
|
98
|
|
68
|
EVF2014
|
Khoa học và công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Post harvest Preservation Science and Technology
|
3
|
39
|
12
|
99
|
|
V.3
|
|
Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp
|
7
|
|
|
|
|
69
|
EVS1903
|
Khoá luận tốt nghiệp
Graduation Thesis
|
7
|
|
|
|
|
|
|
Các học phần thay thế khóa luận
tốt nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn 1 trong các học phần chưa tích lũy tại mục V.2
|
3
|
|
|
|
|
70
|
EVS1230
|
Đồ án khoa học và công nghệ thực phẩm
Food science and technology project
|
4
|
10
|
80
|
110
|
|
|
|
Tổng cộng
|
131
|
|
|
|
|
- Thực tập: Sinh viên có cơ hội trải nghiệm, thực tập thực tế tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, Tam Đảo, Các nông trại, trang trại về sản xuất thực phẩm an toàn, các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, thực tập thực tế tại các công ty tập đoàn lớn như VinECO, Tập đoàn Bia và nước giải khát như HABECO, các tập đoàn về chuỗi cung ứng các sản phẩm thực phẩm hay tham gia nghiên cứu về thực phẩm tại các viện nghiên cứu như Viện Công nghiệp thực phẩm, Viện vệ sinh an toàn thực phẩm….
- Các công việc phù hợp: Sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực nhận công tác tại các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, các cơ quan quản lí nhà nước, môi trường công nghiệp, công nghệ cao, các trường đại học, viện nghiên cứu các doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm.
- Định hướng chuyên sâu/phát triển lâu dài: Có thể học tập và nghiên cứu tiếp các bậc học cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ trong và ngoài nước, thành chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm. Được ưu tiên xét tuyển vào bậc sau đại học tại Trường ĐHKHTN và các Trường, Khoa thuộc ĐHQGHN. Có khả năng tự cập nhật, bổ sung kiến thức mới thông qua tự học.
- Tình hình việc làm của sinh viên (sv) tốt nghiệp: CTĐT mở mới
- Học phí: 1.640.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Lộ trình tăng học phí các năm tiếp theo: Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ
- Học bổng: Mỗi kì học Nhà trường đều trao học bổng cho các sv có thành tích học tập cao trong lớp, bên cạnh đó có rất nhiều học bổng từ các tổ chức bên ngoài như: Học bổng Dương Quảng Hàm, học bổng Toshiba, học bổng Mistubishi, học bổng Honda, học bổng Polychung, học bổng Lawrensting… và rất nhiều học bổng đi du học ở các nước ngoài. Tổng số tiền học bổng tài trợ của các tổ chức bên ngoài cho sinh viên khoảng 3 tỷ đồng/1 năm nhằm khuyến khích tinh thần học tập cho sinh viên cũng như tạo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên.
- Chính sách hỗ trợ sinh viên: Nhà trường có chính sách hỗ trợ học phí cho các sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng cao và trợ cấp xã hội cho các sinh viên tàn tật từ 41% trở lên và có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, sinh viên là dân tộc ít người thường trú vùng cao 3 năm trở lên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên nghèo vượt khó vào mỗi kì học mới…
- Một số lợi thế của môi trường học: Môi trường học hòa đồng, thân thiện, cởi mở, cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề, trau dồi cho sinh viên khả năng giao tiếp ngoại ngữ bằng việc giao lưu trao đổi với các sinh viên nước ngoài… có cơ hội trao đổi học tập tại nước ngoài như: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức.
- Công nghệ chế biến thực phẩm
- Kiểm định chất lượng và an toàn thực phẩm;
- Thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng;
- Thực phẩm chức năng;
- Độc học thực phẩm;
Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ như:CLB guitar, CLB areobic, CLB HUS Dance, CLB hiến máu tình nguyên, CLB tình nguyện và nhiều các CLB khác đáp ứng được những đam mê của các sinh viên.
Ngoài ra sinh viên có thể tham gia chương trình hội nghị khoa học sinh viên và phỏng vấn để tham quan, trao đổi học thuật các trường đại học và tổ chức trong và ngoài nước.