NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ XÉT TUYỂN: QHT20
Chi tiết về ngành học xem tại đây:
http://geology.hus.vnu.edu.vn/tuyensinh/qltn/
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
+ Tiếng Việt: Chương trình chuẩn
+ Tiếng Anh: Standard Program
+ Tiếng Việt: Quản lý tài nguyên và môi trường
+ Tiếng Anh: Management of Natural Resources and Environment
-
Mã số ngành đào tạo: 7850101
-
Trình độ đào tạo: Đại học
-
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
-
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
-
Thời gian đào tạo: 4 năm
-
Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản lý tài nguyên và môi trường
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Management of Natural Resources and Environment.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Quản lý tài nguyên và môi trường có năng lực (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, tầm nhìn và tư duy khoa học) phát hiện, đánh giá, dự báo và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; năng lực tổ chức và lãnh đạo, học tập suốt đời; trách nhiệm xã hội đối với công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tri thức về lĩnh vực chuyên môn được đào tạo phục vụ quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Quản lý tài nguyên và môi trường:
- Có năng lực chuyên môn, biết tổ chức, lãnh đạo, dẫn dắt chuyên môn, hội nhập và khởi nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Có khả năng tự học, nâng cao khả năng thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện việc làm thay đổi.
- Có thái độ, tác phong làm việc trung thực, đam mê, chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ đất nước, tích cực tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan.
3. Thông tin tuyển sinh
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh được phê duyệt hàng năm.
3.1. Hình thức tuyển sinh:
Hình thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển thẳng hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố hàng năm.
3.2. Đối tượng dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
3.3. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 60 sinh viên/năm.
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức (PK - Program Knowledge)
PK1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, văn hóa, quốc phòng-an ninh trong nghề nghiệp và đời sống.
PK2. Vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, phân tích dữ liệu, hệ thống thông tin toàn cầu để áp dụng trong học tập, nghiên cứu và sản xuất, thích ứng cao với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
PK3. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học Trái Đất, sinh thái, môi trường, quản lý để phát hiện, đánh giá, dự báo và giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn về tài nguyên và môi trường.
PK4. Đánh giá được bản chất, vai trò và giá trị của tài nguyên, môi trường; những tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu đến quá trình phát triển; xây dựng giải pháp, chính sách hướng tới phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
PK5. Áp dụng thành thạo các phương pháp, công cụ kỹ thuật về quản lý môi trường và quản trị các nguồn tài nguyên trong công việc.
PK6. Thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
PK7. Vận dụng luật, văn bản lập quy, chính sách và các công cụ quản lý môi trường và quản trị các nguồn tài nguyên trong công việc.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (PS - Program Skill)
PS1. Sử dụng thành thạo thiết bị khảo sát hiện trường; thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm; các phần mềm chuyên dụng (phân tích thống kê, mô hình hóa, mô phỏng và phân tích không gian, đồ họa…), các công cụ hiện đại (viễn thám, webgis…) trong công việc.
PS2. Phân tích được chính sách, nhu cầu của xã hội để thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ tài nguyên và môi trường ở cấp độ địa phương hoặc doanh nghiệp để khởi nghiệp.
PS3. Lập luận, tư duy logic, phân tích, khái quát hóa vấn đề, xác định mục tiêu cốt lõi cần giải quyết trong thực tiễn để phản biện và đề xuất các giải pháp phù hợp trong các lĩnh vực chuyên ngành đã được đào tạo.
PS4. Đánh giá được kết quả, chất lượng công việc từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện và giám sát kế hoạch linh hoạt theo yêu cầu công việc của ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
PS5. Vận dụng có hiệu quả các công cụ truyền thông để chuyển tải, phổ biến kiến thức, xuất bản, trình bày kết quả nghiên cứu (lập báo cáo, viết bài báo khoa học, trình bày trong hội thảo, hội nghị…).
PS6. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam để nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm kiếm cơ hội việc làm và hội nhập quốc tế.
3. Mức tự chủ và trách nhiệm (PR - Program Responsibility)
PR1. Phát triển kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Biết tổ chức nhóm làm việc. Chủ động bày tỏ quan điểm, dám chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể và trách nhiệm xã hội.
PR2. Hình thành tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuyên nghiệp. Luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến và sẵn sàng thích ứng cao với sự thay đổi, biến động của điều kiện và môi trường làm việc.
PR3. Xây dựng mục tiêu cá nhân đối với việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai; đưa ra lộ trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện mục tiêu đó.
PR4. Chủ động học tập và tự nghiên cứu để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển.
PR5. Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
PR6. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Cử nhân tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc sau:
- Chuyên viên, nghiên cứu viên, chuyên gia tư vấn công tác tại các doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Tham gia công tác quản lý, hoạch định chính sách về quản lý tài nguyên – môi trường để phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các bộ ngành có liên quan và các cơ sở ở địa phương;
- Nghiên cứu, quản lý tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, di sản địa chất…;
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường;
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên - môi trường.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ trình độ tham gia các khóa học, các chương trình học nâng cao ngắn hạn, dài hạn và các chương trình đào tạo sau đại học (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành liên quan đến Quản lý tài nguyên và môi trường tại các cơ sở đào tạo (trường đại học, học viện) trong và ngoài nước.
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):
|
132 tín chỉ
|
- Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ):
|
21 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo lĩnh vực:
+ Tự chọn:
|
5 tín chỉ/13 tín chỉ
|
5 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo khối ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
|
9 tín chỉ
3 tín chỉ/18 tín chỉ
|
12 tín chỉ
|
- Khối kiến thức theo nhóm ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
|
26 tín chỉ
6 tín chỉ/12 tín chỉ
|
32 tín chỉ
|
- Khối kiến thức ngành:
+ Bắt buộc:
+ Tự chọn:
+ Thực tập tốt nghiệp
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
|
40 tín chỉ
12 tín chỉ
3 tín chỉ
7 tín chỉ
|
62 tín chỉ
|
Cách tính tín chỉ và giờ học tập trong chương trình đào tạo:
- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá.
- Đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện 15 giờ lý thuyết hoặc 30 giờ thực hành hoặc 90 giờ tự học.
- Giờ học tập của mỗi học phần được chia thành 3 loại:
+ Lí thuyết: mỗi giờ lý thuyết trên lớp cần có 2 giờ tự học.
+ Thực hành: bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận… Mỗi 2 giờ thực hành cần có 1 giờ tự học.
+ Tự học: giờ tự học bao gồm các giờ tự học cho hoạt động học lý thuyết, học thực hành, thực tập, tự nghiên cứu, thực hiện ôn tập và kiểm tra đánh giá. Tổng số giờ tự học của học phần được tính bằng công thức:
Số tín chỉ x 50 – Số giờ lý thuyết – Số giờ thực hành
- Mỗi giờ học tập được tính trong thời gian 50 phút.
2. Khung chương trình đào tạo
STT
|
Mã học phần
|
Học phần
|
Số
tín chỉ
|
Số giờ học tập
|
Mã học phần
tiên quyết
|
Lí thuyết
|
Thực
hành
|
Tự
học
|
I
|
|
Khối kiến thức chung
|
21
|
|
|
|
|
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và Kỹ năng bổ trợ)
|
1
|
PHI1006
|
Triết học Mác - Lênin
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
Marxist - Leninist Philosophy
|
2
|
PEC1008
|
Kinh tế chính trị Mác -Lênin
|
2
|
30
|
0
|
70
|
PHI1006
|
Marxist-Leninist Political Economy
|
3
|
PHI1002
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
28
|
4
|
68
|
PHI1006
|
Scientific Socialism
|
4
|
HIS1001
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
History of Vietnamese Communist Party
|
5
|
POL1001
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
28
|
4
|
68
|
|
Ho Chi Minh's Ideology
|
6
|
THL1057
|
Nhà nước và pháp luật đại cương
|
2
|
30
|
0
|
70
|
|
General State and Law
|
7
|
HUS1011
|
Tin học cơ sở
|
3
|
10
|
40
|
100
|
|
General to Informatics
|
8
|
|
Ngoại ngữ B1
|
5/35
|
|
|
|
|
Foreign Language B1
|
|
FLF1107
|
Tiếng Anh B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
English B1
|
|
FLF1207
|
Tiếng Nga B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Russian B1
|
|
FLF1307
|
Tiếng Pháp B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
French B1
|
|
FLF1407
|
Tiếng Trung Quốc B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Chinese B1
|
|
FLF1507
|
Tiếng Đức B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
German B1
|
|
FLF1607
|
Tiếng Nhật Bản B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Japanese B1
|
|
FLF1707
|
Tiếng Hàn Quốc B1
|
5
|
25
|
50
|
175
|
|
Korean B1
|
9
|
CME1000
|
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
|
8
|
60
|
80
|
260
|
|
National Defence Education
|
10
|
PES1000
|
Giáo dục thể chất
|
4
|
5
|
110
|
85
|
|
Physical Education
|
11
|
HUS1012
|
Kỹ năng bổ trợ
|
3
|
31
|
14
|
105
|
|
Soft skills
|
II
|
|
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
5/13
|
|
|
|
|
12
|
HUS1021
|
Khoa học trái đất và sự sống
|
3
|
33
|
24
|
93
|
|
Earth and Life Sciences
|
13
|
HUS1022
|
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
|
2
|
24
|
12
|
64
|
|
Introduction to Internet of Things
|
14
|
HUS1023
|
Nhập môn phân tích dữ liệu
|
2
|
20
|
20
|
60
|
|
Introduction to Data Analysis
|
15
|
HUS1024
|
Nhập môn Robotics
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Introduction to Robotics
|
16
|
HIS1056
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
3
|
42
|
6
|
102
|
|
Introduction to Vietnamese Culture
|
III
|
|
Khối kiến thức theo khối ngành
|
12
|
|
|
|
|
III.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
9
|
|
|
|
|
17
|
MAT1091
|
Giải tích 1
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
Calculus 1
|
18
|
GLO2210
|
Xác suất thống kê trong Khoa học Trái đất
|
3
|
30
|
20
|
100
|
MAT1091
|
Probability and Statistics for Earth Sciences
|
19
|
GLO2211
|
Bản đồ đại cương
|
3
|
20
|
40
|
90
|
|
Introduction to Cartography
|
III.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
3/18
|
|
|
|
|
20
|
MAT1090
|
Đại số tuyến tính
|
3
|
30
|
30
|
90
|
|
Linear Algebra
|
21
|
PHY1100
|
Cơ - Nhiệt
|
3
|
30
|
30
|
90
|
MAT1091
|
Mechanics- Thermodynamics
|
22
|
PHY1103
|
Điện - Quang
|
3
|
30
|
30
|
90
|
PHY1100
|
Electromagnetism - Optics
|
23
|
CHE1080
|
Hóa học đại cương
|
3
|
42
|
0
|
108
|
|
General Chemistry
|
24
|
GLO3110
|
Vật liệu trái đất và môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001/
GLO2078/
GLO2202
|
Earth Materials and the Environment
|
25
|
GLO2212
|
Đồ họa trong Khoa học Trái đất
|
3
|
20
|
40
|
90
|
GLO2001/
GLO2078/
GLO2202
|
Graphic design for Earth Sciences
|
IV
|
|
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
32
|
|
|
|
|
IV.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
26
|
|
|
|
|
26
|
GLO2213
|
Nhập môn Quản lý Tài nguyên và Môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Introduction to Management of Natural Resources and Environment
|
27
|
GLO1106
|
Nhập môn tài nguyên thiên nhiên
|
3
|
30
|
22
|
98
|
|
Introduction to Natural Resources
|
28
|
GLO2214
|
Khoa học môi trường đại cương
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Environmental Science
|
29
|
GLO2087
|
Cơ sở lý luận phát triển bền vững
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Introduction to sustainable development
|
30
|
GLO2206
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
3
|
20
|
40
|
90
|
GLO2001/GLO2078/GLO1106
|
Research Methodology
|
31
|
GEO2059
|
Cơ sở viễn thám và GIS
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
GIS and remote sensing
|
32
|
GLO2099
|
Tiếng Anh cho Quản lý Tài nguyên và Môi trường
|
3
|
20
|
40
|
90
|
GLO1106
|
English for Management of Natural Resources and Environment
|
33
|
GLO2001
|
Địa chất đại cương
|
3
|
32
|
20
|
98
|
|
Fundamentals of Geology
|
34
|
GLO3070
|
Sinh thái học
|
2
|
15
|
20
|
65
|
|
Ecology
|
IV.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
6/12
|
|
|
|
|
35
|
HMO3534
|
Khí tượng và Khí hậu
|
3
|
33
|
16
|
101
|
|
Meteorology and Climate
|
36
|
HMO2075
|
Thủy văn đại cương
|
3
|
40
|
0
|
110
|
|
Introduction to Hydrology
|
37
|
HMO3600
|
Hải dương học đại cương
|
3
|
30
|
24
|
96
|
|
General oceanography
|
38
|
GLO2037
|
Tai biến thiên nhiên
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001
|
Natural Disasters
|
V
|
|
Khối kiến thức ngành
|
62
|
|
|
|
|
V.1
|
|
Các học phần bắt buộc
|
40
|
|
|
|
|
39
|
GLO1107
|
Thực tập Tài nguyên thiên nhiên
|
3
|
5
|
80
|
65
|
GLO1106
|
Exploring Natural Resources in the Field
|
40
|
GLO3198
|
Phân tích hệ thống trong quản lý tài nguyên và môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
System analysis in resources and environmental management
|
41
|
GLO3199
|
Phương pháp quản lý tài nguyên và môi trường
|
4
|
35
|
40
|
125
|
GLO1106
|
Methods in Natural Resources and environmental Management
|
42
|
GLO3225
|
Luật và chính sách tài nguyên và môi trường
|
3
|
33
|
18
|
99
|
GLO2214
|
Resources and Environmental Law and Policy
|
43
|
GLO2215
|
Phân tích chi phí và lợi ích
|
3
|
22
|
40
|
88
|
|
Cost-Benefit analysis
|
44
|
GLO3226
|
Kinh tế tài nguyên và môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106 GLO2214
|
Natural Resource and Environmental Economics
|
45
|
GLO2045
|
Phân tích không gian trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
|
3
|
25
|
30
|
95
|
GEO2059
|
Geospatial Analysis in Natural Resource Management
|
46
|
GLO3227
|
Quản lý xung đột môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
Environmental conflict management
|
47
|
GLO3122
|
Đánh giá tác động môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2214
|
Environmental Impact Assessment
|
48
|
GLO3228
|
Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001
|
Climate change mitigation and adaptation
|
49
|
GLO3158
|
Các phương pháp điều tra, khảo sát, giám sát Tài nguyên và Môi trường
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
Techniques of Natural Resources and Environmental Survey and Monitoring
|
50
|
GLO1108
|
Phân tích môi trường
|
3
|
10
|
60
|
80
|
GLO2214
|
Environmental Analysis
|
51
|
GLO3230
|
Tin học ứng dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường
|
3
|
10
|
60
|
80
|
HUS1011
|
Applied Informatics in Resources and Environmental Management
|
V.2
|
|
Các học phần tự chọn
|
12
|
|
|
|
|
V.2.1
|
|
Các học phần chuyên sâu về Quản lý tài nguyên và môi trường địa chất
|
12/27
|
|
|
|
|
52
|
GLO3076
|
Tài nguyên khoáng sản Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001/GLO2078
|
Mineral resources of Vietnam
|
53
|
GLO3093
|
Tài nguyên cảnh quan địa chất
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001/GLO2078
|
Landscape resources
|
54
|
GLO3094
|
Kinh tế nguyên liệu khoáng
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO3226
|
Mineral Resource Economics
|
55
|
GLO3151
|
Địa chất du lịch
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001/GLO2078
|
Geotourism
|
56
|
GLO3154
|
Luật và chính sách Khoáng sản Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Vietnam law and policy on Minerals Resources
|
57
|
GLO3231
|
Kinh tế du lịch địa chất
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2215 GLO3226
|
Geotourism economic
|
58
|
GLO3232
|
Vấn đề môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001 GLO1108
|
Environment in Mineral resources Exploiting and Processing
|
59
|
GLO3161
|
Quản lý tài nguyên Địa chất
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2001 GLO2213
|
Georesources Management
|
60
|
GLO2209
|
Khởi nghiệp
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Start-up
|
V.2.2
|
|
Các học phần chuyên sâu về Quản lý tài nguyên và môi trường đất và nước
|
12/27
|
|
|
|
|
61
|
GLO3233
|
Tài nguyên đất Việt Nam
|
3
|
35
|
10
|
105
|
GLO1106
|
Land resources in Viet Nam
|
62
|
GLO3099
|
Quy hoạch sử dụng đất và quản lý tài nguyên đất
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO3226
|
Land planning and Land management
|
63
|
GLO1109
|
Tài nguyên nước Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
Water resources in Viet Nam
|
64
|
GLO1110
|
Quản lý lưu vực sông
|
3
|
32
|
20
|
98
|
GLO2213
|
Watershed Management
|
65
|
GLO3235
|
Vấn đề môi trường trong khai thác sử dụng tài nguyên đất và nước
|
3
|
35
|
10
|
105
|
GLO1108
|
Environment in water and land using
|
66
|
GLO1111
|
Tài nguyên đất ngập nước Việt Nam
|
3
|
25
|
32
|
93
|
GLO3070
|
Resources Wetlands in Viet Nam
|
67
|
GLO3237
|
Quy hoạch và quản lý sử dụng tổng hợp nguồn nước
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2213
|
Integrated Planning and Management of Water Resources
|
68
|
GLO3238
|
Luật và chính sách Tài nguyên môi trường đất và nước Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Water and Land resources-environmental Policy in Viet Nam
|
69
|
GLO2209
|
Khởi nghiệp
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Start-up
|
V.2.3
|
|
Các học phần chuyên sâu về Quản lý tài nguyên và môi trường biển
|
12/27
|
|
|
|
|
70
|
GLO3102
|
Tài nguyên biển Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
Marine resources in Viet Nam
|
71
|
GLO3239
|
Môi trường biển Việt Nam
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2214
|
Marine Environment in Viet Nam
|
72
|
GLO3252
|
Luật và chính sách tài nguyên và môi trường biển
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO3225
|
Marine resources and environment Law and Policy
|
73
|
GLO3104
|
Quản lý tổng hợp đới bờ
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO2214 GLO1106
|
Integrated Coastal Zone Management
|
74
|
GLO3105
|
Vấn đề môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1108
|
Environmental problems in Marine resources exploitation
|
75
|
GLO1115
|
Quản lý tài nguyên và môi trường biển
|
3
|
30
|
20
|
100
|
GLO1106
|
Management of Marine Resources and Environment
|
76
|
GLO3240
|
Kinh tế tài nguyên và môi trường biển
|
3
|
30
|
24
|
96
|
GLO3226
|
Marine resources and environmental economics
|
77
|
GLO3241
|
Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam
|
3
|
25
|
30
|
95
|
GLO1106 GLO2214
|
Marine use planning in Viet Nam
|
78
|
GLO2209
|
Khởi nghiệp
|
3
|
30
|
20
|
100
|
|
Start-up
|
V.3
|
|
Thực tập tốt nghiệp
|
3
|
|
|
|
|
79
|
GLO3194
|
Thực tập thực tế
|
3
|
0
|
90
|
60
|
GLO2206
|
Practicing
|
V.4
|
|
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
|
|
|
|
80
|
GLO4056
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
7
|
75
|
60
|
215
|
GLO2206
|
Graduate thesis
|
81
|
GLO3242
|
Phương pháp xây dựng bản đồ tài nguyên thiên nhiên
|
3
|
5
|
70
|
75
|
|
Methods of mapping of natural resource
|
82
|
GLO3243
|
Xây dựng dự án Quản lý Tài nguyên thiên nhiên cấp địa phương
|
4
|
10
|
90
|
100
|
|
Planning Development in Regional Natural Resource Management
|
|
|
Tổng cộng
|
132
|
|
|
|
|
Cơ hội thực tập:
- Trong suốt khóa học, sinh viên được tham gia thực tập thực tế hai lần (thực tế và làm khóa luận tốt nghiệp) tại các địa phương, cơ quan quản lý, viện nghiên cứu. Trong các đợt thực tập thực tế, sinh viên có cơ hội giao tiếp với các cơ quan, đơn vị bên ngoài để đề đạt nguyện vọng, đề xuất yêu cầu, thu thập số liệu phục vụ công việc của mình. Thông qua đó, rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…, thông qua đồ án môn học, seminar, báo cáo thực tập chuyên đề. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn lồng ghép kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên để có thể tự đọc được các tài liệu chuyên ngành nước ngoài và trao đổi học thuật với các chuyên gia quốc tế.
Cơ hội tiếp cận nâng cao trình độ:
- Được tham gia các nhóm nghiên cứu và môi trường nghiên cứu khoa học (từ năm thứ 3);
- Có cơ hội tham gia các khóa trao đổi ngắn hạn với các Đại học trên thế giới (từ năm thứ 2);
- Có cơ hội học tập với các giáo sư thỉnh giảng, giảng viên đến từ nước ngoài, các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ trình độ tham gia các khóa học, các chương trình học nâng cao ngắn hạn, dài hạn và các chương trình đào tạo sau đại học (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành liên quan đến Quản lý tài nguyên và môi trường tại các cơ sở đào tạo (trường đại học, học viện) trong và ngoài nước.
Các công việc phù hợp:
- Cán bộ quản lý và chuyên viên tại các cơ quan: Quản lý nhà nước tại các Bộ (Trung ương), Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện): Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ,…; Ban quản lý Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu kinh tế, Khu công nghiệp; Ban quản lý các dự án thuộc các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn, biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên,…; Chi cục Bảo vệ môi trường; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường; Cán bộ quản lý đất đai và môi trường cấp xã/phường/thị trấn.
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý môi trường: Trung tâm Quan trắc & Phân tích môi trường; Trung tâm và các phòng thí nghiệm phân tích, quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, Trung tâm tư vấn xây dựng và dịch vụ môi trường; Bộ phận quản lý môi trường tại các tập đoàn, nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Cán bộ khoa học và chuyên gia tư vấn: Viện nghiên cứu liên quan đến tài nguyên & môi trường; Cán bộ giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng ngành Quản lý tài nguyên và môi trường; Điều phối viên và triển khai dự án phi chính phủ, các dự án về giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng…
Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Chuyên viên, nghiên cứu viên, chuyên gia tư vấn công tác tại các doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Tham gia công tác quản lí, hoạch định chính sách về quản lý tài nguyên – môi trường để phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các bộ ngành có liên quan và các cơ sở ở địa phương;
- Nghiên cứu, quản lí tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, di sản địa chất…;
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường;
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên – môi trường.
- Học phí năm học 2024 - 2025: 2.700.000đ/ tháng/ sinh viên.
- Lộ trình tăng học phí các năm học tiếp theo: Chương trình đào tạo đã kiểm định chất lượng. Thu học phí theo đề án định mức kinh tế kỹ thuật. Lộ trình tăng không quá 10% so với năm học trước.
- Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được xem xét miễn-giảm học phí; được hỗ trợ chi phí học tập; xét trợ cấp xã hội…
- Học bổng: từ nguồn ngân sách nhà nước xét theo kết quả học tập vào cuối mỗi học kỳ; Sinh viên có kết quả học tập tốt có thể được nhận các học bổng hỗ trợ từ các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học với mức hỗ trợ từ 5-20 triệu/năm như học bổng Ngân hàng BIDV, K-T, Shinnyo, POSCO, Lawrence S.Ting, Pony Chung, Yamada, Dongbu, Mitsubishi, Thakral-In Sewa, Kumho Asiana,…
- Môi trường học tập: Được học tập dưới sự giảng dạy và hướng dẫn từ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các nhà quản lý có kinh nghiệm về quản lý tài nguyên và môi trường. Được học tập trong môi trường đào tạo và nghiên cứu chuẩn với hệ thống phòng thí nghiệm, phòng đọc thư viện, phòng học, thiết bị máy móc nghiên cứu chất lượng cao; có cơ hội tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, các chuyến khảo sát, đo đạc thực tế trên nhiều vùng miền của đất nước. Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các khóa thực tập, khóa học ngắn hạn tại các nước phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, …
Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia ở Việt Nam
Các nhà khoa học của Khoa đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu GIS về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; hiện trạng tài nguyên đất ngập nước ven biển Việt Nam; hiện trạng quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên đất ngập nước ven biển Việt Nam. Hệ thống cơ sở dữ liệu này được ứng dụng để xây dựng hồ sơ các Khu Ramsar, Khu bảo tồn thiên nhiên và các giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Do tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế – xã hội và quản lý tài nguyên và môi trường nên công trình này đã được trao giải thưởng Bảo Sơn vì sự nghiệp phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý, giám sát tài nguyên – môi trường nước tại Việt Nam
Công nghệ địa không gian đã được ứng dụng trong quản lý tài nguyên nước và giám sát chất lượng môi trường nước. Các kết quả đã chỉ ra công nghệ địa không gian có thể sử dụng hiệu quả để giám sát biến động tài nguyên nước mặt, các khu vực bị hạn hán, ngập lụt, … Công nghệ địa không gian có ưu thế vượt trội để đánh giá chất lượng nước hồ, nước sông và nước biển ven bờ.
Nghiên cứu các tài nguyên địa chất, di sản địa chất phục vụ phát triển du lịch
Các nhà khoa học của Khoa đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu các di sản địa chất, xây dựng các công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu chi tiết từ góc độ địa chất, địa mạo nhằm phát hiện đầy đủ các giá trị về thẩm mĩ, khoa học và giáo dục của động Phong Nha (Quảng Bình), cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Non Nước (Cao Bằng) và nhiều di sản địa chất khác đã có ứng dụng quan trọng để xây dựng các công viên địa chất như: Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, công viên địa chất Non Nước Cao Bằng, Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Cát Bà,… Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng để quy hoạch các tuyến du lịch, đưa di sản vào phát triển kinh tế du lịch bền vững ở các địa phương và Việt Nam.
Hội nghị khoa học sinh viên
Hoạt động thường niên, được nhà trường và khoa quan tâm tổ chức nhằm tạo môi trường học tập, nghiên cứu, từ đó góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Câu lạc bộ GEOBUS là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên
Đặc biệt, với rất nhiều kinh nghiệm được truyền tải, nhiều câu hỏi được giải đáp, GEOBUS mong rằng các bạn tân sinh viên đã có được những định hướng, sự chuẩn bị đúng đắn, kinh nghiệm xương máu để bước chân thực sự vào con đường đại học.
Hoạt động Storm from HUS
Sinh viên Khoa Địa chất luôn tích cực tham gia hoạt động này và luôn mang đến một màn trình diễn vô cùng bùng nổ. Với trang phục nổi bật, vũ đạo mạnh mẽ rất Aerobic, sinh viên Khoa Địa chất không chỉ tạo ấn tượng với Ban giám khảo mà còn nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả toàn trường.
Chương trình: “Triển lãm mô hình địa chất”
Trưng bày các mô hình sáng tạo của sinh viên khoa Địa chất. Đây là chương trình bổ ích, không chỉ đẩy mạnh tính sáng tạo trong nghiên cứu mà còn giúp các bạn sinh viên có thêm các kiến thức về ngành học của mình, bên cạnh đó còn tạo cơ hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa thầy cô và các bạn sinh viên với nhau nhiều hơn.
Chương trình chào đón tân sinh viên thường niên “Hi Geology”
Chương trình được xây dựng công phu với sự tham gia của tất cả 3 chi đoàn khoa Địa Chất với nhiều tiết mục liên hoan văn nghệ đặc sắc nhằm đem lại không khí giao lưu, tạo cảm giác gần gũi giữa các thầy cô và toàn thể tân sinh viên cùng sinh viên các khóa đào tạo.
“Khi con trai vào bếp”
Hoạt động chào mừng ngày mùng 8/3. Đây là dịp để các bạn nam trổ tài khéo léo trong nấu ăn với các bạn nữ.
Chương trình “Fashion for Environment”
Giải bóng đá nam sinh viên trường
Sự kiện thể thao dành cho tất cả các nam sinh viên ngành QLTN&MT nói riêng và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung thể hiện tài năng, sự khéo léo, làm bừng lên niềm đam mê cháy bỏng với môn thể thao vua. Đặc biệt hơn đồng hành cùng Giải bóng đá là các mini game hấp dẫn, những bản tin cực độc, cực lạ được các ” phóng viên ” của Khoa cập nhật nhanh nhất từ sân thi đấu.
Giải bóng đá nữ sinh viên trường
Sự kiện đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, đồng thời tạo mối giao lưu, đoàn kết, gắn bó, học tập hiểu biết lẫn nhau giữa các nữ sinh viên tại các Khoa trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Sự kiện đã tạo cơ hội cho các nữ sinh viên Khoa học Tự nhiên khẳng định mình, không chỉ ở trí tuệ, sự hiểu biết mà còn là tài năng và phong cách, là những giá trị làm nên thương hiệu của nữ sinh viên trường Tự nhiên.
Ngày hội thanh niên khỏe
Được tổ chức với mục đích để rèn luyện sức khỏe, thi đua tranh tài ở các bộ môn nhảy xa, chạy 100 m, nhảy cao, đá cầu, nhảy dây với ý nghĩa nâng cao tình đoàn kết, gắn bó, giao lưu giữa các đoàn viên trong toàn Trường.
- Tiến sĩ Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Môi Trường, nay là Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- TS. Triệu Đức Huy, Phó tổng GĐ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia;
- Ths Trịnh Nguyên Tính, nguyên Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên và môi trường biển khu vực phía Bắc.
- Ths Lê Anh Thắng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên và môi trường biển khu vực phía Bắc.
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Liễu – Trưởng phòng Quản lý chất thải ven biển, Tổng cục Môi trường (K42)
- GS.TS. Trần Đức Thạnh, Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện HLKH&CNVN; Tổng biên tập tạp chí KH&CN Biển.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường của Khoa có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, có khả năng phân tích và tổng hợp cao, đáp ứng nhanh với công việc được giao (Ths Lê Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên và môi trường biển khu vực phía Bắc).