Ngành học

Kĩ thuật điện tử và tin học

  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Triển vọng nghề nghiệp
  • Học phí - Học bổng - Môi trường học
  • Nghiên cứu ứng dụng
  • Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

Cuộc cách mạng công nghiệp  4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối Số hóa – Vật lý – Sinh học với đột phá của Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Do đó đào tạo khoa học kỹ thuật liên ngành là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0. Kỹ thuật Điện tử và Tin học (Electronic Engineering and Informatics - EEI) là ngành đào tạo mang tính liên ngành giữa Điện tử và Tin học theo xu hướng đào tạo liên ngành đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của công nghiệp 4.0.

Mục tiêu của chương trình là trang bị các kiến thức liên ngành, các kĩ năng thực hành cần thiết để SV có thể áp dụng vào thực tiễn giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cách mạng công nghiệp 4.0, sáng tạo khởi nghiệp và hội nhập quốc tế. Theo đó, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng và chuyên sâu của liên ngành Điện tử và Tin học trong những năm học đầu. Năm học cuối, tùy theo năng lực và sở thích, sinh viên có thể lựa chọn một trong các định hướng chuyên ngành khác nhau để có đủ năng lực giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật đặc thù: Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Robotics, Internet kết nối vạn vật (IoT), Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu, Kiểm tra không phá hủy, Điện tử y sinh, sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy để thiết kế vật liệu mới, Mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, Mô phỏng y sinh và dược học, Xử lý và minh giải số liệu trong khoa học (Big data), …

Đặc biệt, với mục tiêu đào tạo chú trọng phát triển các kĩ năng thực tiễn, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, ngành “Kỹ thuật Điện tử và Tin học” đã kỹ kết hợp tác đào tạo với các đối tác: LG Display, Viettel Hanoi, Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân, Công ty TNHH Máy tính NET. Bên cạnh đó, nhà Trường cũng đã ký chương trình hợp tác đào tạo với Trường Đại học Quốc gia Giao thông Đài Loan (NCTU) – trường xếp hạng 45 thế giới về Kỹ thuật Điện và Điện tử. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội nhận 12 suất học bổng toàn phần học tập chương trình thạc sĩ “Công nghệ bán dẫn” tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên do NCTU cấp bằng và làm việc tại các tập đoàn công nghệ tại Đài loan (với mức lương >1500 USD) sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội nhận học bổng toàn phần học sau đại học tại các trường đại học ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, ....

Thời gian đào tạo: 04 năm

Mã xét tuyển: QHT94

Tuyển sinh theo quy định chung của Đại học Quốc Gia Hà Nội

LIÊN HỆ:

Website: http://www.vatly.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/khoavatlyhus/
Số điện thoại của Khoa: 024.3558.3980

 

 

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 

- Tên chương trình đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Chương trình đào tạo chuẩn

+ Tiếng Anh: Standard Program

- Tên ngành đào tạo: 

+ Tiếng Việt: Kỹ thuật điện tử và Tin học

+ Tiếng Anh: Electronic Engineering and Informatics

- Mã số ngành đào tạo: Ngành đào tạo thí điềm

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Electronic Engineering and Informatics

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung 

Đào tạo những cử nhân với các kiến thức nền tảng về vật lý và toán học, các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin, các kỹ năng thực hành cần thiết để vận dụng vào giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của công nghiệp 4.0, sáng tạo khởi nghiệp và hội nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên có các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng bổ trợ cần thiết, tự chủ và trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn. 

2.2. Mục tiêu cụ thể 

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đánh giá, phân tích và vận dụng các kiến thức cần thiết để giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành đòi hỏi sự kết hợp giữa các kiến thức nền tảng của vật lý, toán học với các kiến thức chuyên sâu của kỹ thuật điện tử và công nghệ tin học như: Phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Robotics, Internet vạn vật, Nông nghiệp thông minh, Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu, Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy và điện tử y sinh, Tin học vật liệu, Tin sinh học, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật lập trình, khoa học tính toán, thu thập và xử lý dữ liệu lớn.

Chương trình cũng giáo dục cho người học lòng yêu mến ngành học, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng các giá trị khoa học và tinh thần phấn đấu học tập lâu dài. Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ trình độ đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và các kỹ năng cá nhân cần thiết khác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn, quản lý các dự án trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, sinh viên có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc để phát triển cá nhân và sự nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp và thái độ đúng đắn.

3. Thông tin tuyển sinh

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

3.1. Hình thức tuyển sinh

Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.

3.2. Đối tượng dự tuyển

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

- Phù hợp với đối tượng tuyển sinh hàng năm theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh: theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)

PK1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật đại cương trong nghề nghiệp và đời sống. 

PK2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn. 

PK3. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về thể dục thể thao trong tập luyện để nâng cao sức khỏe thể chất; Phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng để nâng cao ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. 

PK4. Vận dụng được các kiến thức cơ bản của công nghiệp 4.0 như phân tích dữ liệu, Internet vạn vật, Robotics vào công việc và cuộc sống. 

PK5. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học trái đất và sự sống, cơ sở văn hóa Việt Nam làm nền tảng lí luận và thực tiễn cuộc sống. 

PK6. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về toán cao cấp và các kỹ thuật lập trình cơ bản làm nền tảng bổ trợ để theo học các học phần tiếp theo.

PK7. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cốt lõi của toán kỹ thuật, phương pháp số, vật lý đại cương, một phần kiến thức của vật lý hiện đại, các kỹ năng thực hành trong vật lý, tiếng Anh chuyên ngành làm nền tảng bổ trợ cho khối kiến thức ngành.

PK8. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cần thiết về điện tử và tin học để xây dựng các hệ thống điện tử tương tự và điện tử số cơ bản, triển khai được các dự án về hệ thống nhúng, lập trình hướng đối tượng và trí tuệ nhân tạo.

PK9. Đánh giá, phân tích và vận dụng được các kiến thức cần thiết để giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành như: Phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Robotics, Internet vạn vật, Nông nghiệp thông minh, Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu, Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy và điện tử y sinh, Tin học vật liệu, Tin sinh học, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật lập trình, khoa học tính toán, thu thập và xử lý dữ liệu lớn. 

PK10. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát được các quá trình làm việc, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)

PS1. Phát hiện vấn đề, hình thành ý tưởng, triển khai nghiên cứu và giải quyết được các bài toán liên ngành trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực khác có liên quan; Hình thành tư duy chỉnh thể, logic và khả năng phân tích đa chiều.

PS2. Đề xuất nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả triển khai và quản lý được các dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực khác có liên quan.

PS3. Thích ứng với các xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, với thực trạng, mục tiêu và kế hoạch của cơ quan, tổ chức; Điều chỉnh mục tiêu cá nhân phù hợp với thực tiễn công việc.

PS4. Lựa chọn thông tin, tìm kiếm tài liệu trong học tập, triển khai nghiên cứu và giải quyết vấn đề thực tiễn; Sắp xếp công việc hợp lý, quản lý thời gian hiệu quả, có kỹ năng tự học và cập nhật kiến thức, xây dựng mục tiêu cá nhân và phát triển sự nghiệp.

PS5. Thích ứng với các yêu cầu làm việc cá nhân và làm việc nhóm, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm làm việc; Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

PS6. Lựa chọn phương thức giao tiếp phù hợp, soạn thảo nội dung và thuyết trình vấn đề chuyên môn; Sử dụng ngoại ngữ với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3. Về mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)

PR1. Nhận thức được vai trò của ngành học, tuân thủ các quy định về đạo đức nghiên cứu và đạo đức nghề nghiệp; Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm trong công việc. 

PR2. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương và chính sách của cơ quan, tổ chức; Trách nhiệm cao với cộng đồng và xã hội.

PR3. Tự chủ trong học tập và nghiên cứu, tự định hướng, bảo vệ quan điểm cá nhân và đưa ra kết luận chuyên môn; Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể.

PR4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hoạt động chuyên môn, hướng dẫn và giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực điện tử, tin học và các lĩnh vực khác có liên quan.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật điện tử và tin học có thể làm việc tại:

- Các công ty, trung tâm nghiên cứu phát triển của các công ty công nghệ cao trong và ngoài nước liên quan đến: Phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Robotics, Internet vạn vật, Nông nghiệp thông minh, Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu, Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy và điện tử y sinh, Tin học vật liệu, Tin sinh học, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật lập trình, khoa học tính toán, thu thập và xử lý dữ liệu lớn… như: Samsung, Canon, LG, Nissan, FPT, Viettel, VNPT, Bosch… ;

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá; Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học; Viện công nghệ thông tin; Viện công nghệ Điện tử; Viện công nghệ viễn thông…;

- Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, giải pháp hữu ích, từ đó tự thành lập các doanh nghiệp tư nhân và khởi nghiệp;

- Giảng dạy Tin học, Điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng; Giảng dạy STEM tại các trường trung học hoặc các công ty, trung tâm giáo dục tư nhân;

- Các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của các huyện, tỉnh, thành phố, trung ương;

- Các công ty tư nhân vừa và nhỏ liên quan đến tin học, điện tử, viễn thông…

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học có đủ năng lực để tiếp tục học các bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh ở trong nước và quốc tế các chuyên ngành về tin học, điện tử, khoa học liên ngành và các chuyên ngành khác có liên quan.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):

138 tín chỉ

- Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):

21 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

+ Tự chọn:

 

5/13 tín chỉ

5 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

 

12 tín chỉ

3/9 tín chỉ

15 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

 

30 tín chỉ

6/24 tín chỉ

36 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:

 

33 tín chỉ

21/111 tín chỉ

7 tín chỉ

61 tín chỉ

Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo: 

- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá. 

- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học. 

- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại: 

+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.

+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.

+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết,  học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức: 

Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành

- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.

2. Khung chương trình đào tạo 

STT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ học tập

học phần
tiên quyết

Lí thuyết

Thực
hành

Tự
học

I

 

Khối kiến thức chung

21

       

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)

1

PHI1006

Triết học Mác - Lênin

3

42

6

102

 

Marxist - Leninist Philosophy

2

PEC1008

Kinh tế chính trị Mác -Lênin

2

30

0

70

PHI1006

Marxist-Leninist Political Economy

3

PHI1002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

28

4

68

PHI1006

Scientific Socialism

4

HIS1001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

28

4

68

 

History of Vietnamese Communist Party

5

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

28

4

68

 

Ho Chi Minh's Ideology

6

THL1057

Nhà nước và pháp luật đại cương

2

30

0

70

 

General State and Law

7

HUS1011

Tin học cơ sở

3

10

40

100

 

General to Informatics

8

 

Ngoại ngữ B1

5/20

 

 

 

 

Foreign Language B1

 

FLF1107

Tiếng Anh B1

5

25

50

175

 

English B1

 

FLF1407

Tiếng Trung Quốc B1

5

25

50

175

 

Chinese B1

 

FLF1607

Tiếng Nhật Bản B1

5

25

50

175

 

Japanese B1

 

FLF1707

Tiếng Hàn Quốc B1

5

25

50

175

 

Korean B1

9

CME1000

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

8

60

80

260

 

National Defence Education

10

PES1000

Giáo dục thể chất

4

5

110

85

 

Physical Education

11

HUS1012

Kỹ năng bổ trợ

3

31

14

105

 

Soft skills

II

 

Khối kiến thức theo lĩnh vực

5/13

       

12

HUS1021

Khoa học trái đất và sự sống

3

33

24

93

 

Earth and Life Sciences

13

HUS1022

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

2

24

12

64

 

Introduction to Internet of Things

14

HUS1023

Nhập môn phân tích dữ liệu

2

20

20

60

 

Introduction to Data Analysis

15

HUS1024

Nhập môn Robotics

3

30

20

100

 

Introduction to Robotics

16

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

42

6

102

 

Introduction to Vietnamese Culture

III

 

Khối kiến thức theo khối ngành

15

       

III.1

 

Các học phần bắt buộc

12

 

 

 

 

17

PHY1106

Đại số tuyến tính

3

30

30

90

 

Linear Algebra

18

PHY1107

Giải tích 1

3

30

30

90

 

Calculus 1

19

PHY1108

Giải tích 2

3

30

30

90

PHY1107

Calculus 2

20

PHY1109

Xác suất thống kê

3

30

30

90

PHY1107/

PHY1301

Probability and Statistics

III.2

 

Các học phần tự chọn

3/9

 

 

 

 

21

PHY1113

Lập trình C

3

30

30

90

HUS1011

PHY1106/

PHY1300

C Programming

22

PHY1114

Lập trình Matlab

3

30

30

90

HUS1011

Matlab Programming

23

PHY1303

Lập trình Python

3

30

30

90

HUS1011

Python Programming

IV

 

Khối kiến thức theo nhóm ngành

36

 

 

 

 

IV.1

 

Các học phần bắt buộc

30

 

 

 

 

24

PHY2502

Toán kỹ thuật

3

30

30

90

PHY1106

PHY1108

Mathematics for Engineering

25

PHY1050

Cơ học

3

33

24

93

 

Mechanics

26

PHY2302

Nhiệt động học và Vật lý phân tử

3

30

30

90

PHY1107/

PHY1301

PHY1050/

PHY2301

Thermodynamics and Molecular physics

27

PHY1314

Điện và từ học

3

30

30

90

PHY1108

Electricity and Magnetism

28

PHY2304

Quang học

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Optics

29

PHY2307

Thực hành Vật lý đại cương 1

2

0

60

40

PHY1050/

PHY2301/

PHY2301E

General Physics Practice 1

30

PHY2308

Thực hành Vật lý đại cương 2

2

0

60

40

PHY2307

General Physics Practice 2

31

PHY3351

Vật lý linh kiện bán dẫn

3

45

0

105

PHY1314/

PHY2303

Physics of Semiconductor Devices

32

PHY2504

Phương pháp số

3

30

30

90

PHY1106/

PHY1300

Numerical Methods

33

PHY1315

Máy tính và thông tin lượng tử

3

30

30

90

PHY2304

Quantum Computing and Information

34

PHY1316

Đồ án Kỹ thuật Điện tử và Tin học

2

8

44

48

 

Project of Electronic Engineering 

and Informatics

IV.2

 

Các học phần tự chọn

6/24

 

 

 

 

35

PHY3465

Cảm biến và ứng dụng

3

45

0

105

PHY1314

Sensors and applications

36

PHY3302

Điện động lực học

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Electrodynamics

37

PHY2508

Nhập môn lý sinh

3

36

18

96

PHY1314

Introduction to Biophysics

38

PHY1317

Tiếng Nhật Bản 1

3

30

30

90

 

Japanese 1

39

PHY1318

Tiếng Nhật Bản 2

3

30

30

90

 

Japanese 2

40

PHY1319

Tiếng Anh chuyên ngành

3

45

0

105

 

English for Specific Purposes

41

PHY2000

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

15

60

75

 

Research Methods in Science

42

PHY1320

Hệ điều hành mã nguồn mở

3

30

30

90

HUS1011

Open source operating system

V

 

Khối kiến thức ngành 

61

 

 

 

 

V.1

 

Các học phần bắt buộc

33

 

 

 

 

43

PHY3609

Điện tử tương tự

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Analog Electronics

44

PHY3620

Thực hành điện tử tương tự

2

0

60

40

PHY3609

Analog Electronics Laboratory

45

PHY3610

Điện tử số

3

30

30

90

PHY3609

Digital Electronics

46

PHY3621

Thực hành điện tử số

2

0

60

40

PHY3610

Digital Electronics Laboratory

47

PHY3622

Tín hiệu và Hệ thống

3

30

30

90

PHY3609

Signals and Systems

48

PHY3623

Kiến trúc máy tính

3

30

30

90

HUS1011

Computer Architecture

49

PHY3335

Hệ thống nhúng

3

30

30

90

HUS1011

PHY2206/

PHY3610

Embedded Systems

50

PHY3625

Thực hành lập trình nhúng

2

0

60

40

PHY3335

Embedded Programming Laboratory

51

PHY3626

Lập trình hướng đối tượng

3

30

30

90

 

Object Oriented Programming

52

PHY1313

Nhập môn Trí tuệ nhân tạo

3

30

30

90

HUS1011

Introduction to Artificial Intelligence

53

PHY3631

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

30

30

90

HUS1011

Data Structure and Algorithms

54

PHY3454

Thực tập thực tế

3

3

84

63

 

Internship

V.2

 

Các học phần tự chọn

21/111

 

 

 

 

55

PHY3628

Mạng và truyền thông máy tính

3

30

30

90

PHY3623

Network and Computer Communication

56

PHY3630

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

3

30

30

90

HUS1011

Database Management Systems

57

PHY3638

Học máy

3

26

30

94

PHY2504

Machine Learning

58

PHY1321

Phát triển ứng dụng Web

3

30

30

90

PHY3626

Web Application Development 

59

PHY3640

Phát triển ứng dụng IoT

3

30

30

90

PHY3625

IoT Applications Development

60

PHY3634

Phát triển ứng dụng di động

3

30

20

100

PHY3626

Mobile Application Development

61

PHY3313

Lập trình nâng cao

3

30

30

90

HUS1011

Advanced Programming

62

PHY3380

Lập trình song song

3

30

30

90

HUS1011

Parallel computing

63

PHY3624

Nguyên lí hệ điều hành

3

30

30

90

HUS1011

Principles of Operating Systems

64

PHY1322

Công nghệ phần mềm

3

30

30

90

PHY3626

Software Engineering

65

PHY1323

Thị giác máy tính

3

30

30

90

PHY3638

PHY1108

Computer Vision

66

PHY3642

Xử lý và minh giải số liệu

3

30

30

90

PHY1108

Processing and Interpretation of Scientific Data

67

PHY3644

Tin học vật liệu

3

26

30

94

PHY3638

Materials Informatics

68

PHY1324

Sinh dược học tính toán

3

30

30

90

HUS1011

Computational Biomedicine

69

PHY3645

Thực tập Tin học ứng dụng

3

9

72

69

PHY3623

Laboratory in Applied Informatics

70

PHY3648

Thiết kế mạch điện tử

3

30

30

90

PHY1314/

PHY3610

Circuit Design

71

PHY3649

Thực tập kỹ thuật điện tử

3

0

90

60

PHY2206/

PHY3610

Laboratory in Electronic Engineering

72

PHY3650

Xử lý tín hiệu số và ứng dụng

3

30

30

90

PHY3610

Theory and Application of Digital Signal Processing

73

PHY3652

Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu

3

30

30

90

PHY1314/

PHY2303

Measurement and Signal Processing Techniques

74

PHY3653

Kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ

3

30

30

90

PHY2206/

PHY3610

Non-destructive Testing Techniques

75

PHY1325

Điện tử ứng dụng trong nông nghiệp

3

30

30

90

PHY3610

PHY3335

Applied Electronics in Agriculture

76

PHY3655

Đo lường môi trường

3

30

30

90

PHY3610

PHY3335

Environmental Measurement

77

PHY3656

Radar và cảm nhận từ xa

3

45

0

105

PHY3610

Radar and Remote Sensing

78

PHY3651

Mạng cảm biến không dây

3

30

30

90

PHY3610

Wireless Sensor Network

79

PHY3659

Siêu âm và ứng dụng

3

30

30

90

PHY3610

Ultrasound and Applications

80

PHY3660

Thiết bị điện tử Y sinh

3

30

30

90

PHY1314

Biomedical Instruments

81

PHY3661

Kỹ thuật xử lý và chẩn đoán hình ảnh 

Y sinh

3

30

30

90

PHY3610

Biomedical Image Processing   and Diagnosis Technology

82

PHY3662

Công nghệ MEMS/NEMS ứng dụng trong 

y sinh

3

30

30

90

PHY1314

MEMS/NEMS Technology and Applications in Bio-medicine

83

PHY1326

CAD và CAM

3

30

30

90

PHY3623

CAD and CAM

84

PHY3664

Đo lường và điều khiển trong 

công nghiệp

3

30

30

90

PHY3610

PHY3335

Measurement and Control in Industry

85

PHY1327

Thiết kế hệ thống tự động hóa

3

30

30

90

PHY3610

PHY3663

Automation System Design

86

PHY3666

Mạng và truyền thông không dây

3

30

30

90

PHY3610

Wireless Network and Wireless Communication

87

PHY1328

Thông tin quang sợi

3

30

30

90

PHY2304

Fiber-optic communication

88

PHY1329

Quang điện tử và thiết bị

3

30

30

90

PHY2304

Optoelectronic Devices

89

PHY1330

Công nghệ laser và ứng dụng

3

30

30

90

PHY2304

Laser technology and applications

90

PHY1331

Kỹ thuật laser trong sản xuất công nghiệp

3

30

30

90

PHY2304

Laser engineering for manufacturing applications

91

PHY1332

Thiết kế vi mạch CMOS VLSI

3

45

0

105

PHY1314

CMOS VLSI Design

V.3

 

Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

 

92

PHY4091

Khóa luận tốt nghiệp

7

75

60

215

 

Graduation Thesis

 

 

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7/11

 

 

 

 

93

PHY3667

Hệ thống điện tử số: Nguyên lí và 

ứng dụng

4

30

60

110

PHY3610

Digital Systems: Principle and Applications

94

PHY3668

Lập trình thiết bị thông minh

3

25

40

85

PHY3626

Smart Device Programming

95

PHY1333

Thực tập doanh nghiệp Nhật Bản

4

0

120

80

PHY3454

Japanese Enterprise Internship

   

Tổng cộng

138

 

 

 

 

 

Với mục tiêu đào tạo là trang bị các kiến thức liên ngành và kĩ năng thực tiễn hướng đến đáp ứng nhu cầu xã hội, nên sau khi tốt nghiệp ngành “Kỹ thuật Điện tử và Tin học”, sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở. Có thể kể đến phổ việc làm đa dạng và trải rộng trong nhiều lĩnh vực như đảm nhận các vị trí việc làm tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong và ngoài nước. Đối với những sinh viên yêu thích công việc giảng dạy, nghiên cứu thì có thể lựa chọn con đường trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại tác trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học quốc gia. Ngoài ra, sinh viên có thể tự chế tạo các sản phẩm, giải pháp hữu ích mang tính sáng tạo cao để khởi nghiệp.

Vị trí việc làm:

  • Tại các công ty công nghệ: Điện tử, Điều khiển và Tự động hoá, Internet kết nối vạn vật (IoT), Robotics, Đo lường và xử lý tín hiệu, Điện tử y sinh, ….
  • Tại các công ty IT: Lập trình cho hệ thống nhúng (Embedded system), Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy, Mô phỏng y sinh và dược học, Khoa học Tính toán, …
  • Tại các công ty công nghệ/kỹ thuật khác: Kiểm tra đánh giá Kỹ thuật, Quản lý chất lượng (QA/QC),  …
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng. Làm tại việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá; Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học; Viện Công nghệ thông tin; …
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của các Tỉnh, Thành phố và Trung ương, các khu công nghệ/công nghiệp
  • Có năng lực nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao, từ đó tự thành lập các doanh nghiệp tư nhân và khởi nghiệp.
  • Có thể tiếp tục học các bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh ở trong nước và quốc tế các chuyên ngành về Tin học, Điện tử, khoa học liên ngành và các chuyên ngành khác có liên quan.

Các nhà tuyển dụng: Samsung Electronics, Samsung R&D, LG Display, Panasonic, Canon, Nissan, Toshiba, Honda, Toyota, Viettel, VNPT, Mobiphone, Vintech, Tinh Vân group, NETCom, …

Học phí:

  • Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2024 - 2025 là 1.640.000đ/ tháng/sinh viên.
  • Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ

Học bổng:

  • 12 suất học bổng toàn phần học tập nâng cao sau tốt nghiệp tại Đại học Quốc gia Giao thông Đài Loan (NCTU) và làm việc tại các tập đoàn ở Đài loan, như TSMC (Mức lương trên 1500 USD)
  • Học bổng học tập và thực tập tại các trường Đại học tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…
  • Học bổng khuyến khích học tập từng kỳ (Toshiba, Honda, Toyota, … )
  • Học bổng của các cá nhân và doanh nghiệp hợp tác đào tạo
  • Học bổng dành cho thủ khoa đầu vào

Môi trường học:

Sinh viên ngành “Kỹ thuật Điện tử và Tin học” sẽ được học tập trong môi trường học thuật chuyên nghiệp của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Sinh viên được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu Việt Nam của ĐH Quốc Gia Hà Nội với đầy đủ Ký túc xá, Bệnh viện, Sân vận động, Thư viện, ... Hơn nữa, với mục tiêu đào tạo chú trọng phát triển các kĩ năng thực tiễn, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học đã kỹ kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp công nghệ cao, các trường đại học uy tín, tiêu biểu như: LG Display, Viettel Hanoi, Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân, Công ty TNHH Máy tính NET. Do đó, sinh viên sẽ được thực tập thực tế tại các doanh nghiệp và các trường Đại học đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa gắn liền với đào tạo chuyên môn cũng được tổ chức thường niên:

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Hệ thống các bài thực tập điện tử số ED, Hàn Quốc

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Dụng cụ đo lường

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Hệ thống phòng thực hành Tin học

- Ký túc xá:

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Hành lang một khu nhà ở trong KTX Mễ Trì

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Bên trong một phòng thuộc KTX Mễ Trì

- Canteen:

Học phí - Học bổng - Môi trường học


- Khu vực check-in:

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Học phí - Học bổng - Môi trường học

- Học tập và ngoại khóa:

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Lập trình nhúng và Robotics

Học phí - Học bổng - Môi trường học

Cuộc thi về Tự động hóa và Robotics cho sinh viên

Cuộc cách mạng công nghiệp  4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối Số hóa – Vật lý – Sinh học với đột phá của Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Do đó đào tạo khoa học kỹ thuật liên ngành là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN là một trong những cái nôi khoa học của cả nước với 8 Khoa và nhiều trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, do đó có thế mạnh liên ngành. SV ngành “Kỹ thuật Điện tử và Tin học” sẽ được tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao nhằm giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật có tính liên ngành cao.

Dưới đây là liệt kê một số nghiên cứu ứng dụng tiêu biểu đã được các giảng viên tham gia đào tạo ngành “Kỹ thuật Điện tử và Tin học” thực hiện trong nhưng năm gần đây:

 

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ GẦN ĐÂY TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018

  1. Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất, Giải pháp hữu ích (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 2-2016-00356) – 26/10/2016.
  2. Hệ thống tưới nước tự động sử dụng năng lượng mặt trời có kết nối internet vạn vật, Giải pháp hữu ích (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 2-2016-00324) – 07/11/2016.
  3. Hệ thống tưới ngầm kết hợp bón phân tự động, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2017-00243) – 14/2/2017.
  4. Hệ thống thu hoạch sản phẩm cây trồng trong nhà kính, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2017-02412) – 20/9/2017.
  5. Phương pháp ước lượng mật độ và tốc độ trung bình của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2018-00343) – 19/4/2018, Trần Vĩnh Thắng.
  6. Nguồn điện tối ưu năng lượng mặt trời cho các thiết bị đo và quan trắc có kích thích chủ động, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2018-04289) – 26/10/2018, Trần Vĩnh Thắng, Nguyễn Anh Đức.
  7. Tua bin gió ly tâm chống bão, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2019-02789) – 19/6/2019, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Nam Trung, Đỗ Đức Thanh.
  8. Tuabin gió trục đứng tự nghiêng theo gió, Bằng sáng chế (chấp nhận đơn hợp lệ - Số đơn: 1-2018-04806) – 19/11/2018, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Nam Trung, Đỗ Đức Thanh.

 

CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC TIÊU BIỂU TRONG  GIAI ĐOẠN 2015-2020

(Các tên tác giả gạch chân sẽ tham gia đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học)

Hướng nghiên cứu: Tin học Ứng dụng

Các nghiên cứu mô phỏng Y Sinh và Dược học

  1. Hien T. T. Lai, Ly H. Nguyen, Agata Kranjc, Toan T. Nguyen, Duc Nguyen-Manh, 2020, “Elucidating the differences in the molecular mechanism of receptor binding between 2019-nCoV and the SARS-CoV viruses using computational tools” https://doi.org/10.1101/2020.04.21.053009    
  2. Ly H. Nguyen, Tuyen T. Tran, Lien Thi Ngoc Truong, Hanh Hong Mai, Toan T. Nguyen, “Overcharging of the Zinc Ion in the Structure of the Zinc-Finger Protein Is Needed for DNA Binding Stability”, Biochemistry 59, 13, 2020, 1378-1390
  3. Nam Hoang Vu, Hieu Van Le, Thang Bach Phan, Toan The Nguyen, Nam Thoai, and Thi Minh Cao, “ Effect of Surface States and Breakdown of the Schottky-Mott Limit of Graphene/Silicon van der Waals Heterostructure”, J. Phys. Chem. C 124, 16, 2020 8958-8970
  4. Hoang Dang Vu, Hung HuuTran, Cao Phuong Cong, Hue Minh Thi Nguyen, Toan T.Nguyen, “Investigating molecular mechanism for the stability of ternary systems containing cetrimide, fatty alcohol and water by using computer simulation”, Journal of Molecular Graphics and Modelling 95, 2020, 107500
  5. Hien TT Lai, Duc Manh Nguyen, Toan T Nguyen, “Homology modeling of mouse NLRP3 NACHT protein domain and molecular dynamics simulation of its ATP binding properties”, International Journal of Modern Physics C 31, 2020, 1-11
  6. NV Duc, LH Nguyen, HTT Lai, TT Nguyen, “Computational study of the effect of protonation states of PSA protein zinc fingers on its DNA binding”, Journal of Physics: Conference Series 1274 (1), 2019, 012002
  7. LG Hoang, TT Nguyen, TLH Doan, DN Manh, “A Systematic Study of Electronic Structure for Anti-cancer Drug Molecule 5-Fluorouracil Within Various Solvents from First-Principles Calculations”, International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam, 2018
  8. TD Nguyen, CC Nguyen, TT Nguyen, KH Pham, “Factors on the magnetic properties of the iron nanoparticles by classical Heisenberg model”, Physica B: Condensed Matter,Vol. 532, 2018, 44-148
  9. Duc Viet Nguyen, Toan T. Nguyen, “Grand−canonical Monte−Carlo simulation of DNA condensation in equilibrium with a salt mixture containing 2:2 salt”, Journal of Physics: Conf. Series, 865, (2017) 012010.
  10. Nguyen Viet Duc, Toan T Nguyen, Paolo Carloni, “DNA like−charge attraction and overcharging by divalent counterions in the presence of divalent co−ions”, Journal of Biological Physics, 43, (2017) 185-195.
  11. Toan T. Nguyen, “Grand-canonical Monte-Carlo simulation of solutions of salt mixtures: theory and implementation”, arxiv:1705.08840 [cond-mat.soft] (2017)
  12. Toan T. Nguyen, “Grand-canonical simulation of DNA condensation with two salts, effect of divalent counterion size”, J. Chem. Phys., 144, (2016) 065102.

Các nghiên cứu mô phỏng linh kiện và vật liệu điện tử, thiết kế vật liệu mới

  1. Tien-Lam Pham, Van-Duy Nguyen, Tien-Cuong Nguyen, “Machine Learning Representation for Atomic Forces and Energies”, VNU Journal of Science: Mathematics-Physics, (2020)
  2. Nguyen Tien Cuong, “Gas Sensors Based on U-shaped Graphene Nanoribbons: A first-principles Study”, VNU Journal of Science: Mathematics-Physics, Vol. 36, No. 1, (2020) 46-53
  3. Cong Bach Thanh, N. T. Nguyen and Giang Huong Bach, “Thermodynamic properties of ferroics described by the transverse Ising model and their application for CoNb2O6”, Journal of Magnetism and Magnetic Materials 483 (2019) 136-142
  4. Trong Dung Nguyen, Chinh Cuong Nguyen, The Toan Nguyen, and Khac Hung Pham, “Factors on the magnetic properties of the iron nanoparticles by classical Heisenberg model”, Physica B 532, (2018) 144-148.
  5. Huy Duy Nguyen, Bach Thanh Cong, Yoshitada Morikawa, “Effects of surface termination and layer thickness on electronic structures of LaNiO3 thin films”, Journal of the Physical Society of Japan  87 (2018) 114704
  6. Niem N.T.,Thao.P.H., Giang. B.H, Cong .T.B, “Dynamical susceptibility and elementary excitation in monolayer ferroic film”, Materials Transaction 59 (2018) 1075-1080.
  7. Nguyen Thuy Trang and Bach Thanh Cong, “Strain effects on multiferroic heterointerface La0.5Sr0.5MnO3/BaTiO3 by DFT calculations”, Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology 9 (2018) 015012
  8. Nguyen Thuy Trang, Kunihiko Yamauchi,  Tamio Oguchi and Hoang Nam Nhat, “Influences of orientation on magnetoelectric coupling at La1-xSrxMnO3/BaTiO3 interface from ab initio calculations”, Journal of Electronic Materials 46 (2017) 3808–3814
  9. Le The Anh, Nguyen Tien Cuong, Pham Tien Lam, Muruganathan Manoharan, Hiroshi Mizuta, Hideki Matsumura, Nobuo Otsuka, and Dam Hieu Chi, “First-principles study of hydrogen-enhanced phosphorus diffusion in silicon”, Journal of Applied Physics 119 (2016) 045703
  10. Nguyen Tu Niem, Bach Huong Giang, Bach Thanh Cong, “Order-disorder phase transitions in thin films described by transverse Ising model”, Journal of Science: Advanced Materials and Devices Vol. 1, Issue 4 (2016) 531-535
  11. Giang H. Bach, “Electron hole asymmetry driven surface charge expulsion”, Journal of Low Temperature Physics 181 (2015) 253-262
  12. Huy Duy Nguyen and Tomoya Ono, “Electron-transport properties of ethyne-bridged diphenyl zinc-porphyrin molecules”, Japanese Journal of Applied Physics 54 (2015) 055201.
  13. Huy Duy Nguyen and Tomoya Ono, “Electron-transport properties of ethyne-bridged diphenyl zinc-porphyrin molecules”, Japanese Journal of Applied Physics 54 (2015) 055201
  14. Giang H. Bach, Oanh K. T. Nguyen, Chinh V. Nguyen and Cong T. Bach, “First Order Magnetization Process in Polycrystalline Perovskite Manganite”, Materials Transactions Vol.56 No.09 (2015) 1320-1322
  15. Huy Duy Nguyen, Tomoya Ono, “Electron-transport properties of ethyne-bridged diphenyl zinc-porphyrin molecules”, Japanese Journal of Applied Physics, Vol. 54, No. 5 (2015) 055201

Hướng nghiên cứu: Kỹ thuật Điện tử và ứng dụng

  1. Loc Do Quang, Tung Thanh Bui, Anh Bao Hoang, Thanh Pham Van, Chun-Ping Jen, Trinh Chu Duc, “Development of a Passive Capacitively Coupled Contactless Conductivity Detection (PC4D) Sensor System for Fluidic Channel Analysis Toward Point-of-Care Applications,” IEEE Sens. J., vol. PP, no. c, pp. 1–1, 2019. DOI: 10.1109/JSEN.2019.2908179 (SCIE)
  2. Le Quang Thao, Dinh Thi Hai, Tran Thanh Ha, "Building Low Power Wireless Sensor Network with TCP/IP for Agriculture", VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 34, No. 3 (2018) 28-32, https//doi.org/ 10.25073/2588-1124/vnumap.4275.
  3. Loc Quang Do, Tung Thanh Bui, Ha Thuy Thi Tran, Katsuya Kikuchi, Masahiro Aoyagi, and Trinh Chu Duc, “Fluidic platform with embedded differential capacitively coupled contactless conductivity detector for micro-object sensing,” Int. J. Nanotechnol., vol. 15, no. 1/2/3, p. 24, 2018. (SCIE)
  4. Loc Quang Do, Ha Tran Thi Thuy, Tung Thanh Bui, Van Thanh Dau, Ngọc-Viet Nguyen, Trinh Chu Duc, Chun-Ping Jen, “Dielectrophoresis Microfluidic Enrichment Platform with Built-In Capacitive Sensor for Rare Tumor Cell Detection,” BioChip J., vol. 12, no. 2, pp. 114–122, Jun. 2018. (SCIE)
  5. Do Quang Loc, Nguyen Thu Trang, Vo Thi Thuong Lan, Hoang Thi My Nhung, Tran Thi Thuy Ha, Le Van Chieu, Nguyen Ngoc Viet, Chun-Ping Jen, Bui Thanh Tung, Trinh Chu Duc (2018), “Circular Electrodes Stepping Manipulation Platform for A549 Cancer Cell Detection”, International Journal of Nanotechnology 15(11/12), p. 983-996. (SCIE)
  6. Loc Quang Do, Tung Thanh Bui, Thanh Van Pham, Chun-Ping Jen, and Trinh Chu Duc, “Design And Implementation Of A Passive C4D Sensor For Microfluidic Channel,” in 22nd International Conference on Miniaturized Systems for Chemistry and Life Sciences, 2018, pp. 734–737.
  7. Pham Van Thanh, Le Thi Quynh Nhu, Hong Hanh Mai, Nguyen Viet Tuyen, Sai Cong Doanh, Nguyen Canh Viet, Do Trung Kien, Zinc Oxide Nanorods Grown on Printed Circuit Board for Extended-Gate Field-Effect Transistor pH Sensor, Journal of ELECTRONIC MATERIALS, doi:10.1007/s11664-017-5369-0, 2017, p.3732-3737
  8. Do Trung Kien, Pham Van Thanh, Influence of Temperature on Mechanical Characteristics of 1018 Low Carbon Steel Estimated by Ultrasonic Non-destructive Testing Method, Indian Journal of Pure & Applied Physics, Vol. 55, 2017, pp. 431-435.
  9. Trần Vĩnh Thắng, Đỗ Anh Chung, Đỗ Trung Kiên, Nguyễn Đức Vinh, Chế tạo và đánh giá thiết bị thăm dò điện trở suất đa cực dùng các module DAQ công nghiệp cho ứng dụng thăm dò môi trường đất, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập 14, số 3, 2017, tr.49-52
  10. Loc Do Quang, Tung Thanh Bui, Tuan Vu Quoc, Luan Pham Thanh, Ha Tran Thi Thuy, Van Thanh Dau, Chun-Ping Jen, and Trinh Chu Duc, “Dielectrophoresis enrichment with built-in capacitive sensor microfluidic platform for tumor rare cell detection,” TRANSDUCERS 2017 - 19th Int. Conf. Solid-State Sensors, Actuators Microsystems, pp. 2017, 484–487,.
  11. Thuy Ha Tran Thi, Quang Loc Do, Dau Van Thanh, Kim Ngan Nguyen Thi, Le Van Chieu, Aoyagi Masahiro. Kikuchi Katsuya and Bui Tung Thanh, “Coplanar differential capacitively coupled contactless conductivity detection (CD-C4D) sensor for micro object inside fluidic flow recognization,” TRANSDUCERS 2017 - 19th Int. Conf. Solid-State Sensors, Actuators Microsystems, 2017, pp. 1124–1127.
  12. Quang Loc Do, Thu Trang Nguyen, Tung Thanh Bui, Thi Thuy Ha Tran, Chieu Van Le, Thi Thuong Lan Vo, Thi My Nhung Hoang, Chun-Ping Jen, Trinh Chu Duc, “Circular Electrodes Stepping Manipulation Platform For A549 Cancer Cell Detection,” in The 6th International Workshop on Nanotechnology and Application - IWNA 2017, 2017, no. November, pp. 649–652.
  13. Luu Manh Quynh, Nguyen Thi Tien, Nguyen Ba Loc, Vu Quang Tho, Nguyen Thi Lan, Pham Van Thanh, Nguyen Minh Hieu, Ngoc Lam Huong Hoang, Nguyen Hoang Luong, “Thermal resistant efficiency of Nb-doped TiO 2 thin film based glass window”, Journal of Science: Advanced Materials and Devices, Vol. 2, Issue 3, 2017, 392-397
  14. Mai Hong Hanh, Nguyễn Việt Tuyên, Pham Van Thanh, Hoang Chi Hieu, 2017, “A Simple, One-step, Seedless Hydrothermal Growth of ZnO Nanorods on Printed Circuit Board Substrate”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 33, No. 2 (2017) 29-33.
  15. Luu Manh Quynh, Nguyen Thi Tien, Pham Van Thanh, Nguyen Minh Hieu, Sai Cong Doanh, Nguyen Tran Thuat, Nguyen Viet Tuyen, Nguyen Hoang Luong, Ngoc Lam Huong Hoang, 2017, “Optical and electrical responses of magnetron-sputtered amorphous Nb-doped TiO2 thin films annealed at low temperature”, Physica B: Condensed Matter, accepted.
  16. N. M. Hieu, N. T. Lan, N. B. Loc, N. T. T. Hang, N. T. Tien, P. V. Thanh, L. M. Quynh, N. H. Luong, N. L. H. Hoang, “Influence of Experimental Installation on Photocatalytic Activity of Sputtered Nb-Doped TiO2 Thin Film”, Journal of Electronic Materials, Volume 46, Issue 6, 2017, pp 3726–373.
  17. Hong Hanh Mai, Van Thanh Pham, Viet Tuyen Nguyen, Cong Doanh Sai, Chi Hieu Hoang, The Binh Nguyen, “Non-enzymatic Fluorescent Biosensor for Glucose Sensing Based on ZnO Nanorods”, Journal of Electronic Materials, Volume 46, Issue 6, 2017, pp 3714–3719.
  18. Ngoc Minh Nguyen, Manh Quynh Luu, Minh Hieu Nguyen, Duy Thien Nguyen, Van Diep Bui, Thanh Tu Truong, Van Thanh Pham, Thuat Nguyen-Tran, “Synthesis of Tantalum-Doped Tin Oxide Thin Films by Magnetron Sputtering for Photovoltaic Applications”, Journal of Electronic Materials, Volume 46, Issue 6, 2017, pp 3667–3673.
  19. Nguyen Dac Hai, Vu Quoc Tuan, Do Quang Loc, Nguyen Hoang Hai, and Chu Duc Trinh, “Differential C4D sensor for conductive and non-conductive fluidic channel,” Microsyst. Technol., vol. 22, no. 10, pp. 2511–2520, 2016. (SCIE)
  20. Dang Thi Thanh Thuy, “Research and fabricated of an antenna based on meta-materials with negative refractive index”, Journal of Science, VNU,ISSN: 0866-8612,32,4, 2016, 63-67
  21. Ngo Hai Yen, Dang Thi Thanh Thuy, Nguyen Khac Thuan, “Gold Nanoparticle Based Plasmonic Microwave-Antenna”, American Journal of Applied Scientific Research  ISSN: 2471-9722 (Print); ,ISSN: 2471-9730 (Online), 2016, 82-86
  22. Nguyen Thu Huong, Nguyen Vu Nhan, Dang Thi Thanh Thuy, “Shubnikov-De Hass Effect in Cylindrical Quantum Wires under the Influence of a Laser Radiation”, Journal of Science, VNU ,ISSN: 0866-8612,32,2, 2016, 69-75
  23. Tran Vinh Thang, Do Trung Kien, Nguyen Duc Vinh, 2015, Noise measurement for geoelectrical in urban area, VNU journal of Science: Mathematics-Physics, Vol. 31, No. 1S, 161-165.
  24. Pham Van Thanh, Pham Thi Tuyet Nhung, Luong Thi Minh Thuy, Investigating Flaws inside Low Carbon Steel 1018 Samples by Using Ultrasonic Nondestructive Testing Method, VNU Journal of Science: Mathematics - Physics, 2015. 31(1S): p. 144-152
  25. Nguyen Hai, Nguyen Thuan, Nguyen Tho, Dang Thuy, Characterization of a Linear-Structured Meta-Antenna, Journal of Scientific Researd & Reports,ISSN: 2320–0227,4,1,28-34, 2015
  26. Thuy, D T T., N V. Hai, and P T. Kien, Study, design and fabrication of a meta-antenna, Journal of Science, VNU,ISSN: 0866-8612,31,1S,7-10, 2015

1. Khuất Đăng Sơn

Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu

+ Họ và tên: Khuất Đăng Sơn

+ Là cựu học sinh: Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN

+ Điểm xét tuyển vào ngành: 25,8/30 (tổ hợp A00)

+ Lý do chọn ngành: Em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học sẽ giúp cho em có nhiều cơ hội kiếm được việc làm tốt trong tương lai.

+ Cảm tưởng sau 1 học kì học ở HUS: Em cảm thấy rất vui. Được kết bạn với nhiều bạn mới khiến cuộc sống của em trở nên tươi sáng hơn hẳn. Các bạn xung quanh rất là hòa đồng. Không những thế em còn được làm việc trong 1 môi trường chuyên nghiệp không chỉ được cung cấp kiến thức mà em còn học được rất nhiều điều từ các thầy cô.

+ Điểm Trung bình trung tích lũy: 3,54/4,0

2. Nguyễn Trường Danh

Sinh viên và cựu sinh viên tiêu biểu

+ Họ và tên: Nguyễn Trường Danh

+ Là cựu học sinh: Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An

+ Điểm xét tuyển vào ngành: 26,6/30 (tổ hợp A00)

+ Lý do chọn ngành: Em rất thích đến mảng điện tử phần cứng cũng như lập trình, trong lúc chọn để xếp nguyện vọng thì em đã thấy ngành mình hiện tại phù hợp với sở thích bản thân và ngành cũng là ngành mới mở của trường mình, nhiều triển vọng để phát triển nên e đã chọn đăng kí ngành.

+ Cảm tưởng sau 1 học kì học ở HUS: Em đã được gặp các thầy cô tâm huyết trong giảng dạy và giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Cách dạy và học ở đại học khác rất nhiều so với THPT, ban đầu e có hơi bỡ ngỡ nhưng rồi cũng thích nghi với nó. Đến hiện tại e cảm thấy hài lòng về con đường mà e đã chọn.

+ Điểm Trung bình trung tích lũy: 3,53/4,0

- Giám đốc Đại úy Nguyễn Văn Sơn - Đại diện Viettel Hà Nội

“Trong chiến lược phát triển của Viettel, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về Điện tử và Tin học ứng dụng được trang bị đầy đủ và cập nhật các kiến thức nền tảng cần thiết về vật lý, toán học, điện tử và tin học ứng dụng; kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi nhanh và học tập suốt đời, trình độ tiếng Anh cao.... nhằm giải quyết các vấn đề liên ngành của công nghiệp 4.0 ở Việt Nam và các thị trường khác của Viettel trên thế giới. Trong 5 năm cho đến 10 năm tới, riêng Viettel Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng khoảng 30 - 40 nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử và Tin học mỗi năm ”

Đánh giá của nhà tuyển dụng

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỊA CHỈ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: (84) 0243-8584615 / 8581419

Fax: (84) 0243-8523061

Email: hus@vnu.edu.vn - admin@hus.edu.vn

Cổng thông tin tuyển sinh Đại Học Quốc Gia Hà Nội: http://www.tuyensinh.vnu.edu.vn

LIÊN KẾT FACEBOOK

Bản quyền © Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN